Có nhiều phương ngữ khác nhau theo cách chia địa lí khác nhau. Tuy nhiên, truyền thống thường chia tiếng Việt thành 2 miền (Nam, Bắc) hoặc 3
miền (Trung, Nam, Bắc). Từ ngữ nhà Phật trong các miền địa phương ấy cũng có sự khác biệt nhau trong cách đọc. Các từ ngữ nhà Phật giữa ba miền đã tạo nên những cặp biến thể khác nhau. Ví dụ: đạo ứrường — đạo tràng, đàn trường — đàn tràng; niết bàn — nát bàn; phóng sinh — phóng sanh; chính quả - chánh quả, sinh mệnh — sanh mệnh...
3/ Khả năng Việt hóa
Khả năng Việt hóa đã tạo nên các biến thể khác nhau. Ví dụ cách đọc But va Phat là cách Việt hóa khác nhau cua ttr Buddha, ttr namah trong tiéng
Việt được đọc với các biến thể là na mô/ na vô/ nam vô/ nam mô... Thành ngữ
nhà Phật trong tiếng Việt cũng được đọc với các biến thể khác nhau như lắm sãi không ai đóng cửa chùalnhiễu sãi không ai đóng cửa chùa; chùa nát but vàng/ chùa rách bụt vàng/ chùa đất Phật vàng...
Có thé thay, các biến thê của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt thường là những từ ngữ phổ biến được dùng thường xuyên trong đời sống. Ví dụ: bản mệnh- bồn mệnh; tịnh dưỡng — tĩnh dưỡng; nát ban — niét bàn; phù đô - phù đà — bột đà; chính quả - chánh quả...
Thực tế cho thấy, các biến thể này đang hoạt động ở các mức độ khác nhau với tư cách là một đơn vị từ vựng của tiếng Việt.
3.2.2. Từ ngữ nhà Phật xét từ góc độ biến động về nghĩa
Bắt kì từ ngữ nhà Phật nào cũng tham gia vào quá trình đồng hóa ngữ nghĩa theo hướng: 1) Giữ nguyên nghĩa (bảo lưu ngữ nghĩa); Thay đổi nghĩa (thu hẹp nghĩa và mở rộng nghĩa; phát triển nghĩa mới).
3.2.2.1. Giữ nguyên ý nghĩa của từ ngữ nhà Phật trong tiếng Việt
Giữ nguyên nghĩa hay bảo lưu nghĩa là từ đó mang nghĩa vốn có trong Phật giáo vào sử dụng trong đời sống. Các từ ngữ giữ nguyên nghĩa này, có thé thấy, bao gồm:
Từ ngữ chỉ tên các vi Phat. Vi du: A Di Da Phat trong nhà Phật và
trong tiếng Việt đều chỉ "zên một vị Phật" [64: tr.15]; Di Đà là "Tên gọi tắt
của đức Phật a Di Da." [64: tr.318]; Di Lac la "Phat Di Lac" [64: tr.319];
Đề Thích là "Vị chủ của cõi troi Dao li." [64: tr.441]; Phật tổ là "Người sáng
lập ra đạo Phật, tức là Thích Ca Mâu N¡" [64: tr.994]...
Tên gọi Phật giáo và các tông phái của Phật giáo. Ví dụ: Đại Thừa trong nhà Phật và trong tiếng Việt đều chỉ "Phái Phật giáo thịnh hành vào thể kỉ I, II sau CN, tự cho rằng có thể phổ độ chúng sinh, khác với phái họ gọi
là tiểu thừa" [64: tr.369]; Đạo là "Tôn giáo ra đời ở Ấn Độ thể kỉ VI TCN, do
Thích Ca Mâu Ni sáng lập." [64: tr.381]...
Tên gọi các loại Kinh. Ví dụ: Kinh nghĩa trong Phật giáo và trong tiếng Việt đều chỉ "Sách kinh của đạo Phật (nói khái quát)" [64: tr.683]; Tam tạng là "Sách kinh của Phật giáo (chia làm 3 bộ: Kinh, Luật, Luận) nói chung" [64: tr.1 135]...
