2.3.1. Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Phật giáo tồn tại và phát triển ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đến nay vẫn
còn nhiều tranh luận về thời gian và con đường du nhập của Phật giáo vào Việt Nam. Chúng tôi tạm theo quan niệm cho rằng Phật giáo được truyền vào
Việt Nam từ thế kỉ thứ 2 đến thứ 3 qua hai con đường du nhập chủ yếu là đường biển và đường bộ.
Theo nhiều học giả thì Phật giáo được truyền vào nước ta trực tiếp từ Ấn Độ, từ các thương nhân sang buôn bán qua đường biển. Về thời gian du nhập Phật giáo vào Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau, như: Trong tiểu sử Thiển sư thông biện một vị quốc sư đời Lý có chép về cuộc đối thoại của Ngài với Hoàng thái hậu Ý Lan về nguồn gốc của Phật giáo: "Một phương Giao Châu, Đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ Tăng hơn 500 người, kinh dịch 15 quyền". Như vậy là từ thế kỉ thứ 2 dương lịch, Phật giáo đã thịnh
hành ở nước ta với nhiều chùa chiền, tăng ni và các sách kinh điển. Tư liệu
của Lĩnh Nam chích quái lại chứng minh sự có mặt của Phật giáo ở Việt Nam là vào đời Hùng Vương thứ 3 (triều đại thứ 18 Vua Hùng kể từ trước công nguyên 287-258). Ngô Đông Lợi, Viện nghiên cứu khoa học Hải Phòng cho rằng vùng Đồ Sơn mà có nhà nghiên cứu khẳng định chính là thành Nê Lê nơi
có bảo tháp của vua Asoka. Nếu quả vậy thì từ thế ki thứ III trước dương lịch,
Phật giáo đã trực tiếp truyền vào nước ta.
Như vậy dù chưa đi đến kết luận cuối cùng về thời gian Phật giáo
truyền vào nước ta nhưng có thể khẳng định một trong những con đường du
nhập của Phật giáo vào Việt Nam là đường biển, các nhà khoa học còn gọi là con đường Hồ Tiêu.
Ngoài quan niệm Phật giáo được du nhập vào Việt Nam bằng đường biển, còn có quan điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng đường bộ, còn gọi là con đường tơ lụa. Cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Hà Nội, 1988) nói rằng "Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa vào theo sông Kanburi xuống Châu Thổ Meenam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối liền cảng Moulman với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông Meenam (...) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mêkong, địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Án Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Án Độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang Thanh Hóa hay
Nghệ An". Cũng trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam thì vào thế kỉ thứ 2
trước Tây lịch, vua Ấn Độ Asoka và trưởng lão Tissa Moggaliputta đã gửi
nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền bá chánh pháp cho các nước
thuộc vùng viễn đông, trong đó có đến Suvana - Bhumi xứ Kim Địa.
2.3.2. Anh hưởng của Phật giáo đến văn hóa Việt
Phật giáo đóng vai trò quan trọng về nhiều phương diện đối với nước ta. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ bàn đến vai trò của Phật giáo đối với văn hóa dân tộc mà chủ yếu là từ góc độ xã hội và nhân văn.
Phật giáo vào Việt Nam từ những năm trước công nguyên, nên đã có những ảnh hưởng lớn đến phong tục tập quán của người Việt. Thông qua việc tìm hiểu phong tục tập quán, có thể tìm thấy những giá trị văn hóa mang bản
chất truyền thống dân tộc bởi đó là nơi lưu giữ và thể hiện tính đặc thủ văn hóa.
Trước hết phải kế đến tập tục ăn chay, thờ phật và bố thí của người
Việt. Xuất phát từ quan niệm từ bi bác ái của đạo Phật là không sát sinh nên
người Việt tìm đến ăn chay. Tuy nhiên người xuất gia ăn chay trường, còn đa số người Việt không xuất gia thì ăn chay kì. Thông thường người Việt Nam, cả Phật tử và người không xuất gia cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng một và ngày rằm mỗi tháng, có người ăn
mỗi tháng bốn ngày là ngày 1, 14, 15 và 30, nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày
29, có người ăn mỗi tháng sáu ngày là những ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30 (nếu tháng thiếu thì ăn chay ngày 28, 29), có người phát tâm ăn chay mỗi tháng mười ngày là ngày 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28 va 30 va ming 1 (néu tháng thiếu thì ăn vào ngày 27, 28, 29) cũng có nhiều người phát nguyện ăn chay suốt cả tháng (thường là tháng bảy âm lịch) hoặc ba tháng (tháng giêng, tháng bảy và tháng mười) hay cả năm, đôi khi có một số người đi phát nguyện ăn chay giống như những người xuất gia. Đây là một đặc điểm đặc biệt ảnh hưởng từ Phật giáo của người Viét.
