Đọc - hiểu chú thích

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án NGỮ văn lớp 8 SOẠN CHI TIẾT cả năm học (Trang 152 - 156)

Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích * ở sách giáo khoa.

I. Đọc- Tìm hiểu chung.

1.Tác giả: Tố Hữu( 1920- 2003)

? Nêu vài nét về tác giả?

2. Tác phẩm.

? Bài thơ được ra đời trong hoàn c cảnh nào?

3. Đọc: Giáo viên đọc mẫu Gọc 2-3 em đọc lại

4. Bố cục: 2 phần.

II. Tìm hiểu chi tiết.

1. Bức tranh mùa hè:

? Sống trong cảnh lao tù ngột ngạt, người chiến sỹ trẻ đã hướng tâm hồn mình về đâu?

? Với tâm hồn khao khát tự do và trí tưởng tượng phong phú nhà thơ đã lắng nghe được những âm thanh gì?

? Tiếng chim tu hú đã thức dậy cái gì trong tâm hồi người chiến sỹ trẻ lần đầu tiên nếm mùi tù ngục của thực dân đế quốc?

H?Khung cảnh mùa hè ở đây được hình dung cụ thể như thế nào?

- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920- 2003) tại Thừa Thiên Huế. Ông là nhà Thơ lớn của nền Thi Ca cách mạng Việt Nam.

- Cuộc đời thơ Tố Hữu gắn liền với cuộc đời cách mạng...

-> Bài thơ được sáng tác tháng 7 - 1939. khi nhà thơ vừa bước sang tuổi 19, viết trong nhà lao Thừa Thiên Huế trong tư thế hiên ngang của người chiến sỹ cách mạng.

- 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè.

- 4 câu cuối: Tâm trạng người tù.

=> Cuộc sống bên ngoài song sắt nhà tù.

=>Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê nghe bồi hồi tha thiết - tiếng chim gọi bầy xa gần vang lên...

- Tiếng ve ngân...

- Tiếng sáo diều ...

=>Một mùa hè bên ngoài xà lim trong tưởng tượng dồi dào của tâm hồn thi nhân bức tranh mùa hè thật trẻ trung, rộn rã, đầy sức sống đố là tiếng ve...

=>Một mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc ngọt ngào hương vị, khoáng đạt tự do đang mở ra, đang lại gần, vận động trong dòng chu chuyển của thời gian.

2. Tâm trạng người tù.

- Học sinh đọc diễn cảm 4 câu cuối, chú ý ngắt nhịp đúng các câu 8 (6-2) câu 9 (3-3), câu 10 (6-2)

? Tâm trạng nhà thơ ở đoạn này được bộc lộ khác đoạn trên ở chỗ nào?

? Nhịp thơ thay đổi như thế nào? sự thay đổi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng chủ thể trữ tình?

? Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ gợi người đọc những liên tưởng gì?

=> Chính niềm khao khát tự do mãnh liệt chính sức sống tuổi trẻ và hồn thơ lãng mạn đã giúp nhà thơ vẽ được bức tranh mùa hè từ tiếng chim tu hú khơi nguồn đó.

=> Nếu như ở đoạn trên chủ yếu là tả cảnh tưởng tượng bức tranh tự do ; tâm trạng nhà thơ hoà vào, ẩn sau bức tranh đó; thì ở đoạn cuối, tâm trạng chủ thể được bộc lộ trực tiếp - đó là tâm trạng u uất, ngột ngạt, bức bí, đầy đau khổ

- Cách ngắt nhịp thay đổi khác thường cùng với các động từ "Đập tan, ngột, chết mất" các thán từ

"Hè ôi! thôi! làm sao! góp phần thể hiện tậm trạng đó.

=> Gợi ra bức tranh mùa hè trong tưởng tượng với tâm trạng náo nức bồn chồn của nhà thơ. ở câu kết lại nhấn vào tâm trạng trong cảm giác,u uất, bực bội, ngột ngạt, ý muốn tung pháđể dành lại tự do của người tù.

- Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc thể hiện sự thay đổi diễn biến tâm trạng của tác giả một cách lô gíc, hợp lý - mặt khác nó tạo ra bài thơ sự mở đầu và kết thúc tự nhiên

GV: Tiếng chim tu hú chính là tiếng gọi tự do, tiếng gọi tha thiết của cuộc sống đầy quyến rũ.

III. Tổng kết .

H? Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?.

- Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc:

- Hai đoạn thơ- hai cảnh, hai tậm trạng, khác nhau và vẫn thống nhất trong sự phân tích lô gíc: Đoạn 1: Cảnh đẹp, đầy sức sống, có hồn, tình hoà trong cảnh.

Đoạn 2: Tính sổi nổi, tha thiết, mãnh liện trên nền cảnh nhỏ hẹp, u tối.

- Giọng điệu thơ tự nhiên.

* Ghi nhớ ( sách giáo khoa).

- 1 HS đọc ghi nhớ- GV nhấn mạnh khắc sâu kiến thức.

* Luyện tập

* Viết đoạn văn tả cảnh hè về nơi em ở.

* Dặn dò về nhà.

- Học thuộc lòng bài thơ.

Ngày soạn: 16/ 1/ 2011.

Thực hiện : 17/ 1/ 2011.

Tiết 79 .

CÂU NGHI VẤN (Tiếp)

A. Kết quả cần đạt:

Giúp HS :

- Nắm được các chức năng thường gặp của câu nghi vấn.

- Rèn luyện kỷ năng sử dụng câu nghi vấn trong khi viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp:

GV dẫn vào bài: Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thay đổi thì câu văn cũng phải luôn luôn thay đổi để thực hiện chức năng diễn đạt chính xác tới mức tinh tế những cảm xác, những tâm trạng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp của con người. Vì thế, các em có thể gặp rất nhiều câu văn có hình thức giống như một câu nghi vấn, nhưng trên thực tế, nó lại không phải là một câu nghi vấn đích thực... (cầu khiến, khẳng định, phủ định, cảm thán, đe doạ...)

I. Những chức năng khác của câu nghi vấn:

Cho học sinh đọc các ví dụ ở sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi.

1. Ví dụ: SGK

? Tất cả các câu được kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong các ví dụ có phải là câu nghi vấn không? Tại sao?

- Không phải là câu nghi vấn vì chúng không được dùng để hỏi mà là để thực hiện các chức năng khác cụ thể:

a. Dùng để cảm thán bộc lộ tính chất hoài niệm tâm trạng nuối tiếc.

b. Dùng với hàm ý đe doạ.

c. Đe doạ

? Có phải bao gìơ câu nghi vấn cũng được kết thúc bằng dấu chấm hỏi không? tại sao?

d. Dùng để khẳng định.

e. Dùng để cảm thán bộc lộ sự ngạc nhiên.

- Có thể được kết thúc bằng dấu câu khác, dấu chấm than chẳng hạn, - chã lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy! (bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên).

* Giáo viên chỉ định một học sinh đọc chậm ghi nhớ trong sách giáo khoa.

- Học sinh đọc thầm.

- Ghi vào vở II. Luyện tập:

Bài tập 1, 2 - giáo viên hướng dẫn học sinh làm tại lớp sau đó nhận xét, bổ sung.

Bài tập 3: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi:

a. Bạn có thể kể lại cho mình nghe nội dung bộ phim " Vợ chồng A Phủ" được không?

b. Sao cuộc đời chị Dậu khốn khổ đến thế?

Bài tập 4. GV hướng dẩn học sinh về nhà làm.

* Dặn dò:

- Về nhà làm bài tập 4 và đọc thuộc lòng ghi nhớ.

- Chuẩn bị bài TLV “ Thuyết minh về một phương pháp”

====================================

Tiết 80: Ngày soạn: 17/1/2011 Ngày dạy: 18/1 / 2011

THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (cách làm)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án NGỮ văn lớp 8 SOẠN CHI TIẾT cả năm học (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(267 trang)
w