Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty vận tải thủy (Trang 72 - 81)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước

 Thứ nhất : Nhà nước cần tiếp tục cải tiến quy trình cổ phần hóa theo hướng đơn giản, giảm thủ tục hành chính.

Xét cả quá trình thì những quy định về cổ phần hóa DNNN ban hành chậm, thiếu đồng bộ, thay đổi, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cổ phần hóa.

Quy trình cổ phần hóa còn phức tạp, một số nội dung chưa phù hợp, thiếu cụ thể, thủ tục rườm rà. Quy định về quản lý và giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện trực tiếp vốn nhà nước ở công ty cổ phần chưa đầy đủ, thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp ban hành còn chậm.

Nhà nước cần phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo, hướng dẫn cổ phần hóa, giải quyết tồn tại về tài chính, về quyền sử dụng đất đai còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời. Nhà nước nên chủ động xử lý dứt điểm các tồn đọng trước khi thực hiện cổ phần hóa.

 Thứ hai : Bộ tài chính cần tiến hành nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực kế toán tiếp theo. Tiến tới ban hành luật kế toán Việt Nam.

Cùng với xu hướng phát triển liên tục của nền kinh tế thế giới, có sự chuyển dịch dần các thành phần kinh tế. Trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước gặp nhiều khó khăn, một do có sự quản lý nhiều tầng của các cơ quan cấp trên. Một trong những mặt đó là chế độ kế toán. Chế độ kế toán của nước ta đã liên tục đổi mới và hoàn thiện cùng với xu thế phát triển, dần hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.

Từ năm 2001 đến cuối năm 2006 Bộ Tài Chính đã ban hành gần 30 Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) và các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực. Đó là

một sự nỗ lực rất đáng được biểu dương của các nhà làm chế độ kế toán, Bộ Tài Chính. Các VAS về cơ bản giống như các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) vì nó được dịch từ các IAS (việc nên làm) nhưng sau đó nó được sửa đổi, bổ sung, cắt bớt và kết quả là đôi khi nó làm mất đi tính nhất quán của toàn bộ hệ thống. Đặc biệt có một số hướng dẫn chuẩn mực cũng như các chế độ chế toán hiện hành còn có mâu thuẫn với một số VAS. Hơn thế nữa các họat động tập huấn, đào tạo các VAS mới còn nhiều hạn chế nên báo cáo tài chính của các công ty vẫn còn nhiều điều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và các nhà quản lý.

Do vậy, Bộ tài chính cần xem xét vấn đề này trong quá trình nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực kế toán tiếp theo, đồng thời nên xây dựng ban hành luật kế toán Việt Nam nhằm tạo nền tảng pháp lý hoàn chỉnh về kế toán và kiểm toán, tránh xảy ra tình trạng nhiều cơ quan có những quy định khác nhau về cùng một lĩnh vực hoạt động.

 Thứ ba : Bộ tài chính nên có hướng dẫn và bắt buộc các đơn vị thực hiện phân tích tài chính tự đánh giá hoạt động kinh doanh, báo cáo lên cơ quan cấp trên.

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay vẫn diễn ra một cách tự phát, sơ sài. Trước mắt, Bộ tài chính nên giúp đỡ, tạo điều kiện cho các Công ty có nhu cầu phân tích tình hình tài chính cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh của từng Công ty.

 Thứ tư : Thực hiện việc đánh giá công tình hình tài chính công ty định kỳ và công bố kết quả công khai.

Hàng tháng, quý, năm thanh tra Nhà nước thông báo kết quả giám sát từ xa dựa trên việc phân tích các báo cáo tài chính do các doanh nghiệp Nhà nước, công ty gửi tới, kèm theo lời nhận xét và kiến nghị về những vấn đề cần chấn chỉnh đối với công ty. Tuy nhiên kết quả giám sát này chưa được công bố công khai cho các đối tượng quan tâm. Thiết nghĩ làm như vậy chính là tạo ra một tấm lá chắn vô hình cho các công ty nhỏ trở nên liều lĩnh, mạo hiểm hơn trong các nghiệp vụ kinh

doanh. Dù sao các khách hàng và chủ nợ không biết công ty đã làm thế nào để đem lại lợi nhuận và đáp ứng yêu cầu của họ.

 Thứ năm : Tiến tới hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là một căn cứ quan trọng khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các nhà phân tích có thể so sánh tình hình tài chính nói riêng và hoạt động tài chính nói chung khi căn cứ vào đó. Thực tế cho thấy khi phân tích tình hình tài chính, nếu không có chỉ tiêu chung của ngành làm giá trị tham chiếu, chỉ so sánh số liệu các năm với nhau thì không thể đánh giá và kết luận một cách chính xác khả năng tài chính của doanh nghiệp.

3.3.2 Kiến nghị với Tổng công ty

 Thứ nhất : Tổng công ty nên xúc tiến hoàn thiện chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ một cách sớm nhất.

Xuất phát từ những lợi ích to lớn của việc cổ phần hóa đem lại. Tổng công ty Và điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường.

 Thứ hai : Tổng công ty nên quan tâm, chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính.

Ban lãnh đạo Tổng công ty sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết quy trình thực hiện phân tích BCTC Tổng công ty làm cơ sở vận dụng cho các cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Đặc biệt, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một phần bắt buộc và quan trọng được thực hiện hàng quý. Nếu thực hiện được điều đó mức độ chính xác trong đánh giá tình hình cũng như khả năng dự báo chiến lược sẽ tăng lên khá nhiều, nhờ đó chất lượng quản lý sẽ được nâng cao, tạo là một lợi thế cạnh tranh đáng kể trong các đơn vị thành viên.

