Đặc điểm sinh học của rệp sáp mềm nâu

Một phần của tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la (Trang 67 - 88)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2 Đặc điểm sinh học của rệp sáp mềm nâu

Kết quả quan sát ở thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm ngoài đồng ruộng cho thấy sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển phôi thai, nhờ sự vận động liên tục của ấu trùng tạo lên một áp lực phá vỡ vỏ trứng chui ra ngoài.

Lúc mới nở ấu trùng còn yếu, chúng được ấp dưới cơ thể mẹ một thời gian khoảng 1 ngày, sau đó chúng mới bò đi bò lại khắp nơi trên cây không theo một phương hướng nhất định, khi bò lên trên cành, trên lá, khi bò xuống dưới cành. Thời kỳ này gọi là giai đoạn ấu trùng phát tán. Ở giai đoạn này ấu trùng chỉ có thể chủ động phát tán đến các bộ phận trong cùng một cây hoặc đến những cây khác đã giao tán. Còn đối với những cây chưa giao tán khả năng phát tán chủ động là khó xẩy ra. Để phát tán sang những cây cà phê khác, ấu trùng cần nhờ gió, nước mưa, kiến hoặc con người vv...

Sau một thời gian vận động, ấu trùng của rệp sáp mềm nâu chọn một vị trí thích hợp để lấy thức ăn. Thông thường chúng chọn những bộ phận có nhiều dinh dưỡng, mềm như cành bánh tẻ, cuống lá, cuống quả, chồi vượt. Sau khi chọn được vị trí thích hợp, ấu trùng rệp sáp mềm nâu dùng vòi hút lấy thức ăn.

Trong khi ăn chúng bài tiết chất mật ngọt, số lượng mật ngọt do rệp sáp mềm nâu bài tiết tăng dần theo thời gian. Chính chất mật ngọt này hấp dẫn các loài ong, ruồi, kiến, là môi trường thích hợp cho nấm muội đen phát triển. Nấm muội đen gây cản trở quá trình quang hợp, làm giảm năng suất cà phê.

Khi chuyển tuổi, ấu trùng không ăn và lột xác. Thời gian này ấu trùng có thể di chuyển đến vị trí khác để lấy thức ăn. Tuy nhiên, khi quan sát quá trình lột xác sinh trưởng nhận thấy ấu trùng tuổi 2, tuổi 3 mới lột xác ít di chuyển và thường định vị tại chỗ cũ để lấy thức ăn. Chúng chỉ di chuyển khi điều kiện bất lợi như trời nắng nóng, cành khô héo.

Rệp sáp mềm nâu trưởng thành không di chuyển, luôn định vị tại một chỗ lấy thức ăn nuôi trứng. Trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ, các trứng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55

trong ổ gắn với nhau bởi lớp sáp, trứng được ấp dưới bụng cơ thể mẹ đến khi trứng nở thành ấu trùng phát tán. Sau khi đẻ hết trứng trưởng thành chết. Dấu hiệu biểu hiệu sự chết của trưởng thành là cơ thể mất màu nâu bóng, nhăn nheo, màu sắc chuyển từ màu nâu sang nâu sẫm, xác vẫn bám trên cành cây ôm lấy bọc sáp trắng (bọc sáp trắng là ổ trứng đã nở và vỏ trứng).

3.2.2 Thời gian phát triển, vòng đời của rệp sáp mềm nâu

Rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là loài dịch hại có mặt thường xuyên, gây hại nghiêm trọng trên cà phê ở Sơn La. Việc tiến hành nghiên cứu thời gian phát triển, vòng đời của loài rệp này là cần thiết làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo. Đã tiến hành nuôi cá thể rệp sáp mềm nâu trên cây cà phê con, trong phòng thí nghiệm ở 2 mức nhiệt độ là 250C và 300C, ẩm độ 85% (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Thời gian phát triển của rệp sáp mềm nâu (Sơn La 2009, 2010) Thời gian phát triển ở các điều kiện (ngày)

