1. Đề bài :( GV phát đề cho HS) Phần1 :Trắc nghiệm :
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
..."Mặt Lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra . Cái đầu Lão ngoẹo sang một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ..."
1,đoạn văn trên trích ở văn bản nào?
A. Tôi đi học C. Lão Hạc
B. Cô bé bán diêm D.Trong lòng mẹ 2,Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A.Ngô Tất Tố C. Nguyên Hồng
B. Nam Cao D.AN- đéc-xen.
3, Dòng nào sau đây khắc hoạ rõ nhất hình ảnh của Lão Hạc . A.Mặt lão tự nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau .
B.Cái đầu Lão ngoẹo về một bên, miệng móm mém ,mếu như con nít.
C. Nước mắt Lão chảy ra, Lão hu hu khóc . D. Tất cả các phương án trên
4,Từ nào trong đoạn văn trên có tác dụng diễn tả rõ nhất, nhiều nhất về nỗi khổ của Lão Hạc :
A. Co rúm B. Ngoẹo C. ép D. Móm mém 5, Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
A.Miêu tả cử chỉ, dáng điệu của Lão Hạc khi kể chuyện bán cậu Vàng với ông Giáo.
B. Kể về nỗi đau khổ của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
C.Diễn tả tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng .
D. Không phải 3 phương án trên
6, Nối tên các văn bản với tên của tác giả sao cho khớp .
Cô bé bán diêm Ngô Tất Tố
Lão Hạc Thanh Tịnh
Tức nước vỡ bờ O- Hen- Ri
Chiếc lá cuối cùng Nam Cao
Đánh nhau với cối xay gió AN- Đéc - Xen
Phần II .Tự luận
1. Em hãy phân tích những điểm cơ bản của dòng văn học hiện thực VN qua 3 tác phẩm đã học.
Đáp án - Biểu điểm
Phần I ( 3đ ).Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm .
1 - C 2 - B 3 - D 4 - C
5 - A 6 - ( 4 văn bản với 4 tác giả ) Phần II. (6 điểm )
- Các văn bản trên đều là các văn bản truyện ký VN hiện đại . - Đều lấy đề tài con người và cuộc sống XH đương thời của tác giả.
- Đi sâu vào miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Chan chứa tình cảm nhân đạo ( yêu thương, trân trọng những tình cảm tốt đẹp của con người ...)
- Tình cảnh XH đương thời tàn ác, xấu xa.
- Có lối viết chân thực gần với đời sống, sinh động (Bút pháp hiện thực ).
* Bài làm trình bày gọn, sạch, đẹp: 1 điểm . - Cuối giờ GV thu bài về nhà chấm .
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết 42: Luyện nói
Ngày soạn: 25/10/2010
Tiết 42 Thực hiện: 26/10/2010
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM A. Kết quả cần đạt :
Giúp HS :
- Ôn lại kiến thức về ngôi kể đã học ở lớp 6.
- Rèn luyện kỷ năng kể chuyện trước tập thể
- Rèn luyện, kỷ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Tích hợp với kiến thức văn và tiếng Việt đã học.
B.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học I. Ôn tập về ngôi kể :
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở SGK.
1.a, Kể theo ngôi thứ nhất là cách kể mà người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện giúp cho người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người trong cuộc, tham gia vào các sự việc và kể lại, do đó độ tin cậy cao.
b. Kể theo ngôi thứ 3 là cách kể mà người kể giấu mìmh đi, gọi tên các nhân vật một cách khách quan . Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người chứng kiến các sự việc và kể lại, do đó có thể kể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật .
2.a, Kể theo ngôi thứ nhất :Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu ...
b, Kể theo ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng ...
3. Thay đổi ngôi kể là để:
a. Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật : - Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc .
- Sự việc có liên quan - Người kể khác sự việc không liên quan đến người kể b. Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm .
- Người trong cuộc có thể buồn, vui theo cảm tính chủ quan
- Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật
Phần II : Thực hành trên lớp HS đọc đoạn trích SGK
H?Sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn ?
H? Các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn ?
H?Xác định các yếu tố miêu tả và nêu tác dụng của chúng ?
=> Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu. Nhân vật chính là :Chị Dậu, Cai lệ, Người nhà ...
Kể theo ngôi thứ 3.
=> Các từ xưng hô: Cháu van ông :Van xin, nín nhịn
Chồng tôi đau ốm :Bị ức hiếp, phẫn nộ ..
Mày ...xem ! :Căm thù, vùng lên .
=> Chị Dậu xám mặt...sức lẻo khẻo của
anh chàng nghiện ...người đàn bà lực điền ...ngã chỏng quèo ....nham nhảm thét ...
- Anh chàng hầu cận ông Lý .... Chị chàng con mọn .
