Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Một phần của tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la (Trang 20 - 36)

1.2.1 Nghiên cứu về rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê 1.2.1.1 Tác hại của rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê

Các loài rệp sáp thuộc họ rệp sáp nẻ mông Coccidae và họ rệp sáp bột Pseudococcidae là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cà phê. Tác hại chủ yếu của các loài rệp sáp gây hại thân, cành, lá, quả là hút nhựa làm cho các bộ phận non có thể bị chết, khi chúng tấn công vào các chùm hoa, chùm quả gây rụng hoa, rụng quả, làm giảm năng suất (Youdeowei, 1983) [104].

Clifford (1987) [54] cho rằng rệp sáp hại rễ cà phê thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae là đối tượng nghiêm trọng khi kết hợp với nấm trên rễ, đó là vấn đề khó khăn tồn tại lâu dài đối với việc trồng cà phê ở Braxin. Coste (1989), Dennis (1983), Clowes (1989), Youdeowei (1983) đều cho rằng khi tấn công vào rễ, ngoài hút nhựa, rệp sáp bột họ Pseudococcidae còn kết hợp với nấm Polyporus coffeae tạo thành lớp “măng sông” bao quanh rễ, làm cho rễ của những cây bị chúng phá hại ngạt, dẫn đến lá vàng, rụng, cây bị rệp hại nặng có thể chết [3], [60], [55], [104]. Loài rệp sáp bột thuộc họ Pseudococcidae tấn công các bộ phận trên mặt đất của cây cà phê có mặt ở các nước như Java, Guatemala, Việt Nam vv..., loài tấn công phần rễ có mặt ở các nước như Ấn Độ, Kenya, Uganda vv..., hiếm khi thấy 2 loài này cùng tồn tại với nhau (Lavabre, 1970) [107]. Ở Columbia và Trung Mỹ rệp sáp bột hại rễ trở lên trầm trọng đến nỗi cây cà phê không còn là cây trồng giá trị kinh tế nữa (Wrigley, 1988) [103]. Ngoài việc rệp phá hại rễ, tạo vết thương cơ giới cho nấm xâm nhập, một số loài thuộc họ rệp sáp bột Pseudococcidae còn là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 8

môi giới truyền bệnh vius cho cây trồng (Dennis, 1983) [60].

Tại Srilanca, rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green thuộc họ Coccidae xuất hiện năm 1982, sau 4 năm chúng đã lan tràn khắp hòn đảo này và làm cho cà phê ở đây bị huỷ diệt (Phan Quốc Sủng, 1995) [26]. Ở các vùng trồng cà phê như Myore (Ấn Độ), Madagasca, Cu Ba rệp sáp mềm xanh được xem là loài rệp hại nguy hiểm nhất đối với cây cà phê (Delotto, 1960) [59].

1.2.1.2 Thành phần rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê Có nhiều loài rệp sáp hại cà phê ở các nước trên thế giới. Ở Thái Lan các loài rệp sáp hại trên cây cà phê gồm Coccus viridis Green, Saissetia coffeae Walker (họ Coccidae) và loài Pseudococcus sp. (họ Pseudococcidae) (Waterhouse, 1993) [100]. Các loài rệp sáp hại trên cà phê ở Lào gồm rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, các loài rệp sáp bột Planococcus spp., (Edward et al., 2005) [63]. Từ thập niên năm mươi thế kỷ XX, Coste (1955) đã công bố có khoảng 50 loài rệp sáp có khả năng sinh sống và gây hại trên các bộ phận khác nhau của cây cà phê; trong đó quan trọng là các loài Coccus viridis, Pseudococcus citri, Pseudococcus adonidum, Pseudococcus lilacinus, Pseudococcus kenya, Lachnodius greeni [106]. Các loài rệp sáp Dysmicoccus grassii (Leonardi), Planococcus minor (Maskell), Pseudococcus elisae Borchsenius gây hại trên cà phê vối tại Braxin (Culik et al., 2006) [57]. Nhóm rệp sáp bột thuộc họ Pseudococcidae tấn công trên cà phê có 5 loài khác nhau là Ferrisia virgata, Dysmicocus brevipes, Pseudococcus kenya, Pseudococcus adonidum, Pseudococcus citri Risso (Dennis, 1983) [60]. Những nghiên cứu của Murphy (1991) [87] cho thấy rệp sáp mềm xanh Coccus celatusCoccus viridis Green là dịch hại quan trọng hại cà phê ở Papua New Guinea.

