Các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án NGỮ văn lớp 8 SOẠN CHI TIẾT cả năm học (Trang 73 - 77)

ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM

B. Các hoạt động dạy học

* Kiểm tra bài cũ:

- Em còn nhớ khái niệm văn bản nhật dụng? Văn bản nhật dụng có thể gồm những kiểu văn bản nào?

- Từ lớp 6 đến nay em đã được học những văn bản nội dung nào? Về những vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá nào? Cho một ví dụ?

* Dạy học bài mới:

GV giới thiệu: Ngày trái đất là ngày gì? Tại sao nước ta lần đầu tiên tham gia năm 2000 với chủ đề một ngày không dùng bao bì ni lông? Không dùng bao bì ni lông thì dùng bì bằng chất liệu gì? Cần tìm những câu trả lời thoả đáng trong bài học mà cô giới thiệu với chúng ta ngày hôm nay.

-GV yêu cầu rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn cần phát âm chính xác.

- HS: 2 em đọc- GV nhận xét -Theo 9 chú thích trong SGK

H? Văn bản này có thể chia làm mấy phần?

H? Đó là những phần nào? Nội dung của từng phần?

H? Kiểu loại văn bản này?

H? Dùng bao bì bằng túi ni lông có những cái lợi như đã nêu ở trên.

Nhưng lợi bất cập hại. Vậy, những cái hại do bao bì ni lông là gì? Cái hại nào là cơ bản nhất?

I. Đọc- Tìm hiểu chung 1, Đọc

- HS lắng nghe.

( HS tìm hiểu)

2, Tìm hiểu chú thích 3, Bố cục

- Văn bản được chia làm 4 phần:

a, Ngày 22/4....khu vực: Sơ lược nguồn gốc và nguyên nhân sự ra đời của ngày trái đất.

b, Năm 2000...sơ sinh: Vì sao VN lựa chọn chủ đề một ngày không dùng bao bì ni lông: Thuyết minh tác hại vì mặt và nghiêm tọng của việc sử dụng bao bì ni lông.

c, Vì vậy....môi trường: Đề ra những việc cần làm.

d, Phần còn lại: Lời kêu gọi, động viên mọi người.

- VB nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên.

II. Tìm hiểu chi tiết

1, Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hạn chế và không dùng bao bì ni lông.

- Dùng bao bì ni lông sẽ gây nguy hại, ô nhiễm môi trường là do tính không phân huỷ của nhựa Plaxtíc.

- Tác hại: + Bẩn, gây vướng, cản trở sự phân huỷ đất đai, đường sá, giảm vẻ đẹp của sân, hè đường, phố.

+ Lẫn vào đất thực vật không phát triển được - Xói mòn đồi núi.

H? Việc xử lý bao bì ni lông hiện nay ở VN và trên thế giới có những biện pháp nào?

? Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp ấy ?

2) Những biện pháp hạn chế dùng bao bì ny lông:

H? Các biện pháp nêu trên có thể thực hiện được không ? Muốn thực hiện được cần phải có thêm các điều kiện gì ? Các biện pháp ấy đã triệt để, đã giải quyết tận gốc vấn đề chưa ? vì sao?

? Em hãy liên hệ việc sử dụng bao bì nilông của bản thân và gia đình mình?

HS cần liên hệ một cách cụ thể trung thực kể cả giáo viên củng vậy

+ Tắc cống, tắc đường dẫn nước thải, tăng khả năng úng ngập.

+ Muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.

+ Sinh vật trong sông hồ, biển nuốt phải sẽ chết.

+ Làm ô nhiễm thực phẩm.

+ Khí độc thải ra khi đốt gây độc, cảm, ngất, ung thư, dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

+ Rác đựng trong túi ni lông kín khó phân huỷ.

- Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước vào thùng rác công cộng, lên mặt đường, vườn, chợ, sân, bãi.

- Chôn lấp thành bãi lớn ( Sóc Sơn, Việt Trì) cũng sẽ gặp những tác hại như đã nói trên.

- Đốt : gây ra chất điôxin rất độc hại cho con người.

- Tái chế : gặp nhiều khó khăn nan giải

- Những biện pháp được nêu trong thông tin là hợp lý, là có khả năng thực thi vì nó chủ yếu tác động vào ý thức của người sử dụng.

