Khái niệm và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán tài chính 1 (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 (Trang 54 - 58)

4.7. KẾ TOÁN KHẤU HAO TSCĐ

4.7.1. Khái niệm và các phương pháp tính khấu hao TSCĐ

Trong quá trình TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan tác động dẫn đến TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao TSCĐ. Như vậy, khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất đã được nhà nước cấp quyền sử dụng lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao.

TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.

Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ a. Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Hiện nay, phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng ( hay khấu hao đều theo thời gian) đang được sử dụng phổ biến. Theo cách này:

Mức khấu hao phải trích bình quân

năm

= Nguyên giá TSCĐ

x Tỷ lệ khấu hao bình quân năm (%)

=

Nguyên giá TSCĐ Số năm sử

dụng - Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia 12 tháng.

- Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ đã sử

Nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã được thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của TSCĐ

b. Phương pháp tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Theo TT số 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 mức khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị sản lượng nên muốn thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm.

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của TSCĐ để xác định số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Căn cứ tình hình thực tế sản xuất để xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ

Mức khấu hao phải trích bình quân

tháng

= Sản lượng hoàn thành trong tháng

x

Nguyên giá TSCĐ Sản lượng tính theo

công suất thiết kế VD: Doanh nghiệp mua 1 máy ủi đất với nguyên giá 450 triệu đồng. Sản lượng theo công suất thiết kế là 2.400.000m3. Khối lượng sản phẩm đạt trong năm thứ nhất của máy ủi là:

Tháng 1: 14.000 Tháng 5: 15.000 Tháng 9: 16.000 Tháng 2: 15.000 Tháng 6: 14.000 Tháng 10: 16.000

đồng/2.400.000 m3 = 187,5 đồng/m3

c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Theo Thông tư 203/TT –BTC ngày 20/10/2009, mức khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như sau:

Theo phương pháp này, mức khấu hao bình quân năm được tính theo công thức

Mức khấu hao phải trích bình quân năm =

Giá trị còn lại của

TSCĐ x

Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) =

Tỷ lệ khấu hao theo pp đường thẳng x

Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

2.1.1.1..1 Thời gian sử dụng của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm (t<= 4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm <t<= 6 năm) 2,0 Trên 6 năm ( t>6 năm) 2,5 VD: Công ty A mua 1 thiết bị sản xuất có nguyên giá 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng 5 năm.

Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng: 1/5=20%

Thời gian sử dụng là 5 năm => tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần = 20%x2 (hệ số điều chỉnh) = 40%

Ta có Bảng tính khấu hao

Năm Giá trị còn lại

Cách tính khấu hao

Mức khấu hao năm

Hao mòn lũy kế cuối năm 1 10.000.000 10.000.000 x 40% 4.000.000 4.000.000 2 6.000.000 6.000.000 x40% 2.400.000 6.400.000 3 3.600.000 3.600.000 x 40% 1.440.000 7.840.000 4 2.160.000 2.160.000 : 2 1.080.000 8.920.000 5 1.080.000 2.160.000 : 2 1.080.000 10.000.000

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán tài chính 1 (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)