CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án NGỮ văn lớp 8 SOẠN CHI TIẾT cả năm học (Trang 54 - 61)

(O - Hen- Ri)

A. Mục tiêu cần đạt được:

Giúp HS:

- Hiểu rõ sức mạnh của tình yêu thương con người, thương yêu những người nghèo khổ, sức mạnh của cái đẹp, của tình yêu cuộc sống đã kết thành một tác phẩm hội hoạ kiệt tác.

- Tư tưởng chủ đề sâu sắc ấy được thể hiện bằng nghệ thuật độc đáo: Sự sắp xếp các tình tiết khéo léo dẫn đến sự đảo ngược tình huống hai lần. Đó chính là sự hấp dẫn đặc biệt của đoạn trích truyện ngắn (Chiếc lá cuối cùng).

- Rèn các kỹ năng, đọc, kể chuyện diễn cảm; phân tích các nhân vật và tình huống truyện.

B Tiến trình tổ chức Các hoạt động dạy học:

*Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của nvật Đôn – ki – hô - tê qua đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.

? Em rút ra được bài học gì thiết thực qua hai hiện tượng nvật Đôn – ki – hô - tê và Xan chô.

* Dạy học bài mới: GV giới thiệu: VH Mỹ là một nền VH trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hêminguây, Giắc lơn đơn… trong số đó tên tuổi của O - Hen- Ri nổi bật lên như một tác phẩm truyện ngắn tài danh. Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ, vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin cho con người.

I/ Đọc:c – Tìm hi u chung:ể tóm tắt:

GV gọi HS đọc phần chú thích * ở SGK

? Trình bày những hiểu biết của em về O - Hen- Ri?

H? Những tác phẩm chính?

GV nêu những truyện để lại ấn tượng sâu sắc.

-GV dành 5-6’ kể tóm tắt cho HS nghe

1/ Tác giả: O - Hen- Ri là người Mỹ (1862 - 1910).

- Ông là nhà văn chyên viết truyện ngắn (600 truyện) viết từ lúc còn trẻ và rất nổi tiếng vào giai đoạn cuối đời.

- Truyện của ông thường nhẹ nhàng, nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu những người nghèo khổ.

 Bắp cải và vua chúa; Bốn triệu; Trung tâm miền tây; Tiếng nói của thành phố;

Những sự lựa chọn.

 Căn gác xép, Cái cửa xanh, Tên cảnh sát và gã lang thang, Chiếc lá cuối cùng, Quà tặng của các đạo sỹ, khi người ta yêu, Sương mù ở Xen Tôn.

2/ Tác phẩm.

a, Tóm tắt tác phẩm.

-GV đọc mẫu đoạn trích

? Tóm tắt đoạn trích? HS tóm tắt, GV nxét, bổ sung, sửa chữa.

… Rồi cụ Bơ - men và Xiu lên gác. Giôn xi đang ngủ. Xiu kéo mành xuống che kín cửa sổ và ra hiệu cho Bơ - men ngồi làm mẫu cho Xiu vẽ. Sáng hôm sau Xiu tỉnh dậy thì thấy Giôn Xi đang nhìn những tấm mành kéo xuống. Cô ra lệnh Xiu kéo mành lên để nhìn thấy cây thường xuân. lạ thay, sau trận mưa vùi dập vẫn còn 1 chiếc lá thường xuân bám trên tường gạch. Giôn xi nghĩ rằng: Trong đêm qua chiếc lá sẽ rụng và Giôn xi sẽ lìa đời.

Ngày hôm đó trôi qua, màn đêm buông xuống chiếc lá đó vẫn ở trên tường. Trời sáng Giôn xi lại ra lệnh kéo mành lên, chiếc lá vẫn còn đó. Giôn xi ngắm nhìn chiếc lá sức khoẻ dần dần hồi phục, Giôn xi ngồi dậy xem chị Xiu nấu nướng và hi vọng một ngày nào đó sẽ vẽ được vịnh Na-plơ. Buổi chiều Bác sĩ tới khám bênh cho Giôn xi và kết luận sức khoẻ của Giôn xi được 5/10 rồi bác sĩ xuống nhà thăm một bệnh nhân khác. Chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn xi nằm kể cho Xiu nghe: Việc Bơ men vẽ chiếc lá trong đêm ông đã bị bệnh viêm phổi và chết …

GV hư[ớng dẫn: Chú ý những câu, đoạn đặt trong dấu ngoặc kép (“”) lời nói trực tiếp của các nhân vật. Đoạn cuối, lời kể của Xiu về cái chết của cụ Bơ - men (Giọng rưng2, cảm động, nghẹn ngào)

? Dựa vào t/p’ em hãy giới thiệu bệnh tình và tâm trạng của Giôn xi?

