Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la (Trang 36 - 44)

1.3.1 Nghiên cứu về rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae hại cà phê ở Việt Nam

1.3.1.1 Tác hại của rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae trên cà phê ở Việt Nam

Trên cây cà phê có rất nhiều loài rệp sáp nhưng không phải tất cả các loài rệp đều có khả năng gây hại cà phê như nhau. Mức độ gây hại của mỗi loài có sự khác nhau tuỳ thuộc vào các vùng sinh thái khác nhau, các giống khác nhau và các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây cà phê.

Có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm rệp hại càc phê. Rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green là đối tượng khá nguy hiểm, chúng gây hại nặng trên các vườn cà phê trồng mới, loài rệp này hại phổ biến trên 30% số vườn cà phê trồng mới của các tỉnh Tây Nguyên là Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum (Nguyễn Sỹ Nghị, 1996) [20].

Kết quả nghiên cứu về loài rệp sáp bột Planococcus sp. hại cà phê tại Đắc Lắc trong năm 2006 cho thấy chúng xuất hiện với mật độ cao và gây hại nặng từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 5 trùng với giai đoạn ra hoa và đậu quả của cây cà phê (Nguyễn Thị Thuỷ và cs., 2007) [32].

Những nghiên cứu về các loài rệp hại trên cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc cho thấy có hàng ngàn ha cà phê chè bị nhiễm rệp nặng; có 2 loài thường xuyên phát sinh và gây thành dịch phải phòng trừ là rệp sáp bột Planococcus citri Risso và rệp sáp nâu mềm Parasaissetia nigra Nietner; hai loài rệp này không chỉ hại cà phê chè mà còn hại tất cả các giống cà phê trồng phổ biến trên nhiều vùng trong cả nước; những năm hạn hán kéo dài, tỷ lệ hại do chúng gây ra càng nặng, chúng xuất hiện và gây hại cà phê từ tuổi nhỏ đến cà phê ở giai đoạn kinh doanh;

riêng tại Sơn La, cà phê chè bị hại từ 11% đến 69 % số cây ở tất cả các tuổi (Phạm Thị Vượng và cs., 2000) [42].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

Rệp sáp hại rễ gây hại chủ yếu trên 2 loại cà phê chủ yếu ở Việt Nam là cà phê chè và cà phê vối. Ở Sơn La, rệp sáp hại rễ gây hại trên tất cả các giống cà phê chè như Catura, Catimor, Bourbon. Rệp sáp tập trung phần gốc và rễ cây chích hút nhựa. Vì số lượng rệp sáp hại rễ nhiều, lại tập trung phần gốc và cổ rễ cho nên cây bị suy dinh dưỡng rất nhanh, lá chuyển màu vàng, rụng hàng loạt, quả nhỏ, hạt lép, cây bị chết (Trần Huy Thọ và cs., 1996) [29]. Ở trong đất. rệp sáp hại rễ cộng sinh với nấm Bornetia để tạo lên vỏ bọc màu nâu bao quanh rễ làm cho cây vàng úa (Ngô Văn Hoàng, 1964; Nguyễn Sỹ Nghị, 1996) [12], [20].

1.3.1.2 Thành phần rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae hại cà phê ở Việt Nam

Ở trong nước có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm rệp sáp thuộc họ rệp sáp mềm Coccidae và họ rệp sáp bột Pseudococcidae hại cà phê. Các công trình này tập trung nghiên cứu về rệp sáp hại trên cây cà phê vối ở Tây Nguyên. Cũng có một số công trình nghiên cứu về rệp sáp hại cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng còn chưa nhiều. Ở Việt Nam đã ghi nhận 2 loài rệp sáp gây hại quan trọng trên cà phê, đó là rệp sáp bột Pseudococus sp., rệp sáp mềm xanh Coccus spp. (Nguyễn Thị Chắt, 1999) [1]. Rệp sáp mềm xanh, rệp sáp mềm nâu, rệp sáp bột là những sâu hại phổ biến trên cà phê vối ở Việt Nam (Phan Quốc Sủng, 1995) [26].

Những loài rệp hại phổ biến thường gặp trên cà phê bao gồm rệp sáp mềm xanh, rệp sáp bột (Đoàn Công Đỉnh, 1999) [8]. Tại Gia Lai, đã ghi nhận rệp sáp bột hại chùm quả là đối tượng gây thiệt hại đáng kể đối với cà phê.