 Thứ ba : Tổ chức các khóa học ngắn hạn về phân tích và dự báo tài chính Tổng công ty và các đơn vị thành viên cho các cán bộ quản lý. Vì việc xây dựng một phòng chuyên môn thực hiện công tác và dự báo tài chính ở công ty mà

trong điều kiện hiện nay là không có hiệu quả và không khả thi. Muốn vậy Tổng công ty cần thường xuyên tổ chức các khóa học ngắn ngày để bổ sung kiến thức hiện đại về phương pháp phân tích BCTC cho cán bộ để họ có điều kiện thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hệ thống và có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một đề tài tổng hợp. Để phân tích đòi hỏi phải nhìn nhận từ tổng thể đến chi tiết của vấn đề mới có thể tổng hợp được các thông tin và thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, đồng thời có thể trả lời được những câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp về hiệu quả hoạt động, những hạn chế và tiềm lực của doanh nghiệp.

Trong quá trình học tập tại khoa Ngân hàng – tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Kết thúc khóa học em đã quyết định lựa chọn đề tài này để có thể áp dụng những kiến thức mình đã được học vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp mà mình thực tập. Qua đó, giúp em củng cố và trao dồi kiến thức chuyên môn cũng như thực tế.

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của TCT, em xin được đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của TCT và một số kiến nghị. Cụ thể, một số giải pháp cải thiện khả năng thanh toán, giải pháp tăng cường huy động vốn, giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiến nghị tập trung chủ yếu vào các cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty vận tải thủy.

Tuy nhiên, đây là một đề tài khó, thời gian có hạn, sự hạn chế về thông tin và nhất là Tổng công ty vận tải thủy với nhiều đơn vị thành viên, địa bàn hoạt động rộng cho nên việc phân tích gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khó có thể tránh khỏi thiếu sót.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CR Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành

QR Chỉ số khả năng thanh toán nhanh

TIE Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay

ROS Hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

ROA Sức sinh lời của TS

ROE Sức sinh lời của VCSH

bq Bình quân

TCT Tổng công ty vận tải thủy

TCT Tổng công ty vận tải thủy

TS Tài sản

TSCĐ Tài sản cố định

TSNH Tài sản ngắn hạn

TSDH Tài sản dài hạn

LNST Lợi nhuận sau thuế

VCSH Vốn chủ sở hữu

GTVT Giao thông vận tải

HĐQT Hội đồng quản trị

BCTC Báo cáo tài chính

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCKQKD Báo cáo kết quả kinhdoanh

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và năm 2008 của Tổng công ty vận tải thủy 2. Sách ”10 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty vận tải thủy” Nhà xuất bản giao thông vận tải.

3. Giáo trình "Tài chính doanh nghiệp" PGS.TS Lưu Thị Hương. Đại học kinh tế

quốc dân.

4. Giáo trình " Phân tích báo cáo tài chính" PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc. Đại học Kinh tế quốc dân.

5. website www.kienthuctaichinh.com ; www.stox.vn ; www.vietstocks.vn ; www.ketoanviet.com ; www.saga.vn

6. Báo cáo các chỉ số ngành vận tải thủy của phòng nghiên cứu và phân tích công ty chứng khoán Tân Việt.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP...3

1.1 Tài chính doanh nghiệp...3

1.1.1 Doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp...3

1.1.2 Tài chính doanh nghiệp...5

1.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp...7

1.2.1 .Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp...7

1.2.2 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp...9

1.2.2.1 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp...9

1.2.1.2 Thông tin nội bộ doanh nghiệp...10

1.2.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp...13

1.2.3.1 Phương pháp so sánh...13

1.2.3.2 Phương pháp tỷ số...14

1.2.3.3 Mô hình Dupont...14

1.2.4 Nội dung của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp...15

1.2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính...15

1.2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản...17

1.2.4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động...19

1.2.5. Những nhân tố có thể làm sai lệch kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp ...29

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY...32

2.1 Giới thiệu chung về Tổng công ty vận tải thủy...32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...32

2.1.2 Cơ cấu tổ chức...34 2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty vận tải thủy. 36

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty vận tải thủy...38

2.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính...38

2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán và khả năng thanh khoản...46

2.2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động...48

2.3 Đánh giá thực trạng tài chính của Tổng công ty vận tải thủy...53

2.3.1 Điểm mạnh...53

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân...54

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI THỦY...57

3.1 Định hướng phát triển của Tổng công ty vận tải thủy...57

3.2.1. Chiến lược khai thác phát triển lực lượng phương tiện vận tải...57

3.3.2. Định hướng phát triển cảng sông...58

3.3.2.1 Dự báo nguồn hàng và đặc điểm bốc xếp kinh doanh của cảng sông....58

3.3.2.2 Chiến lược khai thác và định hướng kinh doanh sản xuất cảng...59

3.2 Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Tổng công ty vận tải thủy....60

3.2.1 Cải thiện khả năng thanh toán của TCT vận tải thủy...60

3.2.2 Tăng cường huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh...63

3.2.3 Cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 69

3.3 Một số kiến nghị...72

3.3.1 Đối với Nhà nước...72

3.3.2 Đối với Tổng công ty...74

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...78

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty vận tải thủy (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w