Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Đặc điểm sinh thái học của rệp sáp mềm nâu
3.3.1 Tình hình phát sinh của rệp sáp mềm nâu trên cà phê chè ở Sơn La Tìm hiểu sự phát sinh của rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus hại cà phê chè ở tỉnh Sơn La là quan trọng trong công tác phòng chống loài rệp hại này. Khi biết được tình hình phát sinh của rệp sáp mềm nâu có thể chủ động tác động các biện pháp nhằm ngăn ngừa không cho chúng bùng phát số lượng gây hại nặng cho cà phê
3.3.1.1 Biến động tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu
Theo dõi biến động tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum Linnaeus được tiến hành nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010 tại xã Hua La, thành phố Sơn La. Khu vực nghiên cứu tại xã Hua La, thành phố Sơn La là vùng trồng cà phê chè tập trung, có diện tích 134 ha. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu thay đổi theo mùa trong năm. Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu ở những tháng mùa đông khô lạnh là rất thấp và tỷ lệ này ở những tháng mùa hè là rất cao. Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu ở các cao đỉnh trong các năm từ 2008 đến 2010 có chiều hướng tăng lên (hình 3.8).
Trong năm 2008, tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu thấp nhất trong tháng 2 (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 2 là 4,04%). Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu từ tháng 2 đến tháng 3 có tăng lên nhưng chậm (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 3 là 8,15%). Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu từ tháng 3 đến tháng 7 tăng lên nhanh chóng, đạt đỉnh cao trong tháng 7 (tỷ lệ cây nhiễm trong tháng 7 là 30,67%). Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm dần từ tháng 7 đến tháng 12 (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 12 chỉ còn 8,58%).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 76 Hình 3.8. Biến động tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008, 2009, 2010)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08
11/08 12/08 1/09
2/09 3/09 4/09 5/09 6/09 7/09 8/09 9/09 10/09
11/09 12/09 1/10
2/10 3/10 4/10 5/10 6/10 7/10 8/10 9/10 10/10
11/10 12/10
Tháng/năm - Tỷ lệ% - Nhiệt độ
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500
Lượng mưa mm
Nhiệt độ không khí TB (0C) Ảm độ khô ng khí TB (%) Lượng mưa (mm) Tỷ lệ cây nhiễm rệp (%)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 77
Có sự biến động tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu trong năm 2008 ở các tháng là do sự tác động của yếu tố nhiệt độ và lượng mưa. Nhiệt độ trung bình và lượng mưa của tháng 2 thấp (nhiệt độ: 10,980C, lượng mưa:
65,12 mm) đã hạn chế sự phát triển và phát tán của rệp sáp mềm nâu, làm cho tỷ lệ cây nhiễm thấp. Từ tháng 3 đến tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng và lượng mưa cũng gia tăng, làm cho cây cà phê chè sinh trưởng phát triển tốt, tạo nguồn thức ăn dồi dào cho rệp sáp mềm nâu. Trong điều kiện như vậy rệp sáp mềm nâu phát triển và phát tán mạnh hơn. Do đó, tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu đạt đỉnh cao vào tháng 7. Từ tháng 7 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình tương đối ổn định (tháng 7: 24,580C, tháng 8: 25,120C, tháng 9: 24,450C), lượng mưa lớn (tháng 7: 409,80 mm, tháng 8: 246 mm, tháng 9: 448,7 mm), có nhiều trận mưa to đã trực tiếp rửa trôi rệp sáp mềm nâu làm giảm tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu. Từ tháng 10 đến tháng 12, nhiệt độ giảm dần (tháng 12 nhiệt độ trung bình là 14,560C) làm cho tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm theo.
Trong năm 2009, tháng 1 có nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (nhiệt độ trung bình tháng 1 là 13,730C) và có tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu thấp nhất (tỷ lệ cây nhiễm là 3,91%). Từ tháng 2 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình tháng tăng lên (nhiệt độ trung bình tháng 2 là 21,300C, tháng 8 là 24,620C), lượng mưa cũng tăng dần (lượng mưa tháng 2 là 0,5 mm, tháng 8 là 235,8 mm). Điều đó làm cho tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu tăng và đạt đỉnh cao ở tháng 8 (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 8 là 35,47%). Từ tháng 8 đến tháng 12 nhiệt độ và lượng mưa giảm dần dẫn đến tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm theo (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 12 chỉ còn 7,3%). Biến động về tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu năm 2009 so với năm 2008 có một số điểm khác biệt. Năm 2009 có tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu thấp nhất vào tháng 1, đạt đỉnh cao vào tháng 8. Năm 2008 tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 78
mềm nâu thấp nhất vào tháng 2, đạt đỉnh cao vào tháng 7. Có sự khác nhau này do năm 2009 có nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, trong khi năm 2008 nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 2. Mặt khác, năm 2009 mưa đến muộn, lượng mưa ít hơn rất nhiều so với năm 2008.