Trong nhóm rệp sáp bột hại chùm quả có 2 loài là Planococcus citriPseudomonas adoridum (Vũ Khắc Nhượng và cs., 1999) [23]. Theo dõi các loài sâu hại cà phê vùng Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Trần Kim Loang (1999) [18] cho rằng các loài rệp sáp hại thân lá, quả phổ biến trên cà phê là rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, rệp sáp mềm hình bán cầu Saisetia

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 25

hemisphaerica (Targioni), rệp sáp bột hại quả Pseudocccus sp., rệp sáp bột 2 đuôi dài (chưa xác định tên khoa học).

Kết quả điều tra sâu hại trên cà phê ở tỉnh Đắc Lắc từ năm 2005 đến năm 2008 cho thấy có 7 loài rệp sáp hại cà phê. Trong số các loài rệp sáp hại cà phê có 4 loài thuộc họ rệp sáp bột (Pseudococcidae) là rệp sáp mềm tua ngắn Planococcus kraunhiae Kuwana, rệp sáp mềm tua dài Ferrisia virgata Corkerell, rệp sáp hại rễ Planococcus lilacinus Corkerell, rệp sáp hại thân gốc Planococcus sp.; có 1 loài thuộc họ rệp sáp vảy (Diaspididae) là rệp sáp vảy trắng Aulacaspis sp.; có 2 loài thuộc họ rệp sáp mềm (Coccidae) là rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green và rệp sáp mềm hình bán cầu Saisetia coffeae Walker. Trong số các loài trên, rệp sáp bột tua ngắn Planococcus kraunhiae Kuwana xuất hiện rất thường xuyên gây hại nặng trên cà phê, loài rệp sáp bột tua dài Ferrisia virgata Corkerell xuất hiện thường xuyên gây hại vừa phải, còn các loài rệp khác bắt gặp và gây hại nhẹ (Nguyễn Thị Thuỷ và cs., 2009) [33].

Kết quả điều tra nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê chè ở một số vùng miền Bắc nước ta trong 5 năm (1990 - 1995) cho thấy các loài rệp hại trên cà phê chè là những sâu hại có ý nghĩa kinh tế (Trần Huy Thọ và cs., 1996) [29]. Kết quả điều tra thu thập sâu hại cà phê chè ở Sơn La từ năm 1996 đến năm 2000 cho thấy rệp sáp bột Planococcus citri Risso và rệp sáp nâu mềm Parasaissetia nigra Nietner thường xuyên có mặt và gây hại nặng trên cà phê (Trần Huy Thọ và cs., 2002) [30]. Các loài rệp sáp hại cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc là rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, rệp sáp nâu mềm Parasaissetia nigra Nietner, rệp sáp nâu tròn Saissetis cofeae Walker, rệp sáp bột Planococcus citri Risso (Phạm Thị Vượng và cs., 2000) [42].

Kết quả điều tra sinh vật hại trên một số cây trồng ở Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 của Cục Bảo vệ thực vật (2011) [5] cho thấy có 6 loài rệp sáp mềm thuộc họ rệp sáp mềm Coccidae và 7 loài rệp sáp thuộc họ rệp sáp

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 26

bột Pseudococcidae xuất hiện trên cà phê chè. 6 loài thuộc họ Coccidae là: rệp sáp hình mũ Ceroplastes sp., rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus, rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, rệp sáp mềm Kilifia acuminata (Signoret), rệp sáp nâu tròn Saissetia coffeae (Walker), rệp sáp hình sao Vinsonia stellifera (Westwood). 7 loài thuộc họ Pseudococcidae là: rệp sáp bột 2 tua dài Ferrisia virgata Cockerell, rệp sáp bột Formicoccus polysperes Williams, rệp sáp bột Planococcus citri (Risso), rệp sáp bột Planococcus dischidae (Takahashi), rệp sáp bột Planococcus kraunhiae (Kuwana), rệp sáp bột Pseudococcus comstocki (Kuwana), rệp sáp bột đuôi dài Pseudococcus longispinus Targioni Tozzetti

1.3.1.3 Nghiên cứu về sinh học, sinh thái của rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae hại cà phê ở Việt Nam

Theo Ngô Văn Hoàng (1964), Nguyễn Văn Giầu (1987), rệp sáp bột hại rễ cà phê là loài Pseudococcus citri Risso [12], [10]. Một số tác giả khác cũng cho rằng loài rệp sáp bột hại rễ và rệp sáp bột hại quả, lá, cành chỉ là một loài gây hại ở các vị trí khác nhau trên cây cà phê, chúng di chuyển lên các bộ phận trên mặt đất hay dưới mặt đất theo mùa (Ngô Văn Hoàng, 1964;

Nguyễn Sỹ Nghị, 1996) [12], [20].