Việc thờ Phật được thể hiện rất rõ không chỉ trong chùa mà ngay cả trong đời sống hàng ngày. Không chỉ Phật tử thờ Phật nhiều người không xuất gia cũng dùng tượng Phật hay tranh ảnh có yếu tố Phật giáo để chiêm ngưỡng Và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm.
Xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục lệ bố thí đã ăn sâu vào đời
sống sinh hoạt của quần chúng. Người Việt thường bồ thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn. Đây không chỉ là nét đẹp ảnh hưởng từ Phật giáo mà còn là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc ta với truyền thống lá lành đùm lá rách.
Phật giáo còn ảnh hưởng đến văn học, nghệ thuật nói chung. Có thể
thấy, từ văn học dân gian đến văn học viết, đã có rất nhiều tác phẩm chịu ảnh
hưởng của Phật giáo. Ở đây, chúng tôi không đề cập đến dòng văn học chính
thống của Phật giáo, tức là tác phẩm do các thiền sư sáng tác trong quá trình tu tập của mình, mà chỉ nói đến các các tác phẩm chịu ảnh hưởng của triết lí
Phật giáo. Có rất nhiều tác giả chịu ảnh hưởng của Phật giáo trong ngòi bút sáng tác của mình như Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương hay đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đoạn Trường Tân Thanh của cây bút thấu cả cõi đời này dường như chỉ là để chứng minh cho triết lí nhân quả của Phật giáo. Theo thuyết này, những điều họa phúc mà con người phải gánh chịu ở kiếp này đều có nghiệp nhân ở kiếp trước. Khi mới sinh ra ở đời ta phải mang lấy cái nghiệp, kết quả của những vô minh ái dục mà ta đã gây tạo từ trước, và chúng ta sống là để trả lại nghiệp thiện hay ác, tốt hay xấu, nặng hay nhẹ mà chính mình đã gây tạo:
Đã mang lấy nghiệp vào thân Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa
Và tư tưởng Đạo Phật của tác giả thể hiện rõ trong các câu thơ dưới đây:
Sư rằng phúc họa đạo trời Cội nguôn cũng bởi lòng người mà ra
Có trời mà cũng có ta Tu là cội phúc, tình là dây oan
Sau này có nhiều tác giả khác cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo như Chu Mạnh Trinh, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương...
Phật giáo ảnh hưởng nghệ thuật sân khấu như hát bội, hát chèo, cải lương và kịch nói. Tính triết lí "nhân quả báo ứng" của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng bởi nó phù hợp với đạo lí phương Đông và nếp sông truyền thống của dân tộc ta. Hát chèo thu hút nhiều tinh hoa nghệ thuật dân gian như múa, hát và diễn các vở truyện Nôm truyền thống nên ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng từ Phật giáo, chẳng hạn: "Trương Viên", "Lưu Bình Dương Lẫ", "Kim Nhan", "Chu Mãi Than, "Quan Âm Thị Kính”. Hát bội loại hình giải trí cao cấp dành cho vua chúa và giới thượng lưu cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo như "San Hậu"; "Tam Nữ Đồ Vương"; "Diễn Võ
Dinh", "Nghiéu SO Oc Hến”. Cải lương cũng bị ảnh hưởng rõ nét của Phật giáo như "Thích Ca Đắc Đạo", "Quan Âm Thị Kính", "Quan Âm Diệu Thiện", "Mục Liên Thanh Đề", "Thoát Vòng Tục Lụy", "Thái Tử A Xà Thế".
Như vậy, Phật giáo có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của văn hóa Việt
Nam. Ở một số lĩnh vực khác có thê thấy Phật giáo và văn hóa Việt hòa lẫn
vào nhau tạo thành một nét văn hóa đặc sắc.