=> Nêu sức mạnh của lòng căm thù . GV yêu cầu HS luyện nói:
1, Đóng vai Chị Dậu để kể:
Tôi tái xám mặt,vội vàng đặt con Bé xuống đất , chạy tới đỡ tay Cai lệ, van xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh lại, xin ông tha cho !
Nhưng tên Cai lệ vừa đấm vào ngực tôi vừa hùng hổ lấn tới định trói chồng tôi.
Vừa thương chồng, vừa uất ức trước thái độ bất nhân của hắn, tôi dằn giọng:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt tôi một cách thô bạo rồi lao tới chỗ chồng tôi. Tôi nghiến răng : - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
Tiện tay, tôi túm cổ hắn, ấn giúi ra cửa . Hắn ngã chõng quèo trên mặt đất nhưng miệng vẫn thét trói như một thằng điên ...
* Dặn dò về nhà:
Tập kể lại đoạn truyện Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư đến hết .
Tiết 43 Ngày soạn: 28/10/2010
Ngày dạy: 29/10/2010
CÂU GHÉP
A. Kết quả cần đạt : Giúp HS :
- HS nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong các câu ghép.
- Biết vận dụng kiến thức trong bài để làm các bài tập nhận biết câu ghép và dặt câu ghép, viết đoạn văn có câu ghép.
B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là nói giảm nói tránh? cho ví dụ
* D y h c b i m iạt động 3: Tổng kết ọc: ài ới thiệu bài
GV yêu cầu HS đọc kỹ đoạn văn ở mục I SGK
H? Tìm các cụm C- V trong những câu in đậm ?
H?Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C- V ?
H? Câu có 1 cụm C - V ?
H?Câu có hai cụm c - v không bao chứa nhau :Tôi - đi lại ,...thấy lạ .
H? Câu có nhiều cụm C- V bao chứa nhau?
H? Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
I.Đặc điểm của câu ghép 1. Ví dụ
=>- ...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp (Mẹ tôi/ ...- dẫn đi ....)
- Con đường này ...lạ (tôi ... đi lại ...- thấy lạ ) - Tôi quên...quang đãng ( Tôi - quên ; Những cảm giác ...nảy nở; Mấy cánh hoa ..mỉm cười ...)
- Những câu có hai cụm c- v không bao chứa nhau .
+ Cụm c - v 1,: Tôi/đã quen đi lại lắm lần . + Cụm c - v 2,:Cn (ẩn) thấy lạ
- Câu có nhiều cụm c- v bao chứa nhau + Cụm c - v nòng cốt câu (bao chứa các cụm c - v làm thành phần phụ ):Tôi/ quên....
+ Các cụm c - v làm thành phần phụ (Bị bao chứa trong nòng cốt c-v )
- Cụm c - v làm bổ ngữ cho động từ quên : Những cảm giác trong sáng ấy ( Nảy nở trong lòng tôi )
- Cụm c-v làm bổ ngữ so sánh cho động từ nảy nở :(Như) mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng .
=>:....Mẹ tôi - Dẫn đi
=>Tôi - quên, những tình cảm trong sáng ấy - nảy nở, mấy cánh hoa tươi - mỉm cười.
- Câu: Có 1 cụm C - V là câu đơn.
- Câu có 2 cụm C - V không bao chứa nhau là câu ghép.
- Câu dùng cụm C - V để mở rộng câu là loại câu có nhiều cụm C - V bao chứa nhau.
H? Thế nào là câu ghép?
GV yêu cầu HS đọc lại đoạn văn ở I.
H? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn văn trên?
H?Trong các câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
H?Tìm thêm một số ví dụ về cách nối vế câu trong câu ghép?
HS đọc ghi nhớ SGK
GV khái quát khắc sâu kiến thức.
2, Ghi nhớ ( SGK ) II. Cách nối các vế câu.
1, Các câu ghép:
a, Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
b, Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ nhất.
c, Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
2, Cách nối: Câu a, b nối bằng quan hệ từ và câu c nối bằng dấu hai chấm (:)
3,VD - Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi ...
Nối bằng dấu phẩy .
- Khi hai người lên gác thì Giôn- xi đang ngủ .
Nối bằng cặp quan hệ từ khi...thì ...
2.Ghi nhớ(SGK)
III.Luyện tập :
Bài tập 1: GV hướng dẫn HS làm Bài tập 2: GV gợi ý
a, Vì trời mưa to nên đường lầy lội
b, Nếu Nam chăm học thì thì sẽ đạt điểm cao
c,Tuy nhà ở khá xa nhưng Bắc vẫn đi học rất đúng giờ d, Không những Vân học giỏi mà còn múa rất đẹp .
* Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập về nhà: Số 3, 4, 5.
- Chuẩn bị bài mới thật tốt để đón các thầy cô giáo về trường dạy thi GV giỏi huyện.
Tiết 44: Ngày soạn: 31/10/ 2010 Thực hiện: 1/11 /2010