Theo Waterhouse (1993), có 4 loài rệp sáp gây hại trên cây cà phê ở các nước Đông Nam Á là Coccus viridis, Ferrisia virgata, Pseudococcus sp. và Saissetia coffeae [100].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 9

1.2.1.3 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê

Có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green. Trưởng thành cái của loài rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green có thể đẻ tới 500 trứng Delotto (1960) [59]. Ở Papua New Guinea rệp sáp mềm xanh có kẻ thù tự nhiên là các loài bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, các loài ong ký sinh Metaphycus baruensis, Cheiloneurus sp. và nấm gây bệnh Verticillium lecanii (Apety, 1996) [46]. Ở Kenya kẻ thù tự nhiên của rệp sáp mềm xanh là 3 loài ong ký sinh: Metaphycus stanleyi Compere, Metaphycus baruenssis Noyes và Diversinervus stramineus Compere (họ Encyrtidae). Kẻ thù tự nhiên của loài rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green là loài ong ký sinh Coccophagus rasti Compere (Murphy, 1991) [87].

Trưởng thành cái của rệp sáp bột hại rễ cà phê Pseudococcus citri Risso sinh sản khá mạnh; một trưởng thành cái đẻ từ 200 đến 500 quả trứng;

vòng đời 20 - 40 ngày, trong 1 năm có 8 thế hệ (Lavabre, 1970) [107].

Trưởng thành cái loài rệp sáp hại rễ cà phê đẻ từ 200 đến 400 trứng; thời gian ấp trứng biến động nhiều (từ 2 đến 10 ngày) tuỳ thuộc vào các giai đoạn trong năm; sự phát dục của trứng không phụ thuộc vào ẩm độ không khí trong phạm vi thay đổi từ 20% đến 90% (Lepelley,1973) [84]. Clifford (1987), Wrigley (1988), Youdewei (1983) cho rằng loài rệp sáp bột hại rễ Pseudococcus citri Risso có mối quan hệ chặt chẽ với kiến; kiến bảo vệ cho rệp tránh sự gây hại của các loài thiên địch và tha rệp phân tán đi khắp nơi; rệp sáp hại rễ tiết chất mật ngọt hấp dẫn kiến [54], [103], [104]. Lavabre (1970), (Lepelley, 1973) đều có nhận xét ẩm độ không khí có ảnh hưởng đến nhóm rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae hại cà phê thông qua hoạt động của nấm Empusa fresenii; khi ẩm độ cao, quần thể loài rệp sáp này giảm mạnh do hoạt động của nấm Empusa fresenii tăng cao; hoạt động của nấm này chủ yếu trong mùa mưa [107], [84]. Rệp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 10

sáp hại rễ cà phê chỉ phát triển mạnh trên những cây cà phê trồng trên những vùng đất thiếu dinh dưỡng như: Can xi, Kaly và độ pH < 5 (Youdewei, 1983) [104].

1.2.1.4 Phòng chống rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae hại cà phê

* Biện pháp canh tác

Khi cây cà phê bị rệp sáp hại tiến hành cắt bỏ những chồi non ra không đúng lúc, những chồi vượt là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho rệp sáp lây lan phát triển. Thu gom, tiêu hủy các cành, lá bị nhiễm rệp sáp là biện pháp hữu hiệu hạn chế sự phát triển của rệp sáp hại cà phê (Dennis, 1983) [60].

Trồng cây che bóng cho vườn cà phê, ngoài việc tạo và duy trì tiểu khí hậu thích hợp cho cây cà phê, còn giúp hạn chế tác hại của các loài rệp sáp (CCRI, 2000; Krishna Rao, 2008) [52], [77].

* Biện pháp sinh học

Coppel et al. (1977) [56] cho rằng xác suất thành công khi sử dụng các loài côn trùng ký sinh bộ cánh màng (Hymenoptera) trong phòng trừ sinh học chỉ khoảng 66%. Theo Weiser (1958) [101], ngày nay biện pháp sinh học ngày càng nổi bật trong công tác bảo vệ thực vật vì nó mang tính chất tự nhiên không độc, an toàn cho quần thể sinh vật. Theo Kairo et al. (1995) [73], bọ rùa Rodolia iceryae Janson có thể là tác nhân sinh học có triển vọng để trừ loài rệp sáp Icerya pattersoni Newstead hại cà phê ở Kenya. Để phòng trừ rệp sáp hại cà phê có thể nhập nội bọ rùa giống Cryptolaemus hoặc một số ong ký sinh (Krishnamoorthy, 1985) [78]. Loài ong Anagyrus kivuensis ký sinh rệp sáp bột hại rễ cà phê Pseudococcus kenya có thể dùng để phòng trừ sinh học rệp sáp hại rễ cà phê, chúng được nhập từ Mỹ vào Uganda (Lepelley, 1943) [83].