Loài rệp sáp bột Planococcus sp. là loài có kích thước nhỏ, vòng đời ngắn 34,19 - 38,86 ngày, khả năng sinh sản cao, mỗi rệp cái có thể đẻ trung bình 144,75 - 150,4 trứng ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27,820C - 28,760C, ẩm độ trung bình 79,43% - 80,94%. Con đực biến thái hoàn toàn, trong quá trình phát triển chúng trải qua các pha trứng, rệp non (2 tuổi), nhộng, trưởng thành. Con cái biến thái không hoàn toàn, quá trình phát triển của chúng trải qua 3 pha là trứng, rệp non (3 tuổi) và trưởng thành. Thời gian sống của trưởng thành đực rất ngắn, chỉ từ 3,32 - 3,72 ngày. Rệp cái có thời gian sống tương đối dài, thời gian trước đẻ từ 10,46 - 13,6 ngày (Nguyễn Thị Thuỷ và cs., 2007) [32].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 27

Rệp sáp bột tua dài Ferrisia virgata là một trong hai loài rệp sáp bột hại quan trọng trên cây cà phê ở Đắc Lắc. Nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 22,90C - 28,40C và ẩm độ 77,4% - 86,5%, trưởng thành cái rệp sáp bột tua dài Ferrisia virgata có thời gian vòng đời từ 31,25 - 60,75 ngày. Trong đó thời gian pha trứng, pha ấu trùng (3 tuổi) và thời gian trước đẻ tương ứng là 2,24 - 5,12 ngày, 18,0 - 37,67 ngày và 11,8 - 23,3 ngày. Một trưởng thành cái có thể đẻ được 104,9 - 135,75 quả trứng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ 21,40C - 28,10C và ẩm độ 78,1% - 86,5%, con đực của rệp sáp bột tua dài có thời gian phát triển các pha: trứng, ấu trùng (2 tuổi) và nhộng tương ứng là 2,24 - 5,12 ngày; 9,5 - 27,65 ngày và 7,86 - 10,29 ngày. Trưởng thành đực sống được 3,38 - 3,59 ngày (Nguyễn Thị Thủy và cs., 2010) [34].

Những kết quả nghiên cứu trong các năm 2006 đến 2009 tại Đắc Lắc cho thấy mức độ phát sinh và mật độ của rệp sáp bột tua ngắn Planococcus kraunhiae chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Trong đó yế tố mưa là quan trọng nhất, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát sinh phát triển của rệp sáp bột tua ngắn. Mưa với lượng 88,2 mm thì sau mưa 1 ngày và sau mưa 3 ngày mật độ rệp sáp bột tua ngắn giảm tương ứng là 41,4 - 51,5% và 60,75 - 72,31%.

Trong mùa khô, rệp sáp bột tua ngắn có mật độ như nhau ở các vị trí khác nhau trên tán cây cà phê, biến động từ 21,42 con/đoạn cành ở tầng dưới của tán cây đến 22,75 con/đoạn cành ở tầng trên của tán cây. Nhưng vào mùa mưa thì có sự khác biệt về mật độ ở các vị trí khác nhau trong tán cây, biến động từ 0 con/đoạn cành ở tầng trên của tán cây đến 9,52 con/đoạn cành ở tầng dưới của tán cây. Mật độ rệp sáp bột tua ngắn ở trên đỉnh đồi (42,92 - 58,75 con/đoạn cành) cao hơn nhiều so với mật độ ở dưới chân đồi (14,72 - 36,58 con/đoạn cành). Cây cà phê ở thời kỳ kinh doanh bị rệp sáp bột tua ngắn phát sinh mạnh, gây hại nặng hơn nhiều so với cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (Nguyễn Thị Thủy và cs., 2011) [35].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 28

Kết quả theo dõi thiên địch của rệp sáp mềm xanh (Coccus viridis Green) ở Lâm Đồng cho thấy trong các vườn cà phê thường gặp loài bọ rùa đỏ (Chilocorus chinensis) ăn rệp sáp mềm xanh. Ngoài ra còn gặp ấu trùng của loài bướm Eublemma spp. ăn rệp sáp mềm xanh, trong 24 giờ mỗi ấu trùng của loài này có thể ăn 15 đến 25 con rệp sáp mềm xanh (Nguyễn Anh Diệp, 1998) [7]. Trong 1 ngày mỗi cá thể bọ rùa đỏ Chilocorus rubidus có thể ăn thịt được 4 đến 6 con trưởng thành rệp sáp mềm xanh (Ung Đoàn Hùng, 1987) [13].