t0C = 300C, RH = 85% t0C = 250C, RH = 85%

Giai đoạn

phát triển Ngắn nhất

Dài

nhất Trung bình Ngắn nhất

Dài

nhất Trung bình

Trứng 3 7 3,91 ± 0,32 3 7 4.00 ± 0,41

Ấu trùng tuổi 1 6 11 8,28 ± 0,40 11 16 13,78 ± 0,48 Ấu trùng tuổi 2 10 17 13,00 ± 0,65 17 21 18,96 ± 0,48 Ấu trùng tuổi 3 10 17 13,8 ± 0,67 17 20 18,15 ± 0,45 Trưởng thành

trước đẻ trứng 9 15 11,69 ± 0,68 12 18 14,15 ± 0,66 Vòng đời 42 57 50,72 ± 0,12 64 72 69,04 ± 0,82 Tuổi thọ của

trưởng thành - - - 25 34 30,15± 0,95

Đời - - - 79 89 85,04 ± 1,19

Ghi chú: Số lượng cá thể nuôi n1 = 32 n2 =27

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56

Kết quả cho thấy thời gian phát triển của các pha có sự giao động nhiều. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 300C, ẩm độ 85% thời gian phát triển của pha trứng từ 3 đến 7 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 từ 6 đến 11 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 2 từ 10 đến 17 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 3 từ 10 đến 17 ngày và thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành từ 9 đến 15 ngày. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 250C, ẩm độ 85%

thời gian phát triển của pha trứng từ 3 đến 7 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 từ 11 đến 16 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 2 từ 17 đến 21 ngày, thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 3 từ 17 đến 20 ngày, thời gian trước đẻ trứng của trưởng thành từ 12 đến 18 ngày.

Thời gian vòng đời và đời của loài rệp sáp mềm nâu khá dài. Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 300C, ẩm độ 85% thức ăn là cây cà phê chè, thời gian vòng đời trung bình 50,72 ± 0,12 ngày (phạm vi giao động: 42 - 57 ngày). Nuôi ở điều kiện nhiệt độ 250C, ẩm độ 85% thời gian vòng đời trung bình 69,04 ± 0,62 ngày (phạm vi giao động: 64 - 72 ngày). Vòng đời của loài rệp sáp mềm nâu nuôi trên cà phê chè so với vòng đời của rệp sáp mềm nâu nuôi trên cam của các nghiên cứu khác là dài hơn. Oleg Nicetic, Phạm Văn Lầm và cs., (2008) [24]

cho rằng vòng đời của loài rệp này nuôi trên cam ở điều kiện 300C kéo dài từ 24,7 đến 41,2 ngày. Trong khi đó Bodenheimer (1951) [49] cho rằng trong điều kiện 250C và 300C, thức ăn là cam, rệp sáp mềm nâu hoàn thành chu kỳ vòng đời cần khoảng thời gian tương ứng là 35 đến 58,2 ngày và 24,7 đến 41,2 ngày. Có thể do thức ăn nuôi rệp sáp mềm nâu khác nhau dẫn đến thời gian hoàn thành vòng đời của chúng khác nhau.

Từ kết quả nuôi xác định được vòng đời của loài rệp sáp mềm nâu ở 2 mức nhiệt độ là 250C và 300C, ẩm độ 85% đã tính được một số chỉ tiêu như: nhiệt độ khởi điểm phát dục (t0), tổng tích ôn hữu hiệu (K) và số lứa lý thuyết (Y).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57

Nhiệt độ khởi điểm phát dục:

t0 = (n2.t2 – n1t1):(n2 – n1) = (25 x 69,04 – 30 x 50,72):( 25 – 30) = 11,160C Tổng tích ôn hữu hiệu để rệp sáp mềm nâu hoàn thành vòng đời:

K = n1(t1 – t0) = 50,72 x (30 – 11,16) = 955,56 (độ/ngày) Tổng tích ôn hữu hiệu (Q) trong 1 năm tại Sơn La:

Q = 31 x (14,17 – 11,16) + 28 x (17,01 – 11,16) + 31 x (20,77 – 11,16) + 30 x (23,59 – 11,16) + 31 x (25,03 – 11,16) + 30 x (25,27 – 11,16) + 31 x (24,53 – 11,16) + 31 x (24,92 – 11,16) + 30 x (24,54 – 11,16) + 31 x (22,40 – 11,16) + 30 x (17,65 – 11,16) + 31 x (15,84 – 11,16) = 3551,53 (độ/ngày)

Số lứa lý thuyết (Y) của rệp sáp mềm nâu hại trên cà phê tại Sơn La:

Y = Q: K = 3551,53: 955,56 = 3,72 (lứa)

Kết quả tính toán ở trên cho thấy ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của rệp sáp mềm nâu nuôi trên cà phê ở Sơn La là 11,160C. Trong khi đó ngưỡng nhiệt độ khởi điểm phát dục của rệp sáp mềm nâu nuôi trên cam ở Palestine là 13,00C (Bodenheimer, 1951) [49].

Mỗi năm rệp sáp mềm nâu gây hại trên cà phê có 3,72 lứa lý thuyết.

Smith et al. (1997) [97] cho rằng rệp sáp mềm nâu gây hại trên cam ở Queensland và phía Nam Territory có 4 - 5 lứa/năm; ở New South Wales, Victoria, phía Nam Australia có 3 - 4 lứa/năm và ở phía Tây Australia có 2 - 3 lứa/năm. Trong thực tế lứa rệp sáp mềm nâu gây hại trên cà phê chè ở Sơn La không thể hiện rõ rệt, có hiện tượng gối lứa vì trưởng thành của loài rệp sáp mềm nâu này có tuổi thọ và thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái dài.

3.2.3 Khả năng sinh sản của rệp sáp mềm nâu 3.2.3.1 Sức đẻ trứng của rệp sáp mềm nâu

Khi nghiên cứu về sinh sản của rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus hại cà phê chè ở tỉnh Sơn La nhận thấy trong quần thể rệp sáp mềm nâu xuất hiện toàn cá thể trưởng thành cái, không thấy xuất hiện cá thể trưởng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58

thành đực. Như vậy, rệp sáp mềm nâu sinh sản theo hình thức đơn tính đẻ ra trứng, nghĩa là trưởng thành cái không cần giao phối nhưng trứng được đẻ ra vẫn phát triển bình thường. Hình thức sinh sản đơn tính của rệp sáp mềm nâu phù hợp với nhận định của Nguyễn Viết Tùng (2008), Smith et al., (1997), Bodenheimer (1951) [37], [97], [49].

Trước khi đẻ trứng, trưởng thành cái loài rệp sáp mềm nâu đã vận động và trục dọc của cơ thể lệch với trục của cành cà phê (thông thường khi chưa đẻ trứng, trục dọc của cơ thể trùng với trục của cành cà phê). Phần bụng của rệp sáp mềm nâu thông thường áp sát với cành cà phê, nhưng khi chuẩn bị đẻ trứng phần bụng của chúng tách khỏi cành tạo thành 1 khe hở để cho rệp sáp mềm nâu dễ ràng đẻ trứng. Trứng được đẻ thành ổ dưới phần bụng trưởng thành cái, ổ trứng có sáp bảo vệ. Sau khi trứng nở một thời gian khoảng 1 ngày, ấu trùng rệp sáp mềm nâu mới phát tán khỏi ổ trứng tìm vị trí thích hợp để định vị nơi lấy dinh dưỡng và gây hại. Trong khoảng thời gian đẻ trứng rệp sáp mềm nâu mẹ vẫn lấy thức ăn để nuôi trứng trong cơ thể. Vì vậy, số lượng và chất lượng thức ăn có ảnh hưởng nhiều đến sức đẻ trứng của rệp sáp mềm nâu. Sức đẻ trứng của rệp sáp mềm nâu hại cà phê chè rất cao, giao động từ 72 đến 325 trứng/cái (bảng 3.2).