H? Biết được ý nghĩa đó của Giôn xi, Xiu đã làm gì?

GV chuyển tiếp:

H? Dựa vào phần đọc thêm gợi vài nét khắc hoạ nhân vật Bơ - men?

H? Nét nổi bật trong tình cảm và cá tính của cụ là gì?

3/ Đọc

II/ Tìm hiểu chi tiết

 Giôn xi bị bệnh viêm phổi nặng tâm trạng của cô chán nản, tuyệt vọng. Cô từ chối ăn uống. Mọi ý nghĩ thu lại 1 điều:

Chờ chiếc lá cuối cùng rụng xuống và cô sẽ chết.

 Lo lắng kể cho Bơ men nghe 1/ Kiệt tác của Bơ - men:

 Bơ - men đã có tuổi (ngoài 60). Cụ là người làm nghệ thuật, cụ sống cùng ngôi nhà với Xiu…

- Cụ kiếm đuựơc chút ít tiền ăn bằng cách ngồi làm mẫu, khát vọng của cụ là vẽ một bức tranh kiệt tác.

 Nghe chuyện ốm của Giôn xi cụ cảm động, lo lắng, nghĩ ra cách vẽ chiếc lá cuối

cùng để cứu Giôn xi.

H? Qua bức vẽ chiếc lá trong đêm ta hiểu thêm điều gì về phong cách của cụ?

H?Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết?

H? Chiếc lá cụ vẽ có phải là kiệt tác không? Vì sao?

(Hết tiết 29, chuyển tiết 30)

? Khi biết được nỗi tuyệt vọng của Giôn xi, Xiu có thái độ ntn?

? Cũng như Bơ men, Xiu rất thương yêu Giôn xi em hãy chứng minh?

H? Tại sao có thể nói Xiu không hề được cụ Bơ men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống?

? Nếu Xiu được biết thì truyện có kém hay không? Vì sao?

 Cụ thật cao thượng quên mình vì người khác, cứ lẳng lặng làm, không hé răng cho Xiu biết.

 HS thảo luận: Tạo bất ngờ cho Giôn xi và gây hứng thú cho cả bạn đọc chúng ta.

 Chiếc lá là kiệt tác vì:

- Trước hết vì lá vẽ rất giống (Cuống lá,rìa lá)

- Nó vẽ trong điều kiện mưa tuyết.

- Bức tranh đó đã cứu được Giôn xi khỏi chết.

- Nhắc đến sự hy sinh vĩ đại của Bơ men 2/ Tình yêu thương của Xiu:

 Bơ men và Xiu đều yêu quý Giôn xi, họ muốn Giôn xi bình phục, họ rất lo lắng.

 Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc là thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường (Dẫn chứng)

- Xiu lo sợ nếu Giôn xi sẽ chết (D/c’) - Xiu động viên, chăm sóc Giôn xi.

 Xiu không hề biết được ý định của Bơ men, bằng chứng khi Giôn xi bảo kéo mành lên cô làm theo một cách chán nản.

Sau đó còn cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh và nói lời não ruột (D/c’) - Chính Xiu cũng ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả một đêm mưa gió phủ phàng không biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng nặng nề đeo đẳng Xiu tới khi cô biết sự thật… Câu ô kìa! Sau trận mưa … c/m sự ngạc nhiên đó.

H? Xiu biết rõ sự thật từ lúc nào?

H? Tại sao cô bình tĩnh khi lần thứ 2 Giôn xi bảo kéo mành lên?

H? Nếu Xiu biết được ý định của cụ Bơ men thì chuyện có kém hay đi không? Vì sao?

H? Tâm trạng của Giôn xi biến đổi ntn?

? Em thử hình dung diễn biến tình cảm trong tâm của Giôn xi khi nhìn thấy chiếc lá dũng cảm bám vào tường?

? Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn xi?

? Tại sao nhà văn kết thúc truyện = lời kể của Xiu mà không để Giôn xi phản ứng gì thêm?

? Chứng minh qua đoạn trích kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc?

- HS thảo luận: Sau trận mưa vùi dập … Xiu đã biết rõ sự thật.

 Nếu biết trước ý định của Bơ men thì truyện sẽ kém hay vì Xiu không bị bất ngờ và ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng của cô.

3/ Diễn biến tâm trạng của Giôn xi:

 Từ chỗ đợi chết, mong chết đến tâm trạng căng thẳng khi hai lần kéo mành lên

 lạnh lùng chờ đón cái chết->thấy rằng chết là một tội

- Từ chỗ không muốn ăn  xin cháo, sữa - Từ chỗ chằm2 nhìn cây thường xuân  Vẽ vịnh Na pơ.