Trong năm 2010, tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu cơ bản giống năm 2008. Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu thấp nhất trong tháng 1 (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 1 là 3,09%). Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu từ tháng 1 đến tháng 3 tăng lên nhưng chậm (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 3 là 4,93%). Tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu từ tháng 3 đến tháng 8 tăng nhanh và đạt đỉnh cao ở tháng 8 (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 8 là 41,15%). Thời điểm đạt đỉnh cao về tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu năm 2010 muộn hơn 1 tháng so với năm 2008.
Từ tháng 8 đến tháng 12, tỷ lệ cây nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm dần (tỷ lệ cây nhiễm ở tháng 12 chỉ còn 6,68%).
3.3.1.2 Biến động tỷ lệ và chỉ số cành cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu Kết quả điều tra biến động tỷ lệ cành cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu trong năm 2008 cho thấy tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm giảm dần từ ngày 10/1/2008 đến ngày 19/2/2008.
Trong ngày 10/1/2008 tỷ lệ cành nhiễm là 38,04% và chỉ số nhiễm là 9,51%
nhưng đến ngày 19/2/2008 tỷ lệ cành nhiễm còn 15,71% và chỉ số nhiễm còn 3,93%). Sau ngày 19/2/2008, tỷ lệ cành nhiễm tăng lên đạt đỉnh cao 88,66%
vào ngày 28/7/2008 và chỉ số nhiễm cũng tăng đạt đỉnh cao 50,54% vào ngày 8/7/2008. Sau khi đạt đỉnh cao, tỷ lệ cành nhiễm giảm xuống còn 73,48%, chỉ số nhiễm giảm xuống còn 21,94% trong ngày 29/8/2009. Sau thời điểm 29/8/2009 tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm lại tiếp tục tăng nhẹ, đến ngày 16/9/2008 tỷ lệ cành nhiễm đạt 81,88% và chỉ số nhiễm đạt 31,16%. Sau ngày 16/9/2008, tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm giảm dần. Đến ngày 25/12 tỷ lệ cành nhiễm chỉ còn 42,14% và chỉ số nhiễm chỉ còn 10,54%) (hình 3.9).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 79
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
10/120/130/19/2 19/228/210/320/330/39/4 19/429/49/5 19/529/58/6 18/628/68/7 18/728/77/8 17/827/86/9 16/926/96/1016 /1026
/105/1115 /1125
/115/1215 /1225
/12
Ngày điều tra Tỷ lệ cành nhiễm (%) Chỉ số nhiễm (%) Nhiệt độ (oC)
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) Ẩm độ TB 10 ngày (%)
Lượng mưa 10 ngày (mm) Nhiệt độ TB 10 ngày (o C) Tỷ lệ cành nhiễm (%) C hỉ số nhiễm (%)
Hình 3.9. Tỷ lệ và chỉ số cành cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008)
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu trong những tháng mùa đông khô lạnh thấp. Sự biến động của tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu bị chi phối bởi yếu tố nhiệt độ và lượng mưa. Tháng 1, tháng 2, tháng 11 và tháng 12 năm 2008 là những tháng mùa đông khô và lạnh, nhiệt độ trung bình thấp (tháng 1 nhiệt độ trung bình là 15,050C, tháng 2 nhiệt độ trung bình là 10,980C, tháng 11 nhiệt độ trung bình là 17,490C, tháng 12 nhiệt độ trung bình là 14,560C). Nhiệt độ thấp đã tác động trực tiếp làm giảm tốc độ phát triển của rệp sáp mềm nâu, hạn chế sự gia tăng số lượng cá thể của loài rệp này. Nhiệt độ thấp kết hợp với lượng mưa thấp trong các tháng 1/2008, 2/2008, 3/2008, 11/2008, 12/2008 đã hạn chế sinh trưởng, phát triển của cây cà phê chè, cản trở việc lấy thức ăn của sáp mềm nâu. Nhiệt độ không khí trung bình tháng 4/2008 đến tháng 10/2008 đều cao hơn 200C, biến động trong khoảng 22,30C - 25,120C thuận lợi cho rệp sáp mềm nâu phát triển. Lượng mưa có tác động tốt đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê chè, thuận lợi cho rệp sáp mềm nâu lấy thức ăn nhưng mưa lớn tác động trực tiếp rửa trôi rệp sáp mềm nâu giai đoạn rệp non phát tán. Từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008 và tháng 10/2008 đến tháng 12/2008 có lượng mưa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 80