Ngay cả những thời điểm thời tiết không thuận lợi, ẩm độ và nhiệt độ thấp, số lượng trứng trung bình do trưởng thành cái đẻ ra vẫn khá cao (tháng 1/2009: 123,35 ± 14,19 trứng/cái; tháng 2/2009: 127,75 ± 14,78 trứng/cái;

tháng 11/2009: 130,35 ± 11,09 trứng/cái; tháng 12/2009: 106,35 ± 13,46 trứng/cái). Ở thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8/2009 ẩm độ, nhiệt độ và lượng mưa tăng lên, thuận lợi cho cây cà phê phát triển, nguồn thức ăn của rệp sáp mềm nâu phong phú, thuận lợi cho chúng phát triển thành thục về sinh dục, dẫn đến khả năng đẻ trứng của rệp sáp mềm nâu ở giai đoạn này là rất cao. Số lượng trứng trung bình do trưởng thành cái đẻ ra trong tháng 4/2009 là 198,75

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59

± 23,13 trứng/cái; tháng 5/2009: 208,85 ± 17,68 trứng/cái; tháng 6/2009:

208,85 ± 22,33 trứng/cái; tháng 7/2009: 218,50 ± 22,73 trứng/cái; tháng 8/2009: 187,80 ± 13,66 trứng/cái. Trong khi đó, sức đẻ của trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu hại trên cam tại Palestine chỉ từ 8 đến 210 trứng/cái (Bodenheimer, 1951) [49].

Bảng 3.2. Sức đẻ trứng của trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009)

Số trứng do trưởng thành cái đẻ (trứng/cái) Tháng

theo dõi Ít nhất Nhiều nhất Trung bình

1/2009 81 172 123,35 ± 14,19

2/2009 79 187 127,75 ± 14,78

3/2009 109 273 167,40 ± 19,10

4/2009 134 289 198,75 ± 23,13

5/2009 152 265 208,85 ± 17,68

6/2009 159 311 208,85 ± 22,33

7/2009 135 325 218,50 ± 22,73

8/2009 126 231 187,80 ± 13,66

9/2009 98 257 174,90 ± 20,91

10/2009 88 199 147,05 ± 14,89

11/2009 79 184 130,35 ± 11,09

12/2009 72 168 106,35 ± 13,46

Ghi chú: Số lượng cá thể trưởng thành cái theo dõi ở mỗi tháng n = 20

3.2.3.2 Tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu

Không phải tất cả các trứng được đẻ ra đều nở thành ấu trùng, tỷ lệ nở của trứng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động đến cơ thể mẹ như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thức ăn. Trong các yếu tố đó, yếu tố thức ăn có ảnh hưởng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60

trực tiếp đến sự phát triển của trưởng thành cái, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và tỷ lệ nở của trứng. Kết quả theo dõi tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu từ tháng 3 đến tháng 11/2009 trong điều kiện phòng thí nghiệm cho thấy tỷ lệ trứng nở các tháng cuối năm thấp. Trong tháng 10/2009, tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu là thấp nhất, chỉ đạt 71%. Tháng 11/2009, tỷ lệ nở của trứng có cao hơn tháng 10/2009 chút ít nhưng cũng chỉ đạt 75%. Từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2009 tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu có chiều hướng tăng lên. Tỷ lệ nở của trứng trong tháng 3/2009 đạt 82,5%, nhưng đến tháng 7/2009 tỷ lệ nở của trứng đã đạt 93,5% (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu ở các tháng (Sơn La, 2009)

Đợt theo dõi Số trứng nở/đĩa (trứng)

Tỷ lệ nở (%)

Tháng 3/2009 16,50 ± 0,97 82,50

Tháng 4/2009 17,60 ± 0,77 88,00

Tháng 5/2009 17,30 ± 0,76 86,50

Tháng 6/2009 17,10 ± 0,63 85,50

Tháng 7/2009 18,70 ± 1,07 93,50

Tháng 8/2009 18,40 ± 0,50 92,00

Tháng 9/2009 16,50 ± 1,32 82,50

Tháng 10/2009 14,20 ± 1,65 71,00

Tháng 11/2009 15,00 ± 1,39 75,00

Ghi chú: Mỗi đợt theo dõi 10 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 20 trứng, nuôi ở điều kiện t0C = 250C, RH = 85%