- Những biện pháp trên, xét cho cùng vẩn chưa thể triệt để tận gốc vấn đề. Tốt nhất, triệt để nhất là tuyệt đối không sản xuất loại bao bì này ở khắp nơi trên thế giới

- HS thảo luận

- HS liên hệ- GV nhận xét

3) Ý nghĩa to lớn và trọng đại của vấn đề.

GV: Sử dụng hay không sử dụng bao bì ni lông chỉ là một việc, một thói quen rất nhỏ, rất bình thường trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người hiện đại chúng ta.

Nhưng thực ra nó lại có ý nghĩa rất to lớn. Vậy, ý nghĩa đó là gì? Tác giả kết thúc bản thông tin bằng những lời lẽ như thế nào?

- Đúng ! Dùng hay không dùng chỉ là 1 việc rất nhỏ một thói quen rất bình thường của cuộc sống hàng ngày - nhưng xét về ý nghĩa lợi hại trước mắt và lâu dài thì quả thật đây là một vấn đề khoa học nan giải, khó giải quyết. Bởi vậy, sự xuất hiện thông điệp của VN là rất cần thiết. Lời kêu gọi khẩn thiết bắt đầu bằng 3 từ hãy, không chỉ là lời kêu gọi suông, chung mà là lời kêu gọi xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại và với mỗi con người. Nhưng đó cũng là những yêu cầu và kiến nghị rất vừa sức cụ thể đối với mỗi chúng ta.

III. Luyện tập:

- HS đọc và suy ngẫm nội dung mục ghi nhớ trong SGK.

- Những từ vì vậy, hãy có tác dụng gì trong việc liên kết và kết thúc văn bản ? - Về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn vào thứ 2

=================================

Ngày soạn:24/10/2010

Tiết 40 Thực hiện: 25/10/2010

NÓI GIẢM NÓI TRÁNH A. Kết quả cần đạt :

Giúp học sinh:

-Hiểu khái niệm nói giảm nói tránh và giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ này?

- Rèn luyện kỷ năng phân tích và sử dụng biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp .

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

GV yêu cầu HS tìm hiểu 3 ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi : H? Giải thích ý nghĩa về cách dùng các từ in đậm trong ví dụ 1?

H? Giải thích ý nghĩa về cách dùng các từ ngữ trong ví dụ 2"Bầu Sữa"?

Giải thích ý nghĩa về cách dùng các từ

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh.

1, Ví dụ - Đi=> chết

=> Tránh từ chết để giảm bớt đau buồn.

- Bầu sữa.

=>Tránh dùng một từ ngữ có thể hơi thô và gây cười .

=>Cách nói thứ nhất hơi căng thẳng, nặng nề;

ngữ in đậm trong ví dụ 3?

- HS đọc ghi nhớ SGK GV nêu ví dụ

Cho biết giá trị biểu cảm trong các cách nói giảm, nói tránh sau ?

- Bác Dương thôi đã,thôi rồi (NK) - Thân lươn bao quản lấm đầu(NDU) - Bà về năm ấy làng treo lưới (Tố Hữu)

2, Ghi nhớ( SGK )

- Cách nói thứ 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn .

* HS thảo luận

- Chết

- vất vả,khó khăn (Người nông dân trong xã hội cũ)

- Làng mất mùa, đói kém ....

II. Luyện tập

Bài tập 1: a, Đi nghỉ.

b,Chia tay nhau c, Khiếm thị

d, Có tuổi đ, Đi bước nữa

Bài tập 2: Các câu :A2, B2, C1, D1, E2.

Bài tập 3: - Chị xấu quá !:-> Chị có duyên đấy !

- Anh già quá ! -> Anh vẫn còn nhanh nhẹn lắm !

- Giọng hát chua loét ! -> Giọng hát chưa được ngọt lắm ! - Cấm cười to !-> Xin cười nho nhỏ một chút !

- Anh cút đi !-> Có lẽ ta để khi khác sẽ nói sẽ nói chuyện này nhỉ ! Bài tập 4: HS tự làm - GV hướng dẫn

* Hướng dẫn về nhà - Đọc kỹ ghi nhớ .

- Chuẩn bị bài mới: Câu ghép

Ngày soạn: 24/10/2010 Tiết 41 Thực hiện: 25/10/2010

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO GIÁO án NGỮ văn lớp 8 SOẠN CHI TIẾT cả năm học (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(267 trang)
w