thấp. Từ ngày 1/1/2008 đến 20/1/2008 và từ 5/11/2008 đến 15/12/2008 không có mưa. Điều đó dẫn đến cây cà phê phát triển kém, nguồn dinh dưỡng của rệp sáp mềm nâu bị hạn chế, làm cho tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu ở mức rất thấp. Từ tháng 6 đến đầu tháng 7, lượng mưa đều hơn, cây cà phê sinh trưởng tốt, tạo nguồn thức ăn phong phú cho rệp sáp mềm nâu. Vì vậy tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm đạt đỉnh vào tháng 7. Từ tháng 7/2008 đến tháng 9/2008 lượng mưa tương đối nhiều (lượng mưa 10 ngày giữa tháng 7 là 189,3 mm, 10 ngày cuối tháng 7 là 179,3 mm, 10 ngày đầu tháng 8 là 161,2 mm, 10 ngày cuối tháng 9 là 365,3 mm) đã làm cho tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm mạnh.
Trong năm 2009, tỷ lệ cành nhiễm rệp sáp mềm nâu có chiều hướng giảm dần từ 1/1/2009 đến 19/2/2009 (tỷ lệ cành nhiễm 1/1/2009 là 25,71%, 19/2/2009 là 15%). Sau 19/2/2009, tỷ lệ cành nhiễm tăng lên, giữ ở mức cao từ 28/6/2009 đến 26/9/2009 (tỷ lệ cành nhiễm 28/6 là 74,11%, 26/9/2009 là 82,05%). Sau 26/9/2009, tỷ lệ cành nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm mạnh và rất thấp ở những tháng cuối năm. Đến 25/12/2009 tỷ lệ cành nhiễm rệp sáp mềm nâu chỉ còn 16,79%. Biến động của chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu năm 2009 có chiều hướng cơ bản tương tự như biến động của tỷ lệ cành nhiễm rệp sáp mềm nâu. Chỉ số nhiễm thấp nhất vào 19/2/2009 (chỉ số nhiễm 19/2/2009 là 15%). Sau 19/2/2009, chỉ số nhiễm tăng lên và đạt đỉnh cao vào ngày 28/7/2009 (chỉ số nhiễm 28/7/2009 là 51,70%). Sau khi đạt đỉnh cao, chỉ số nhiễm giảm mạnh, đến 25/12/2009 chỉ số nhiễm chỉ còn 4,2%. Biến động về chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu có một số điểm khác so với biến động về tỷ lệ cành nhiễm rệp sáp mềm nâu. Chỉ số nhiễm đạt đỉnh cao vào thời điểm sớm hơn so với đỉnh cao của tỷ lệ nhiễm. Chỉ số nhiễm giảm đi nhanh chóng sau khi đạt đỉnh cao nhưng tỷ lệ cành nhiễm vẫn có chiều hướng tăng cao, sau đó một thời gian tỷ lệ cành nhiễm mới giảm (hình 3.10). Có sự biến động về tỷ lệ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 81
cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu như trên là do nhiệt độ và lượng mưa ở các tháng 1, 2, 11, 12 thấp, không thuận lợi cho cây cà phê chè sinh trưởng, làm giảm sự phát triển và phát tán của rệp sáp mềm nâu. Khi số lượng cá thể trong quần thể rệp sáp mềm nâu cao, sự cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng loài mạnh mẽ làm cho mật độ rệp sáp mềm nâu giảm, chỉ số nhiễm giảm. Mặt khác, số lượng cá thể trong quần thể rệp sáp mềm nâu tăng cao làm cho sự phát tán của chúng đến các cành khác trong cùng một cây rất mạnh dẫn đến tỷ lệ cành nhiễm vẫn tăng lên sau một thời gian.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
10/120/130/19/2 19/228/210/320/330/39/4 19/429/49/5 19/529/58/6 18/628/68/7 18/728/77/8 17/827/86/9 16/926/96/1016 /1026
/105/1115 /1125
/115/1215 /1225
/12
Ngày điều tra Tỷ lệ cành nhiễm (%) Chỉ số nhiễm (%) Nhiệt độ (oC)
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm)
Ẩm độ TB 10 ngày (%) Lượng mưa 10 ngày (mm) Nhiệt độ TB 10 ngày (o C) Tỷ lệ cành nhiễm (%) C hỉ số nhiễm (%)
Hình 3.10. Tỷ lệ và chỉ số cành cà phê nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2009)
Năm 2010, chiều hướng biến động tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu tương tự như nhau. Kết quả điều tra cho thấy từ 10/1/2010 đến 30/1/2010, tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu giảm dần.
Tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm thấp nhất vào 30/1/2010, khi đó tỷ lệ cành nhiễm là 13,04%, chỉ số nhiễm là 3,26%. Sau 30/1/2010, tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm tăng dần theo thời gian và đạt đỉnh cao vào ngày 18/7/2010, khi đó tỷ lệ cành nhiễm là 81,52%, chỉ số nhiễm là 53,44%. Sau khi đạt đỉnh cao, tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm lại giảm mạnh. Đến 25/12/2010, tỷ lệ cành nhiễm chỉ còn 22,41% và chỉ số nhiễm chỉ còn 5,6% (hình 3.11). Biến động
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 82
của tỷ lệ cành nhiễm và chỉ số nhiễm rệp sáp mềm nâu do yếu tố thời tiết chi phối. Thời tiết năm 2010 biến động tương tự như các năm 2008, 2009. Những tháng 1, 2, 10, 11 nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp, mưa ít đã trực tiếp tác động đến rệp sáp mềm nâu, làm giảm sự phát triển của chúng. Mặt khác, nhiệt độ và ẩm độ không khí thấp làm giảm sinh trưởng của cây cà phê, ảnh hưởng tới nguồn dinh dưỡng của rệp sáp mềm nâu. Từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2010, mưa nhiều và đều hơn những tháng đầu năm và cuối năm 2010, nhiệt độ và ẩm độ tăng cao, cây cà phê phát triển tốt, nguồn thức ăn phong phú làm cho RSMN phát triển mạnh, dẫn đến tỷ lệ cành cà phê nhiễm và chỉ số nhiễm RSMN trong thời gian này tăng cao.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
10/120/130/19/2 19/228/210/320/330/39/4 19/429/49/5 19/529/58/6 18/628/68/7 18/728/77/8 17/827/86/9 16/926/96/1016/1026/105/1115/1125/115/1215/1225/12
Ngày điều tra Tỷ lệ cành nhiễm (%) Chỉ số nhiễm (%) Nhiệt độ (oC)
0 20 40 60 80 100 120 140
Ảmm độ (%) Lượng mưa (mm)
Ẩm độ TB 10 ngày Lượng mưa 10 ngày Nhiệt độ TB 10 ngày Tỷ lệ cành nhiễm (%) C hỉ số nhiễm
Hình 3.11. Tỷ lệ và chỉ số cành cà phê chè nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2010)
3.3.2 Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển của quần thể rệp sáp mềm nâu
3.3.2.1 Tuổi cây cà phê chè và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu
Điều tra mức độ nhiễm RSMN của cây cà phê chè ở các độ tuổi khác nhau được tiến hành tại vùng trồng cà phê chè tập trung ở xã Hua La, thành phố Sơn La và xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong năm 2008.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 83
Kết quả cho thấy tỷ lệ cây cà phê chè nhiễm RSMN ngày 10/5/2008 cao nhất ở cây 3 năm tuổi, sau đến cây 2 năm tuổi và cây 4 năm tuổi, thấp nhất cây 1 năm tuổi (bảng 3,15).
Bảng 3.15. Tuổi cây cà phê chè và mức độ nhiễm rệp sáp mềm nâu (Sơn La, 2008)
Ngày 10/5/2008 Ngày 12/7/2008 Ngày 15/9/2008 Tuổi
cây 1 2 3 1 2 3 1 2 3
1 năm
tuổi 3,49c 78,17a 37,08a 5,98c 89,88a 59,3a 6,61c 73,61a 28,00a 2 năm
tuổi 15,80b 55,00bc 25,21b 24,33b 85,42a 52,4a 13,91b 79,58a 28,33a 3 năm
tuổi 20,74a 59,17b 25,94b 32,80a 80,83a 40,63b 18,60a 76,39a 28,13a 4 năm
tuổi 13,23b 42,50c 15,21c 26,91ab 83,75a 33,02b 11,63ab 72,08a 22,81a
Ghi chú: 1= Tỷ lệ cây bị nhiễm (%); 2 = Tỷ lệ cành bị nhiễm (%); 3 = Chỉ số nhiễm trên cành (%) Trong phạm vi cùng một cột, các giá trị mang các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05.