Nghiên cứu trong các năm 2006 đến 2010 tại Đắc Lắc đã thu thập được 11 loài thiên địch của rệp sáp, gồm 8 loài bắt mồi và 3 loài ký sinh; tuy nhiên, trong các loài bắt mồi đã ghi nhận có 2 loài không phải là thiên địch của rệp sáp: loài bọ rùa Stethorus japonica là bắt mồi chuyên tính của các loài nhện và loài ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris là bắt mồi chuyên tính của các loài rệp thuộc họ Aphididae (Nguyễn Thị Thủy và cs., 2011) [36].

1.3.1.4 Phòng chống rệp sáp họ Coccidae và họ Pseudococcidae hại cà phê ở Việt Nam

* Biện pháp canh tác, thủ công, vệ sinh đồng ruộng

Lương Đức Loan (1997) [17] cho rằng việc bón đạm với mức cao, đơn độc sẽ không có lợi cho cây, làm giảm mức độ kháng của cây đối với điều kiện bất lợi của môi trường và sâu bệnh hại. Mức độ rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green ở công thức bón nhiều đạm cao hơn mức độ nhiễm rệp sáp mềm xanh ở công thức bón ít đạm. Ở công thức bón đạm liều lượng cao 400 N/ ha, cùng nền P, K tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm xanh tăng 11,1% so với công thức bón 200 N/ha cùng nền P, K. Việc bón tăng lượng phân Kaly làm giảm tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm xanh; lượng bón 400 K2O giảm tỷ lệ cây bị rệp sáp mềm xanh 3,7% so với bón 200 K2O.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

* Biện pháp sinh học

Phòng trừ rệp sáp hại rễ cà phê ở Đắc Lắc bằng cách dùng chế phẩm Metarhizium anisopliae với nồng độ 108 bào tử/1ml phun lên hỗn hợp phân hữu cơ xốp (phân bò hoai trộn với vỏ cà phê) bón quanh gốc và giữ ẩm, hiệu quả trừ rệp sáp hại rễ sau 45 ngày đạt 90%, sau 12 tháng đạt trên 70%

(Nguyễn Xuân Thanh và cs., 2003) [28].

1.3.2 Nghiên cứu về rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. ở Việt Nam 1.3.2.1 Tầm quan trọng về kinh tế của rệp sáp mềm nâu ở Việt Nam

Ở Đồng bằng Sông Cửu Long có trên 10 loài rệp sáp gây hại trên cam, quýt, chanh. Trong số những loài đó có loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus. Tuy nhiên, sự gây hại của loài rệp sáp mềm nâu thường thấp, chưa thiệt hại nhiều đến năng suất (Nguyễn Thị Thu Cúc và cs., 2006) [4].

Rệp sáp mềm nâu gây hại trên lá, những cành non nhỏ, đôi khi cả quả xanh. Chúng bài tiết lượng lớn dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, lá bị rụng khi rệp gây hại nặng (Oleg Nicetic, Phạm Văn Lầm và cs., 2008) [24]

1.3.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của rệp sáp mềm nâu ở Việt Nam Ở Việt nam có một số tài liệu đề cập tới loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. gây hại trên cây trồng. Oleg Nicetic, Phạm Văn Lầm và sc.

(2008) [24] cho rằng rệp sáp mềm nâu trưởng thành có thân dẹt phẳng, hình oval với kích thước cơ thể với chiều dài khoảng 3 - 4 mm, màu xanh vàng đến vàng nâu, thường có những chấm nâu, có gờ lửng màu trắng ở giữa mặt lưng. Theo tuổi, màu sắc mặt lưng cơ thể trưởng thành cái ngày càng trở lên màu nâu tối. Tác giả cũng cho rằng rệp sáp mềm nâu cái có hình oval gần như tròn, đôi khi không cân đối và dẹt.