Có sự chênh lệch về tỷ lệ nở của trứng rệp sáp mềm nâu ở các tháng cuối năm và những tháng giữa năm do những tháng cuối năm (tháng 10, tháng 11/2009) là giai đoạn thời tiết bắt đầu khô, lạnh, cây cà phê vừa thu hoạch

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61

xong, cây cằn cỗi, nguồn thức ăn cung cấp cho rệp sáp mềm nâu bị hạn chế.

Chính điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sự hình thành trứng trong cơ thể trưởng thành cái loài rệp sáp mềm nâu. Vì vậy, những trứng được đẻ trong tháng 10/2009 và tháng 11/2009 có tỷ lệ nở thấp. Từ tháng 3 trở đi nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa tăng dần, thuận lợi cho cây cà phê sinh trưởng phát triển, nguồn thức ăn cho rệp sáp mềm nâu phong phú, tạo điều kiện tốt cho rệp sáp mềm nâu phát triển và hình thành trứng, dẫn đến tỷ lệ trứng nở tăng lên.

Tỷ lệ nở trứng qua các ngày sau khi đẻ của rệp sáp mềm nâu là một chỉ tiêu sinh học cho phép dự tính thời gian ấu trùng phát tán khi biết thời gian đẻ của trưởng thành. Thí nghiệm theo dõi khả năng nở của trứng rệp sáp mềm nâu trong 9 đợt nuôi, mỗi đợt 200 trứng được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở điều kiện 250C, ẩm độ 85%. Kết quả cho thấy trứng nở bắt đầu từ ngày thứ 3 sau đẻ, kết thúc nở vào ngày thứ 7 sau đẻ (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Tỷ lệ trứng nở qua các ngày sau đẻ của rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009)

Ngày sau đẻ Số trứng nở trung bình (trứng) Tỷ lệ nở (%)

Ngày thứ 3 41,78b 20,89

Ngày thứ 4 86,78a 43,39

Ngày thứ 5 26,22c 13,11

Ngày thứ 6 9,78d 4,89

Ngày thứ 7 3,56e 1,78

LSD = 5,90

Ghi chú: Nuôi 9 đợt, mỗi đợt theo dõi n = 200 trứng; t0C = 250C, RH = 85%

Trong phạm vi cùng một cột, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.

Những trứng không nở chuyển màu nâu vàng đến nâu sẫm. Số lượng trứng nở ở các ngày sau đẻ có sự khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ trứng nở cao nhất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62

vào ngày thứ 4 sau đẻ. Số lượng trứng nở trung bình ở ngày thứ 4 là 86,78 quả, đạt 43,39% trong tổng số trứng theo dõi. Số lượng trứng nở trung bình ở ngày thứ 3 sau đẻ là 41,78 quả, đạt 20,89%, thấp hơn so với số lượng trứng nở ở ngày thứ 4 sau đẻ. Số lượng trứng nở trung bình ngày thứ 5 sau đẻ chỉ còn 26,22 quả, đạt 13,11%. Đến ngày thứ 6 sau đẻ, số lượng trứng nở trung bình chỉ còn 9,78 quả, đạt 4,89%. Số lượng trứng nở thấp nhất vào ngày thứ 7 sau đẻ, trung bình là 3,56 quả, đạt 1,78%.

3.2.4 Bảng sống và các chỉ số sinh học cơ bản của rệp sáp mềm nâu

* Bảng sống của loài rệp sáp mềm nâu

Tỷ lệ sống và sức sinh sản là những chỉ tiêu sinh học quan trọng trong nghiên cứu côn trùng gây hại cây trồng nông nghiệp. Khi biết được tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) sẽ đánh giá được mức độ gia tăng số lượng cá thể trong quần thể của loài côn trùng cần quan tâm.