Kohler (1982) cho biết ở tỉnh Havana của Cu Ba, rệp sáp mềm xanh Coccus viridis bị nhiều kẻ thù tự nhiên tấn công, trong đó có nấm Verticillium leucanii. Nấm này phát triển nhanh và có hiệu quả cao trong hạn chế số lượng rệp sáp mềm xanh ở vườn cà phê có trồng cây che bóng [76].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 11

* Biện pháp dùng thuốc hóa học và thảo mộc

Tại Ấn Độ đã sử dụng thuốc Isofenphos pha nồng độ 0,03% - 0,05%

tưới vào gốc cây (2 lít/cây) để trừ rệp sáp bột Planococcus lilacinus hại rễ cây cà phê. Sau một tháng tưới thuốc, rễ cây cà phê hoàn toàn hết rệp sáp (Chacko et al., 1981) [53].

Để phòng trừ rệp sáp bột Planococcus citri (Risso) hại trên cà phê, người ta đã sử dụng dịch chiết từ hạt cây Neem. Thí nghiệm được tiến hành trong tháng 5 tại vùng Napoklu, huyện Kodagu, tỉnh Karnataka (phía Nam Ấn Độ) với công thức sử dụng bột cô đặc từ dịch chiết xuất từ hạt cây Neem pha trong nước với nồng độ 5% (5kg/100 lít nước) phun trừ rệp sáp bột Planococcus citri (Risso) hại trên cà phê vối 35 năm tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ rệp sáp bột chết sau 8 ngày đạt 43,36%, sau 15 ngày đạt 50,25%. Trong khi đó công thức đối chứng dầu khoáng 2%, tỷ lệ rệp sáp bột chết sau 8 ngày đạt 42,8%, sau 15 ngày đạt 46,26% (Kurian et al., 2010) [79]. Thuốc Phosmet (imidan 500) rất hiệu quả đối với các loài rệp sáp mềm Coccus viridisC.

celatus tại Papua New Guinea (Apety, 1996) [46].

* Phòng chống theo hướng tổng hợp

Để phòng trừ các loài rệp sáp hại cà phê, người ta sử dụng tổng hợp các biện pháp như luân canh, phun các chế phẩm vi sinh vật, dùng thuốc hoá học với liều lượng thấp để bảo vệ kẻ thù tự nhiên. Ở các nước phát triển, các biện pháp phòng trừ sâu hại dựa trên sự hiểu biết về ngưỡng gây hại kinh tế (EIL), chỉ tiến hành phòng trừ khi mật độ sâu hại trên đồng ruộng thấp hơn ngưỡng gây hại kinh tế (EIL) (Himson et al., 1982) [69].

Quản lý các dịch hại như rệp sáp bột Plannococcus sp. và rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green bằng việc áp dụng các biện pháp tổng hợp (vật lý, cơ giới, canh tác, hoá học, sinh học, bẫy pheromone) dựa trên cơ sở thực tiễn tại các nước trên thế giới rất được chú ý (Lan et al., 2009) [82].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 12

1.2.2 Nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L.

1.2.2.1 Tầm quan trọng về kinh tế của rệp sáp mềm nâu

Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. Là đối tượng sâu hại phổ biến trên nhiều loài cây trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là dịch hại chính trên cam có ý nghĩa kinh tế ở Peru, Trung Quốc, Braxin, Irsael, Ý, Mexico, Nam Phi, Mỹ; loài này ít có ý nghĩa kinh tế ở Algeria, Argentina, Australia, Chile, Ai Cập, Hy Lạp, Ấn Độ, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ vv…(Talhouk, 1975) [98]. Loài rệp sáp mềm nâu gây hại nhiều trên cây phong lan ở Florida (Dekle and Kuitert, 1968) [58].

Những nghiên cứu ở Mansoura (Ai Cập) trong 2 năm 2000 - 2001 cho thấy rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là loài dịch hại chiếm ưu thế trong các loài côn trùng gây hại trên cây ổi. Số lượng cá thể loài này năm 2000 chiếm tới 28,31%, năm 2001 chiếm 26,68% trong tổng số cá thể (Serafi et al., 2004) [95].

Loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là một trong những loài côn trùng gây hại phổ biến trên cây xoài dại ở Zambia (Javaid, 1986) [70].

Rệp sáp mềm nâu là loài gây hại chính trên cam ở vùng Địa Trung Hải.

