2.1. ĐẶC ĐIÊM PHƯƠNG NGỮ XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ TÔN GIÁO
2.1.1. Một số vấn đề chung về phương ngữ xã hội
Phương ngữ xã hội chính là sự kết hợp giữa phương ngữ địa lí và các giá trị xã hội. Sự hình thành phương ngữ xã hội có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp. Dựa trên các tiêu chí như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, quê quán... mỗi thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau. Các đặc điểm về giai tầng xã hội sẽ được thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ của các thành viên trong xã hội.
Thuộc về phương ngữ xã hội có thể kế đến biến thể chuẩn và biến thể phi chuẩn. Biến thể chuẩn được hình thành dựa trên co sở của phương ngữ địa
lí và được phát triển nhờ quá trình chuẩn hóa. Phương ngữ được biến thể
chuẩn lấy làm cơ sở thường là phương ngữ có ánh hưởng lớn nhất trong xã hội. Như vậy, biến thể chuẩn vừa là công cụ giao tiếp chung giữa các vùng phương ngữ vừa là tiêu chuẩn của các phương ngữ, là cơ sở cho các vùng
phương ngữ phát triển. Quá trình hình thành biến thể chuẩn chính là quá trình
chuẩn hóa một phương ngữ. Khi nói đến biến thê chuẩn chính là nói đến biến thể ngôn ngữ có uy tín xã hội cao nhất.
Biến thể chuẩn còn được gọi là biến thể trội hoặc siêu phương ngữ. Khi
nói đến biến thể chuẩn là có hàm ý biến thể phi chuẩn. Ở một góc độ nào đó, biến thể phi chuẩn là đối lập với biến thể chuẩn ở địa vị, bản thể, chức năng
và uy tín. Tuy nhiên, trong một số khu vực hẹp, nhiều khi biến thể chuẩn lại
có vị thế, chức năng xã hội thấp hơn biến thể phi chuẩn.
Phương ngữ xã hội là một lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Cùng coi phương ngữ là đối tượng giao tiếp, nhưng giữa phương ngữ học và ngôn ngữ học xã hội có những điểm không tương đồng.
Thứ nhất, hướng nghiên cứu giữa phương ngữ học và ngôn ngữ học xã hội khác nhau. Phương ngữ học chú trọng phương ngữ địa lí. Khi điều tra một phương ngữ cụ thể, phương ngữ học tập trung khảo sát những tương đồng và dị biệt giữa các phương ngữ để phân vùng phương ngữ, vẽ đường đồng tuyến. Hai vấn đề được phương ngữ học quan tâm trong thời gian qua là: 1/ Xác định tiêu chuẩn, nguyên tắc phân vùng phương ngữ tiếng Việt; 2/
Xác định số lượng phương ngữ tiếng Việt và các vùng phương ngữ tiếng Việt. Khác với phương ngữ học, ngôn ngữ học xã hội chú trọng tới sự phân tầng xã hội nên khảo sát các biến có đặc trưng phân tầng. Vì vậy, nếu phương ngữ học coi việc miêu tả toàn diện một phương ngữ là nhiệm vụ hàng đầu thì ngôn ngữ học xã hội có thể nghiên cứu một hoặc nghiên cứu một vài biến ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tô như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp...
Thứ hai, phương ngữ xã hội gắn liền với các nhóm xã hội, chừng nào còn các nhóm xã hội thì còn phương ngữ xã hội. Ngôn ngữ học xã hội cho rằng, sự tồn tại của mỗi phương ngữ gắn liền các nhân tố xã hội và địa - xã hội. Ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu các phương ngữ với tư cách là các biến thể như biến thể của phương ngữ địa lí, phương ngữ xã hội, phương ngữ địa
— xã hội, đa phương ngữ và phương ngữ cá nhân.
Thứ ba, phương pháp điều tra của phương ngữ học và phương ngữ học xã hội là điều tra thực địa nhưng cách điều tra không giống nhau. Phương ngữ học lựa chọn cộng tác viên là người có bộ máy phát âm bình thường, phương ngữ sử dụng là tiếng mẹ đẻ, có độ tuổi trung niên, có hiểu biết về văn hóa địa phương. Trong khi đó, ngôn ngữ học xã hội chỉ chú trọng cộng
tác viên có bộ máy phát âm bình thường. Tư liệu điều tra của ngôn ngữ học xã hội được xử lí bằng phương pháp phân tích định lượng. Ngoài ra, ngôn ngữ học xã hội còn sử dụng phương pháp toán học thống kê, chú trọng tới điều tra nhiều lượt với số lượng nhiều để thống kê tần suất, phân tích định lượng để đưa ra nhận xét và chỉ ra mỗi tương quan giữa biến ngôn ngữ và
biến xã hội.