Trong các kỳ điều tra ngày 12/7/2008 và ngày 15/9/2008, tỷ lệ cây cà phê chè 3 năm tuổi và 4 năm tuổi nhiễm RSMN nâu tương đương nhau; tỷ lệ cây 3 năm tuổi bị nhiễm RSMN cao hơn hẳn cây 2 năm tuổi; tỷ lệ cây 4 năm tuổi bị nhiễm RSMN tương đương với cây 2 năm tuổi; tỷ lệ cây 1 năm tuổi nhiễm RSMN thấp nhất. Sự sai khác về tỷ lệ cây nhiễm RSMN ở các loại cây cà phê chè có độ tuổi khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất P<0,05. Có sự khác nhau về tỷ lệ cây có độ tuổi khác nhau bị nhiễm RSMN do cây cà phê chè 1 năm tuổi có ít cành, vườn cà phê chè 1 năm tuổi chưa khép tán, sự tích luỹ nguồn rệp RSMN nâu còn ít, khả năng phát tán của RSMN sang cây khác còn hạn chế. Cây cà phê
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp……….. 84
chè 3 năm tuổi và 4 năm tuổi cành đã khép tán, nguồn RSMN đã tích luỹ nhiều, khả năng phát tán RSMN nâu từ cây này sang cây khác thuận lợi hơn so với cây 1 năm tuổi và 2 năm tuổi.
Kỳ điều tra ngày 10/5/2009, tỷ lệ cành cà phê chè nhiễm RSMN ở cây 1 năm tuổi là cao nhất, sau đến cây 2 và 3 năm tuổi, thấp nhất là cây 4 năm tuổi. Cây 1 năm tuổi ít cành, chủ yếu là cành non thuận lợi cho RSMN lấy dinh dưỡng để phát triển tăng nhanh số lượng. Mặt khác sự di chuyển của ấu trùng RSMN đến các cành của cây 1 năm tuổi gần và thuận lợi hơn so với cây 2, 3 và 4 năm tuổi.
Trong các kỳ điều tra ngày 12/7/2008 và ngày 15/9/2008, tỷ lệ cành nhiễm RSMN của cây cà phê chè ở các độ tuổi khác nhau là tương đương nhau.
Có sự tương đương về tỷ lệ cành nhiễm RSMN do tháng 7/2008 là thời gian RSMN phát triển số lượng cá thể rất cao RSMN có thể phát tán lan toả đến các cành của cây cà phê để gây hại, tháng 9/2008 là thời gian RSMN đã qua giai đoạn phát triển đỉnh cao, chúng đã có đủ thời gian phát tán hầu khắp trên các cành của cây cà phê.
Trong kỳ điều tra ngày 10/5/2008, chỉ số nhiễm RSMN trên cây cà phê chè 1 năm tuổi là cao nhất; chỉ số nhiễm RSMN trên cây cà phê 2 và 3 năm tuổi tương đương nhau; chỉ số nhiễm thấp nhất ở cây 4 năm tuổi. Ở kỳ điều tra ngày 12/7/2008, chỉ số nhiễm RSMN trên cây cà phê 1 năm tuổi tương đương cây 2 năm tuổi; chỉ số nhiễm cây 3 năm tuổi tương đương cây 4 năm tuổi. Đến kỳ điều tra ngày 15/9/2008, chỉ số nhiễm RSMN ở tất cả các cây cà phê có độ tuổi từ 1 đến 4 năm tuổi là tương đương nhau. Ngày 10/5/2008, RSMN đang phát triển tăng về số lượng, trong khi nguồn thức ăn của RSMN là cây cà phê chè 1 năm tuổi hạn hẹp hơn cây cà phê chè 2, 3 và 4 năm (do cây cà phê 1 năm tuổi ít cành). Điều đó làm cho chỉ số nhiễm của cây cà phê chè 1 năm tuổi cao nhất. Cây cà phê 2, 3 và 4 năm tuổi có nhiều cành hơn so với cây 1 năm