Người ta cho rằng sự gây hại lớn nhất của rệp sáp mềm nâu cũng như một số loài rệp sáp khác không phải do chúng trực tiếp lấy thức ăn mà do chúng tiết thải ra chất mật ngọt tạo môi trường cho nấm muội đen Capnodium citri phát triển (Gausman, Hart, 1974; Javaid, 1986) [65], [70].

Rệp sáp mềm nâu xuất hiện phổ biến trên cây có múi trên thế giới. Cây bị rệp sáp mềm nâu hại nặng giảm năng suất. Tại Australia loài rệp sáp mềm nâu gây hại trên các bộ phận như lá, cành nhỏ, quả xanh của cây cam; chúng tiết mật ngọt trong khi ăn, chất mật ngọt này là môi trường cho nấm muội đen phát triển đồng thời thu hút kiến đến ăn mật, chính điều đó gây cản trở đến việc phòng trừ sinh học loài rệp này (Smith et al., 1997) [97].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 13

1.2.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của rệp sáp mềm nâu

Ở ngoài nước có những công trình nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu hại trên các cây trồng khác nhau.

Về đặc điểm hình thái của rệp sáp mềm nâu có thể tìm thấy trong các công trình nghiên cứu của Jayma et al. (1992), Mali et al. (2007), Smith et al.

(1997) [71], [85], [97]. Theo các tác giả này, trưởng thành loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. có cơ thể hình ô van dẹt, màu xanh vàng hoặc nâu vàng, thường có vệt với những điểm đốm màu nâu, màu sắc của trưởng thành cái sẫm dần theo tuổi; chân linh hoạt, có thể bò vòng quanh cho đến khi trưởng thành thành thục, trên lưng có gờ nổi chạy dọc cơ thể và kéo dài tới tấm che hậu môn, gờ nổi này có thể nhìn thấy rõ dưới kính lúp phóng đại 10 lần. Ấu trùng con đực của rệp sáp mềm nâu rất nhỏ dẹt. Gill et al. (1977) [66]

cũng có nhận xét tương tự “trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. hình ô van dài, hình trứng hoặc tròn, cơ thể dẹt đến hơi lồi; ấu trùng màu xanh vàng đến nâu vàng, có vệt với những điểm đốm màu nâu”.

Cơ thể loài rệp sáp mềm nâu này được bảo vệ bởi lớp vỏ cuticun; so với rệp sáp bột, rệp sáp mềm nâu tiết rất ít chất sáp; rệp sáp mềm nâu vẫn giữ được chân, râu (không bị thoái hóa) trong cả thời kỳ trưởng thành (Jayma et al., 1992) [71]. Chân rất phát triển, bàn chân gồm các đốt hoá cứng; 2 ngón vuốt rộng và dài hơn vuốt, 2 ngón vuốt có kích cỡ bằng nhau (Gill et al.,1977) [66].

Con trưởng thành cái có chiều dài cơ thể 1,5 - 4,5 mm, chiều rộng 1 - 4 mm. Mảng da lưng hoá cứng với những vùng nhỏ trong suốt. Mắt hình ô van hoặc tròn nằm ở hai bên mép của đầu và mắt có vệt mờ bao quanh. Gần bờ mép ngoài cơ thể thể có 2 - 12 mấu lồi chạy vòng quanh. Những ống dẫn hình ống ở vị trí gần bờ mép ngoài cơ thể được sắp xếp theo thứ tự 0 - 21, những hàng phía trên có một vài cặp ống dẫn; mỗi một ống dẫn có kích thước gần bằng kích thước của các ống dẫn ở ngực và bụng. Lông cứng dạng gai, đường

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 14

kớnh nhỏ (6 đến 11 à, đụi khi tới 22 à), thay đổi về kớch cỡ, đỉnh cú thể tự hoặc nhọn, phân bố ngẫu nhiên trên cơ thể. Những ống dẫn nhỏ liên kết với bề mặt trong suốt. Có 6 - 33 lỗ ở trước nắp đậy, thường tập hợp thành 2 hoặc 3 nhóm rời rạc Gill et al. (1977) [66].

Râu đầu của loài rệp sáp mềm nâu có 7 đốt, đốt râu thứ 3 dài nhất rồi đến đốt râu thứ 7; đốt râu thứ 2, 5, 6 dài bằng nhau, tấm che hậu môn hình tam giác và sẫm màu (Smith et al., 1997) [97]. Râu đầu 7 đốt, hiếm khi có 8 đốt hoặc chỉ xuất hiện 8 đốt khi đốt thứ 4 có khớp nối; râu đầu có 4 lông cứng, hiếm khi thấy 5 hoặc 6 lông, cặp lông ở giữa dài hơn (Gill et al., 1977) [66]

Tấm che hậu môn hình tam giác và sẫm màu (Smith et al., 1997) [97].