Tên gọi các cõi. Ví dụ: Ná: bàn/ niết bàn nghĩa trong Phật giáo và trong tiếng Việt đều là "Thể giới...nơi con người thoát khỏi vòng luân hồi và mọi sự đau khổ (cái đích của sự tu hành theo đạo Phật)" [64: tr.848]:; Địa ngục là "Nơi đây đọa linh hồn người có tội ở dưới âm phủ" [64: tr.412]; Thế gian là "cối đời nơi người ở. " [64: tr. 1195]; Trân gian là "cối trần, thế giới của con người trên mặt đất (thường đối mặt với tiên giới hoặc với âm phú)"
[64: tr.1316]...
Tên gọi quỷ, thần. Ví dụ: Cô hồn nghĩa trong Phật giáo và trong tiếng Việt đều là "Hồn người chết không có họ hàng thân thích thờ cúng, theo mê tín." [64: tr.270]...
- Các danh từ chỉ thực vật, vật dụng, công trình kiến như. Ví dụ: Cà sa (thường nói là áo cà sa) là "Áo mặc ngoài của sư (rat dai và rộng)" [64:
tr.138]; Trang hat la "Chuỗi hạt dài người theo đạo Phật dùng lần từng hạt khi tụng kinh" [64: tr.1308]: Chùa là "Công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật"
[64: tr.243]; Am là "1.chùa nhỏ, miễu nhỏ, 2. nhà ở nơi hẻo lánh, tĩnh mịch của người ở ẩn thời xưa." [64: tr.19]...
- Các khái niệm, triết lí, tư tưởng của Phật giáo. Ví dụ: Cực lạc là
"Sung sướng đến cực độ. Cõi cực lạc (thé giới tưởng tượng, nơi Phật ở, con người thoát khỏi mọi sw dau khổ, theo đạo Phật) [64: tr.305]”; Giác ngộ là
"hiểu ra hoặc làm cho hiểu ra lẽ phải trái và tự giác ẩi theo cái đúng (thường
nói về mặt chính trị)" [64: tr.503]; Chính quả là "Kết quả tu hành đắc đạo,
theo đạo Phật." [64: tr.220]: Đắc đạo là "Đạt tới chỗ cao sâu của đạo (nói về người tu hành theo đạo Phát)." [64: tr.383]...
- Các danh từ chỉ chung người. Ví dụ: Cao tang 1a "nha su tu hanh lâu năm, có đức độ cao" [64: tr.15§]; Chư tăng là "Từ dùng để xưng gọi chung cho tat cả các nhà tu hành theo đạo Phật, hoặc nói riêng các su Ông,
có mặt" [64: tr.253]...
- Một số danh từ, động từ chỉ hoạt động có liên quan đến Phật giáo.
Ví dụ: Phổ độ là "Cứu giúp khắp mọi người, theo quan niệm của đạo Phật"
[64: tr.1088]; An chay là "Ăn cơm chay dé tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác" [64: tr.30]; Câu tự là "Cầu sinh trời phật cho sinh con trai để nối dõi, theo mê tín" [64: tr.176]; Câu siêu là "Câu xin cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo đạo Phật" [64: tr.175]: Ăn mây là "1. Xim của bồ thí dé song. 2. Câu xin của thánh Phật, theo tín ngưỡng" [64: tr.31]...
Qua khảo sát trên có thể thấy, những từ ngữ nhà Phật giữ nguyên nghĩa trong tiếng Việt là những từ ngữ:
1/ Mang những khái niệm mới chưa có từ tương đương trong tiếng Việt, vì vậy chúng giữ nguyên nghĩa và hoạt động độc lập. Đó là các từ ngữ chỉ tên gọi các loại kinh (Tam Tạng, A di da kinh, 4 hàm, A tì đạt ma, Bát nhã kinh), từ chỉ tên các cõi (4 f!Ó, A4 hô, Biên địa ngục, Lục đạo, Ma giới)... Vì đó là những khái niệm mới chưa có trong tiếng Việt, do vậy các từ ngữ này đã
nhanh chóng bổ sung những khái niệm mới, những triết lí nhân sinh mới, những quan niệm đạo đức mới...trong quan niệm của người Việt.