Thứ tư, từ góc độ địa lí ngôn ngữ, phương ngữ học muốn nghiên cứu lịch sử diễn biến của ngôn ngữ, góp phần vào việc nghiên cứu ngôn ngữ học lịch sử. Đây cũng là mục tiêu của ngôn ngữ học xã hội nhưng cách nhìn nhận thì khác. Ngôn ngữ học xã hội chú trọng tới sự biến đổi có nguyên nhân từ các nhân tổ xã hội đề chỉ rõ sự hình thành nên các biến thể. Ngôn ngữ học xã hội vẫn coi trọng các nhân tố từ trong lòng hệ thống nhưng chú trọng đến các nhân tổ xã hội khi nghiên cứu phương ngữ.
Thứ năm, ngôn ngữ học cấu trúc chú trọng tới đặc điểm đồng chất có trật tự của ngôn ngữ còn ngôn ngữ học xã hội chú trọng tới đặc điểm dị chất có trật tự của ngôn ngữ. DỊ chất có trật tự được hiểu là nội bộ trong hệ thống ngôn ngữ hoặc phương ngữ có khác biệt nhưng cấu trúc và diễn tiến của nó là có quy luật.
Thứ sáu, nghiên cứu phương ngữ từ góc nhìn ngôn ngữ học xã hội là sự kế thừa, tiếp nối phương ngữ học. Vì thế, sự xuất hiện của ngôn ngữ học xã
hội với đối tượng nghiên cứu là phương ngữ đã đem đến cho việc nghiên cứu
phương ngữ những nét mới và có thêm nhiều kết quả như nghiên cứu phương ngữ giai tầng; phương ngữ giới tính; phương ngữ nghề nghiệp; phương ngữ tuổi tác; phương ngữ đô thị và vấn đề đô thị hóa ngôn ngữ; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và chính trị; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các nhóm xã hội đặc thù; giao tiếp đa phương ngữ...
2.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo đã được giới khoa học nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Người phương Tây cho rằng, nếu lựa chọn một nhân tố xã hội có thể làm nảy sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với lịch sử ngôn ngữ và ngược lại cũng chịu ảnh hưởng nhất định của ngôn ngữ
thì đó chính là tôn giáo. Như vậy có thể khẳng định giữa ngôn ngữ và tôn giáo
có mối quan hệ gần gũi và gắn bó.
Tư tưởng, quan điểm của tôn giáo được truyền bá bằng ngôn ngữ. Với chức năng phản ánh hiện thực, ngôn ngữ phản ánh các hoạt động của tôn giáo.
Nhờ có chữ viết mà các bản kinh và các nghỉ lễ của tôn giáo cũng được ghi chép lại. Nếu không có ngôn ngữ làm công cụ để truyền đạt thông tin từ người này đến người khác, không có ngôn ngữ làm phương tiện lưu giữ lại nội dung thông tin thì tôn giáo sẽ không thê tồn tại lâu dài được. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử của ngôn ngữ học, chúng ta sẽ thấy, sự ra đời của ngôn ngữ học chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nhất là thời kì sơ khai, người ta bắt đầu nghiên cứu về ngôn ngữ là xuất phát từ tôn giáo.
Có nhiều minh chứng cho rằng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo như văn tự hình nêm của người Acaten vùng Lưỡng Hà cổ đại và văn tượng hình của người Ai Cập phần nhiều đều liên quan đến lễ nghi và hoạt động tôn giáo. Bộ cổ nhất và quan trọng nhất trong bốn bộ "Phệ Đà bản tap" cua Ấn Độ là Lê câu Phệ Đà, đây là tác phẩm được tập trung lại từ những bài giảng đi diễn giảng nhiều nơi của giáo phái Bà La Môn. Tác phẩm này dùng ca tụng thần linh và ghi lại những nét văn hóa độc đáo cô đại của các nghỉ lễ tôn giáo.