Hai tấm che hậu môn hợp lại thành hình vuông hoặc cạnh phía sau của mỗi tấm che chạy tới góc bên dài hơn cạnh phía trước; ở mỗi tấm che hậu môn có 4 lông cứng ở đỉnh, thường có 2 hoặc hiếm khi có 3 lông cứng gần đỉnh (Gill et al., 1977) [66].

Mép ngoài cơ thể rệp sáp mềm nâu trưởng thành có lông nhỏ thon hoặc có tua mềm, cong về một phía, tua mềm dài hơn lông. Mỗi khe lỗ thở có 3 lông cứng, lông ở giữa dài gấp 2 - 4 lần lông ở bên lỗ thở. Mảng da bụng hoá cứng, mỏng mảnh. Lỗ thở 5 ngăn tập hợp thành 1 hoặc 2 hàng không đều nhau. Những ống dẫn hình ống luôn xuất hiện gần gốc chân đốt ngực giữa;

thường kéo dài qua phía sau đốt ngực giữa tới chân, đôi khi kéo dài qua phía trước đốt ngực giữa tới chân; những ống này thường xuất hiện giữa chân ngực trước và vòi, giữa chân ngực giữa và chân ngực sau; thỉnh thoảng ống dẫn xuất hiện phía trước đốt ngực 1 hoặc đốt ngực 2 và kéo dài tới phần cuối của đốt ngực sau; 1 - 3 ống khí quản có thể xuất hiện gần mép bên của bụng ở vùng hậu môn. Những ống dẫn nhỏ rải rác được phân bố ngẫu nhiên. Những lỗ hình đĩa có nhiều ngăn, thông thường có 10 ngăn, tập trung ở vùng hậu môn, một vài lỗ hình đĩa có ở 1 hoặc 2 đốt bụng trước. Có 3 cặp lông ở trước

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 15

lỗ sinh dục. Vòng hậu môn lõm về phía trước 2 đến 3 lần chiều dài của tấm che hậu môn. Hậu môn có nếp gấp với 2 cặp lông tua (Gill et al., 1977) [66].

1.2.2.3 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của rệp sáp mềm nâu

Nghiên cứu ở Palestine cho thấy trong điều kiện 200C, 250C và 300C rệp sáp mềm nâu hoàn thành chu kỳ vòng đời cần khoảng thời gian tương ứng là 60 - 100 ngày; 35 - 58,2 ngày và 24,7 - 41,2 ngày; ở điều kiện 150C, thời gian vòng đời của rệp sáp mềm nâu kéo dài tới 210 - 350 ngày (Bodenheimer, 1951) [49]. Ở Australia vòng đời của rệp sáp mềm nâu trên cam dài khoảng 2 tháng trong mùa hè (Smith et al., 1997) [97]. Ở Israel, ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là 130C, tổng tích ôn hữu hiệu hoàn thành 1 vòng đời 515 độ/ngày, có 6 lứa ngoài đồng ruộng trong 1 năm (Avidov, Harpaz, 1969) [47]. Ở miền Nam California, loài rệp sáp mềm nâu có 3 - 5 lứa (Ebeling, 1959) [62]. Tất cả các pha đều được tìm thấy ở những vùng ấm áp và trong nhà kính các thời điểm trong năm; ở những vùng nhiệt đới của Liên Xô cũ, khi nhiệt độ trong nhà kính giữ ở mức 18 - 250C, rệp sáp mềm nâu có 6 - 7 lứa (Saakyan, Bacranova, 1964) [92].

Các giai đoạn phát triển của loài rệp sáp mềm nâu đều xuất hiện ở các thời điểm trong năm và xẩy ra hiện tượng gối lứa; rệp sáp mềm nâu hại trên cam ở Queensland và phía Nam Territory có 4 - 5 lứa/năm; ở New South Wales, Victoria, phía Nam Australia có 3 - 4 lứa/năm và quần thể phát triển cao nhất trong mùa hè và mùa thu; ở phía Tây Australia có 2 - 3 lứa/năm, quần thể cũng phát triển cao nhất vào mùa hè và mùa thu (Smith et al., 1997) [97].

Trong 1 năm loài rệp sáp mềm nâu hại trên các vườn cam ở Nam Phi có thể có 3 lứa gối nhau (Annecke, 1966) [45].

Trong điều kiện Palestine, rệp sáp mềm nâu là loài sinh sản đơn tính bắt buộc, tức là không thấy có các cá thể trưởng thành đực xuất hiện. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Thompson đã ghi nhận ở Denemark rệp sáp

Một phần của tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la (Trang 20 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)