Đối với loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus hại cà phê chè ở Sơn La, việc xác định bảng sống có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng phát triển quần thể, biết được thời gian rệp sáp mềm nâu sinh sản nhiều, từ đó có giải pháp chủ động ngăn ngừa sự gây hại của rệp sáp mềm nâu đối với cà phê chè.

Để xác định bảng sống của rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus, đã tiến hành nuôi loài rệp này trên cây cà phê nhỏ 12 tháng tuổi, trồng trong bầu ươm ở điều kiện nhiệt độ 250C và ẩm độ 85% ở phòng thí nghiệm. Cây cà phê con có khả năng sống rất cao ngay cả khi thiếu ánh sáng.

Thân cây dẻo, không gãy khi tiến hành thả và quan sát rệp sáp mềm nâu dưới kính lúp soi nổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của loài rệp sáp mềm nâu khá cao (bảng 3.5, hình 3.7).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63

Bảng 3.5. Bảng sống của rệp sáp mềm nâu hại cà phê chè (Sơn La, 2010) Ngày tuổi

(x)

Tỷ lệ sống (lx)

Sức sinh sản

(mx) lx.mx

67 1 0,00 0,00

68 1 0,13 0,13

69 1 0,40 0,40

70 1 0,20 0,20

71 1 0,40 0,40

72 1 1,20 1,20

73 1 1,93 1,93

74 1 3,27 3,27

75 1 3,80 3,80

76 1 4,00 4,00

77 1 3,13 3,13

78 1 3,20 3,20

79 0,93 2,80 2,61

80 0,93 3,13 2,92

81 0,93 2,07 1,93

82 0,93 1,67 1,56

83 0,93 0,93 0,87

84 0,80 0,73 0,59

85 0,73 0,47 0,34

86 0,53 0,07 0,04

87 0,47 0,07 0,03

88 0,13 0,00 0,00

89 0,00 0,00 0,00

Hệ số nhân của 1 thế hệ R0= 32,35

Ghi chú: Nuôi trong điều kiện t0C = 250C, RH = 85%

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64 Hình 3.7. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp mềm nâu

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Ngày đẻ

Tlệ sống (lx)

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5

Sc sinh sản mx (con/ny)

(lx) (mx)

Hình 3.7. Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của rệp sáp mềm nâu

Sau 78 ngày tuổi tỷ lệ sống đạt 100%, sau 83 ngày tuổi tỷ lệ sống đạt 93%, đến 89 ngày tuổi toàn bộ cá thể trưởng thành cái mẹ chết. Đến 68 ngày tuổi rệp sáp mềm nâu bắt đầu sinh sản, kết thúc sinh sản vào 87 ngày tuổi.

Điều đó cho thấy khoảng thời gian rệp sáp mềm nâu sinh sản rất dài. Từ 68 đến 73 ngày tuổi, sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu có chiều hướng tăng lên nhưng còn khá thấp (68 ngày tuổi 1 trưởng thành cái mẹ đẻ trung bình 0,13 cá thể, 74 ngày tuổi đẻ trung bình 1,93 cá thể). Sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu từ 74 đến 80 ngày tuổi khá cao. Sức sinh sản của trưởng thành cái rệp sáp mềm nâu cao nhất vào 76 ngày tuổi, trung bình đạt 4 cá thể/trưởng thành cái mẹ. Từ 81 ngày tuổi trở đi, sức sinh sản giảm dần, đến 87 ngày tuổi trưởng thành cái mẹ rệp sáp mềm nâu ngừng đẻ. Sau khi ngừng đẻ 2 ngày toàn bộ trưởng thành cái mẹ của rệp sáp mềm nâu chết.

* Các chỉ tiêu sinh học cơ bản của rệp sáp mềm nâu

Từ kết quả bảng sống đã tính toán được một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rệp sáp mềm nâu hại cà phê chè (bảng 3.6)

Một phần của tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la (Trang 67 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)