Hay như văn tự của người Hittite sống ở vùng Tiêu Á từ thế kỉ thứ 17 trước công nguyên đa số đều có liên quan đến thờ cúng. Nội dung của Avesta kinh điển của người Ba Tư cô hầu như đều liên quan các tài liệu về giáo nghĩa và
lễ nghi của Á Giáo, Bái Hỏa giáo, Ba Tư giáo...
Hầu hết các tôn giáo trong quá trình sáng lập hoặc viết các sách Kinh thánh thì hoặc là sáng lập ra một loại ngôn ngữ mới hoặc là phát triển rộng các phương ngôn, thổ ngữ của mình đến vùng đất khác. Ví như Đạo Do Thái từng lấy tiếng Aramaic và tiếng Hebrew kết hợp tiếng Do Thái và tiếng Do Thái hệ Tây Ban Nha đưa đến rất nhiều nơi trên thế giới. Hay Đạo Hồi sáng lập không chỉ truyền kinh Koran mà còn truyền bá cả tiếng A rập trước đây bị phong tỏa
ở vùng nam bán đảo Arập vào các vùng đất của Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và
tạo ra những ảnh hưởng nhất định đối với ngôn ngữ địa phương. Tiếng Ba Tư, tiếng Hinđu, tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Mã Lai...đã hấp thu một số lượng từ ngữ
tương đối lớn của tiếng A rập. Thời kì hưng thịnh nhất của Phật giáo Án Độ đã
đưa kinh phật Kiều Đạt Ma và tiếng Phạn vào các vùng đất rộng lớn ở Nam Á, Đông Á Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á.
Tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh là công cụ để truyền bá giáo chỉ và giáo nghĩa của Đạo Cơ Đốc nên đến ngày nay hai thứ tiếng này vẫn còn duy trì và trở thành hai loại ngôn ngữ có bề dày lịch sử. Ngay cả khi nước Mã Lai bị Germanentum đánh chiếm, tiếng Hy Lạp và Latinh vẫn không bị diệt vong.
Điều đó cũng dễ hiểu bởi các giáo đồ Germanentum đã tin thờ Cơ Đốc giáo
và bắt đầu học tiếng Latinh. Như vậy khi tin thờ một đạo nào đó người ta có
nhu cầu tìm hiểu ngôn ngữ đề hiểu sâu hơn về một tâm linh, một tôn giáo.
Trước khi đế quốc La Mã sụp đồ, các giáo sĩ truyền đạo đã cố gắng chuyền ngôn ngữ nói thành ngôn ngữ viết và truyền vào đó sự tôn nghiêm. Bộ Thánh kinh được các nhà giáo sĩ truyền đạo dịch thành các loại văn bản địa phương nên có rất nhiều ngôn ngữ châu Âu đã có bộ văn hiến bằng chữ viết đầu tiên của mình. Sau đó Thánh kinh lại được dịch sang tiếng Gothic và truyền ra thế giới. Điều này có tác dụng to lớn vì từ đây tiếng Germanentum
đã có hình thức chữ viết của mình. Từ đây các bản dịch Kinh thánh cũng bắt đầu được thực hiện. Các bản dịch Kinh thánh này cũng là nguồn gốc hình
thành của nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ví như bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Đức được tiến hành ở thế kỉ 16 là nền tảng của tiếng Đức hiện đại. Bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Anh cũng có tác dụng quan trọng trong việc hình
thành thiết lập tiếng Anh hiện đại. Các giáo sĩ đạo Cơ Đốc đã lao tâm khổ tứ
dé tìm tòi nghiên cứu mỗi khi muốn truyền đạo ở các vùng đất khác nhau.
Mỗi khi đến một quốc gia mới họ lại dốc sức nghiên cứu ngôn ngữ của vùng đó và lấy luôn nó làm Kinh thánh cho dân địa phương sử dụng. Đây cũng là công việc chung của những người truyền giáo, tìm hiểu ngôn ngữ của dân tộc mình định truyền đạo hoặc ra sức sáng lập ra thứ chữ mới để truyền tải tư tưởng. Ví như người Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc giúp người Java xuất bản bộ văn hiến tôn giáo đầu tiên... Bên cạnh những tác động tích cực mà tôn giáo mang lại cho ngôn ngữ như sáng tạo ra ngôn ngữ mới hay biến chuyên cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương thì vẫn còn đó rất nhiều ảnh hưởng không tốt đối với ngôn ngữ. Đặc trưng của những từ ngữ truyền giáo là khô cứng, thậm chí là rập khuôn máy móc. Vì thế, nó sẽ cản trở sự phát triển của ngôn ngữ.