Trưởng thành có màu vàng nâu hoặc xanh xám, có nhiều đốm nâu đậm ở giữa lưng (Nguyễn Thị Chắt, 2008) [2].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 30

1.3.2.3 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của rệp sáp mềm nâu ở Việt Nam Ấu trùng của rệp sáp mềm nâu mới nở di chuyển đến các phần non đang sinh trưởng và cuống quả để dinh dưỡng. Cuối thời gian phát dục của ấu trùng, chúng di chuyển lên lá và cành non nhỏ để cố định và lột xác thành trưởng thành cái. Vòng đời của loài rệp này ở điều kiện 300C kéo dài khoảng 24,7 - 41,2 ngày. Trong quần thể rất ít khi xuất hiện cá thể đực, chúng sinh sản chủ yếu là đẻ trứng, có khi đẻ con phụ thuộc điều kiện khí hậu (Oleg Nicetic, Phạm Văn Lầm và cs., 2008) [24].

Rệp sáp mềm nâu sinh sản đơn tính tự chọn toàn cái. Dạng sinh sản này có đặc điểm những quả trứng được thụ tinh sẽ nở ra rệp cái và rệp đực, còn những trứng không được thụ tinh chỉ nở ra toàn rệp cái (Nguyễn Viết Tùng, 2008) [37]. Nguyễn Thị Chắt (2008) [2] lại cho rằng rệp sáp mềm nâu có hình thức sinh sản thai sinh, thai trứng được đẻ ra nằm dưới bụng của rệp mẹ, thai trứng có màu sắc giống ấu trùng mới nở. Thời gian đẻ thai trứng của rệp cái khá dài, khoảng 1 tháng. Một rệp cái có thể đẻ trung bình trong một ngày từ 15 đến 19 thai trứng. Trong khoảng vài phút ấu trùng có thể chui ra khỏi vỏ thai và nghỉ dưới bụng mẹ. Sau vài giờ ấu trùng chui ra khỏi bụng mẹ, phát tán và tìm vị trí thích hợp định vị tại đó để gây hại. Rệp cái có thể sống rất dài từ 90 đến 120 ngày.

1.3.2.4 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của rệp sáp mềm nâu ở Việt Nam Kết quả điều tra côn trùng năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật (1976) [39] cho thấy rệp sáp mềm nâu gây hại trên cam, vải và cây dại ở Hà Nội và Hà Tây cũ. Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả Việt Nam 1997 - 1998 của Viện Bảo vệ thực vật (1999) [41] cũng ghi nhận loài rệp sáp mềm nâu gây hại trên các cây trồng ở Hà Nội, Hà Tây cũ và Nghệ An.

Các cây trồng rệp sáp mềm nâu gây hại là cam, quýt, nhãn, vải, hồng xiêm.

Loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. là côn trùng đa thực,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31

chúng phát sinh quanh năm, gây hại trên tất cả các chủng loại cây ăn quả có múi và nhiều loại cây trồng khác, cây con bị hại trước (Oleg Nicetic, Phạm Văn Lầm và cs., 2008) [24]. Ký chủ chính của rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. các cây trồng là cam - quýt; ký chủ phụ là hoa cúc, hoa hồng, chuối, hồ tiêu, nhãn, ca cao, mãng cầu vv... Chúng thường gây hại chủ yếu trên lá (Nguyễn Thị Chắt, 2008) [2]. Nghiên cứu về thiên địch của rệp sáp mềm nâu Nguyễn Thị Thu Cúc và cs. (2006) [4] cho rằng tập đoàn thiên địch của rệp sáp khá phong phú, trong đó quan trọng nhất là các loài ong ký sinh thuộc giống Metaphicus và các loài bọ rùa.

1.3.2.5 Biện pháp phòng trừ rệp sáp mềm nâu ở Việt Nam

Để phòng trừ các loài rệp sáp thuộc họ Coccidae trong đó có loài rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum L. hại trên cây có múi ở đồng bằng Sông Cửu Long, người ta chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi mật độ cao (5% - 10% quả bị nhiễm, mật độ trưởng thành 5 con/quả hoặc lá) và khi 5% số cây trong vườn bị nhiễm. Dầu khoáng và một số thuốc hoá học có nguồn gốc lân hữu cơ có hiệu lực cao đối với nhóm rệp này (Nguyễn Thị Thu Cúc và cs., 2006) [4].

Một phần của tài liệu Rệp sáp mềm nâu coccus hesperidum l ( homoptera coccidate) hại cà phê chè và biện pháp phòng chống theo hướng tổng hợp tại tỉnh sơn la (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(237 trang)