 Cô kinh ngạc khâm phục  cô thấy mình cũng có thể như chiếc lá vượt lên chiến thắng hoàn cảnh.

 Sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối buông xuôi muốn chết của mình.

 Kết thúc như vậy tryện sẽ có dư âm, để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và những dự đoán. truyện sẽ kém hay nếu nhà văn cho chúng ta biết cụ thể Giôn xi nghĩ gì, nói gì, có hành động gì khi nghe Xiu kể lại cái chết và việc làm cao thượng của Bơ men.

4/ Đảo ngược tình huống hai lần:

 Giôn xi ngày càng tiến gần đến cái chết khiến độc giả lo lắng, cảm thông. Những tình huống bổng đảo ngược: Giôn xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm, độc giã thở phào trút được gánh nặng lo âu.

? Với “Chiếc lá cuối cùng” O Hen ri gửi đến chúng ta bài học gì?

GV nêu câu hỏi tổng kết

? Nêu điểm sắc về nội dung, nghệ thuật?

- Cụ Bơ men đang khoẻ mạnh như vậy  Hoạ sĩ Bơ men cũng lại chết vì bệnh sưng phổi khiến nvật trong truyện bất ngờ, độc giả cũng bất ngờ.

 Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống, đang khoẻ mạnh lại chết). NT đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho chúng ta khi đọc truyện này.

 Hãy thương yêu con người

- Hãy vì sự sống của con người, đó là lẽ tồn tại cao quý nhất của nghệ thuật và của mọi người.

III/ Tổng kết - HS thảo luận - GV gọi HS trả lời

* Ghi nhớ SGK

* Củng cố :- GV cho HS xem tranh.

- Kể lại chyện

* Hướng dẫn về nhà

1. Em hãy đóng vai Giôn xi phát biểu cảm nghĩ về cụ Bơ men?

2. GV giao nhiệm vụ cho HS tìm các từ chỉ qhệ ruột thịt được dùng ở địa phương.

_____________________________________________________________

Soạn ngày : 10/10/2010 Thực hiện: 11/10/2010

Tiết 31: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( Phần Tiếng Việt )

THÀNH NGỮ XỨ NGHỆ

A.Mục tiêu cần đạt:

- Thông qua bài học, giúp các em thấy được sự phong phú và đa dạng của kho tàng tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt trong đó có sự đóng góp của thành ngữ xứ Nghệ.

- Thấy được nét rieng biệt của thành ngữ xứ Nghệ, từ đó biết sử dụng thành ngữ xứ Nghệ 1 cách hợp lí.

B.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

* Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là thành ngữ? Cho ví dụ..

? Giải thích ý nghĩa của thành ngữ sau và đặt câu với thành ngữ đó: Chậm như rùa

* Dạy học bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

? Nhắc lại khái niệm thành ngữ( Đã học ở lớp 7)

? Nêu vài thành ngữ minh họa?

? Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ, ta hiểu theo cách nào?

? Hãy nêu 1 số thành ngữ địa phương xứ Nghệ?

? Thành ngữ toàn dân tương ứng ?

? Chỉ ra sự khác nhau của các thành ngữ trên?

+ Gọi 1 HS lên bảng trình bày đoạn văn.

+ GV nhận xét cách dùng thành ngữ xứ

I.Thế nào là thành ngữ?

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Thắt lưng buộc bụng - Gió vào nhà trống - Mặc áo quá vai - Ngựa quen đường cũ

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số biện pháp chuyển nghĩa như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…

Ví dụ: Vắt cổ chày ra nước=> Chỉ tính keo kiệt, bủn xỉn

II.Đặc điểm của thành ngữ xứ Nghệ 1. Ví dụ:

- Đói trốôc cúi phải bò.

- -Lòng tru răng dạ bò rứa

- Thương con ngài dài con mình.

 Đói đầu gối phải bò

 Lòng trâu như dạ bò

 Thương con người dài con mình.

- Xét về ý nghĩa thì thành ngữ toàn dân và thành ngữ xứ Nghệ giống nhau.

- Tuy nhiên, thành ngữ xứ Nghệ sử dụng nhiều từ địa phương xứ Nghệ.

2. Ghi nhớ ( SGK Ngữ văn Nghệ An- Tr.

27)

III. Luyện tập:

- Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng thành ngữ xứ Nghệ một cách hợp lí.

Nghệ.

*Hướng dẫn học ở nhà:

- Sưu tầm 1 số thành ngữ xứ Nghệ và giải thích nghĩa.

- Tìm một số đoạn thơ, văn có sử dụng thành ngữ xứ Nghệ.

- Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự…

Ngày soạn: 11/10/2010 Tiết 32 Thực hiện:12/10/2010

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án NGỮ văn lớp 8 SOẠN CHI TIẾT cả năm học (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(267 trang)
w