Do mối quan hệ sâu sắc giữa ngôn ngữ và tôn giáo mà ngôn ngữ thường được coi là biểu tượng của tín ngưỡng tôn giáo. Ấn Độ là dân tộc có ngôn ngữ phức tạp hơn cả. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hindustani. Tiéng Hinđi và Urdu cùng gốc nhưng lại có hai chữ viết riêng. Tiếng Hinđi sử dụng hé thống chữ viết Devanagari. Vốn từ vung cua Hindi co nguồn gốc hoặc vay mượn từ Sancrit. Tiếng Urdu sử dụng chữ Ba Tư-A rập là ngôn ngữ của
người theo đạo Hồi. Như vậy là tín đồ Án Độ giáo thì dùng tiếng Hindi, tin đồ
Hồi giáo lại dùng tiếng Urdu để viết. Hay ở vùng nói tiếng Romansh phía Đông Thụy Sĩ có hai thôn, hai thôn này nói cùng một phương ngôn nhưng thể hiện trên chữ viết lại khác nhau bởi một thôn tôn thờ Thiên Chúa giáo còn thôn kia tôn thờ Cơ Đốc giáo. Có nhiều cuốn sách cho thấy vai trò quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ trong việc truyền giáo. Bộ Thông đàm của
Giáo hoàng Charlemagne ban bố ra toàn thế giới hoặc Giáo hội Thiên Chúa vùng nào đó rằng các giáo chủ, mục sư của giáo khu khác khi truyền đạo, giảng kinh bắt buộc phải dùng tiếng Latinh với ngữ pháp quy phạm. Điều này gây bất lợi cho người Pháp vì họ quen dùng tiếng Latinh Vulgar. Do mất đi ngôn ngữ thường dùng nên họ đã chuyền sang tiếng Pháp cổ. Và sau này, giáo hoàng không thể chấp nhận ngôn ngữ mới được quay trở lại này nên có thể chấp nhận tiếng Lingua romanarustica. Vì thế, tiếng Pháp mới đã xuất hiện.
Cách dùng ngôn ngữ tôn giáo trong mỗi giai đoạn sẽ xác định trình độ hội nhập của mỗi giai đoạn. Chỉ khi chúng ta thấu đạt được lối đùng ngôn ngữ tôn giáo trong từng bối cảnh văn hóa thì lúc đó mới có thể nhận diện khả năng
“bản vị hóa” của bối cảnh đó.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong sự nối kết giữa tôn giáo và văn hóa, các nhà truyền giáo trước khi đến Việt Nam đều chuẩn bị học tiếng Việt rất kĩ lưỡng. Có những vị như Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đã dày công nghiên cứu và dùng mẫu tự Latinh để phiên âm giọng nói của người Việt, sau này được gọi là chữ Quốc Ngữ. Họ muốn làm quen với ngôn từ tôn giáo thường dùng để diễn đạt đạo đức và luân lý trong văn chương, ca dao, tục ngữ, nói chung là nền văn hóa Việt Nam. Mục tiêu của
họ là tìm trong văn hoá Việt những ngôn từ đặc biệt khi nói đến thì có thể
đánh động đến lòng đạo đức hay đời sống luân lí của người Việt, và từ đó có thể tạo nên một môi trường ngôn ngữ thích hợp cho việc truyền bá đức tin và rao giảng đạo mới. Cha Đắc Lộ đã thành công trong việc tìm kiếm “môi trường ngôn ngữ” này.
Như vậy ngôn ngữ và tôn giáo có mối quan hệ mật thiết đến nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Phật giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam với thời gian du nhập lâu đài và số lượng tăng ni, phật tử cũng như số lượng kinh lớn nên có vai trò quan trọng ở nước ta. Vì vậy, ngôn ngữ và Phật giáo có mối quan hệ mật thiết với nhau.