Trong chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong văn học, trong đời sống. Cụ thể, phần này của luận án lấy đối tượng nghiên cứu là các từ ngữ nhà Phật được thu thập trong các tác phẩm văn học Việt Nam và trong đời sống giao tiếp của người Việt. Chọn đối tượng nghiên cứu đó, chúng tôi khoanh vùng nghiên cứu của luận án trong phạm vi là nghiên cứu sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong văn học (nghiên cứu trường hợp), trong giao tiếp (nghiên cứu một số phạm vi giao tiếp).
“Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ” [43:
tr.8], bởi các ngôn ngữ không thể tự mình diễn đạt mọi sự thay đổi của ngôn ngữ và mọi sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau. Không nằm ngoài quy luật chung đó, vốn từ tiếng Việt cũng vay mượn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng Pháp... Các đơn vị từ vựng, do sự tác động của các nhân tố ngôn ngữ - xã hội khác nhau, có thể du nhập vào một ngôn ngữ bằng các con đường khác nhau. Từ ngữ nhà Phật là một trong những nguồn góp phần làm cho từ vựng tiếng Việt thêm giàu có, phong phú.
Như trong chương 2 chúng tôi đã giới thiệu, Phật giáo vào Việt Nam chủ yếu bằng hai con đường: 1/ Đi thắng từ Ấn Độ vào Việt Nam; 2/ Qua Trung Quốc rồi vào Việt Nam. Với triết lí nhân văn phù hợp với tình cảm, lối sống, suy nghĩ của người Việt nên Phật giáo đã được đông đảo người Việt đón nhận và được thực hiện trong đời sống xã hội ngày một sâu rộng.
Vì vậy, Phật giáo có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa Việt Nam trên nhiều phương diện.
Đối với sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong đời sông: chúng tôi giới han phạm vi khảo sát là phạm vi giao tiếp gia đình và phạm vi giao tiếp xã hội (quy thức và phi quy thức) có chú ý đến sự tác động của hai nhân tố tuổi và giới đến sử dụng của nhóm từ ngữ này.
Đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên trên địa bàn 2 tỉnh Hà Nội và Thái Nguyên; các cơ quan công quyền và một số gia đình trên địa bàn Hà Nội.
Đối với sử dụng của từ ngữ nhà Phật trong tác phâm văn học, chúng tôi lựa chọn tác phẩm của 3 tác giả là Nguyễn Du, Nguyễn Huy Thiệp va Di Li.
Lí do lựa chọn tác phẩm của 3 tác giả này được chúng tôi lí giải ở phần dưới.
4.2. DAC DIEM SU DUNG TU NGỮ NHÀ PHẬT TRONG GIAO TIEP DOI SONG XET THEO PHAN TANG XA HOI
4.2.1. Giới hạn khảo sát
Nếu “tầng xã hội là tổng thể, tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xã hội, họ giống nhau hay bằng nhau về địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), địa vị xã hội (uy tín), về khả năng thăng tiến cũng như giành được những ân huệ hay vị trí trong xã hội” thì phân tầng xã hội “là sự phân chia, sự sắp xếp và hình thành cấu trúc gồm các tầng xã hội (bao gồm cả sự phân loại, xếp hạng). Đó là sự khác nhau về kinh tế hay tài sản, về địa vị chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín cũng như khác nhau về trình độ học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng, v.v.” [Dẫn theo Nguyễn Văn Khang].
Ngôn ngữ có vai trò là tắm gương phản chiếu xã hội, là chỉ tố về sự ứng xử văn hóa của cộng đồng giao tiếp và của mỗi cá nhân. Vì thế, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp chịu sự chỉ phối của phân tầng xã hội.
Con người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Vì thế, giao tiếp của con người chịu tác động của các nhân tố xã hội được quy gán như tuổi, giới; các nhân tố tự có như thu
nhập/kinh tẾ, giáo dục, địa vị, tôn giáo. Hiện nay, theo chúng tôi có 8 nhân tố tác động đến giao tiếp tiếng Việt của người Việt gồm: l/tuổi; 2/giới; 3/địa
vị; 4/ nghề nghiệp; 5/ học vấn (giáo dục); 6/ vùng miền; 7/ tôn giáo; 8/thu
nhập. Trong phạm vi luận án này, đề khảo sát sự sử dụng từ ngữ nhà Phật, chúng tôi lựa chọn hai nhân tố tác động đến sự sử dụng này là tuổi và giới.
Như trên đã nói, đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên trên địa bàn 2 tỉnh Hà Nội và Thái Nguyên; các cơ quan công quyền và một số gia đình trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi tiễn hành ghi âm các cuộc nói chuyện tự nhiên của các đối tượng trên. Sau đó, khảo sát sự xuất hiện của các từ ngữ nhà Phật trong các phạm vi nói trên.
4.2.2. Đặc điểm sử dụng từ ngữ nhà Phật trong giao tiếp đời sống xét
theo lứa tuôi
Chúng tôi chia đối tượng được khảo sát thành 2 nhóm: nhóm dưới 30 tuổi và nhóm trên 30 tuổi.
Trong số các từ ngữ nhà Phật xuất hiện trong giao tiếp mà chúng tôi có được thì từ ngữ được sử dụng ở độ tuổi trên 30 là 353/744, chiếm 47,5%, độ tuổi dưới 30 là 201/744, chiếm 27%. Cụ thể về sử dụng từ ngữ
nha Phật theo từng nhóm ở độ tuổi trên và dưới 30 tuổi được thống kê ở
bảng dưới đây (xem bảng 4.2.2a):
Bảng 4.2.2a: Sử dụng từ ngữ nhà Phật phân theo độ tuổi
Độ Từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo Từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo
tuổi |1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
<30 |0 0 55 5 15 25 11 15 0 15
(0%) | (0%) | (7,4%) (0,7%) | (2%) (3,4%) | (1,5%) | (10%) | (0%) | (2%)
>= 30 |0 0 117 15 28 25 11 119 0 38
(0%) | (0%) | (15,7%) | (2%) (3,8%) | (3,4%) | (1.5%) | (16%) | (0%) | (5,1%)
Nhìn vào bảng trên có thê thấy: Độ tuôi trên 30 sử dụng từ ngữ nhà Phật nhiều hơn những người độ tuổi dưới 30 (độ tuổi trên 30 là 353/744,
chiếm 47,5%; độ tuổi dưới 30 là 201/744, chiếm 27%).
Đối với nhóm từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo, sử dụng nhóm từ ngữ này phân theo độ tuổi được thể hiện ở biểu đồ sau (xem biểu đồ 4.2.2b):
18 16
14
12 10
m<30
m>=30
1 z 3 4 5
Ghi chú:
Nhóm từ chỉ tên riêng
Nhóm từ chỉ thực vật, vật dụng, công trình kiến trúc Nhóm từ chỉ khái niệm, triết lí, tư tưởng của Phật giáo Nhóm từ chỉ danh xưng nhà Phật
mm ứœ 8 RĐ
Nhóm từ chỉ hoạt động nói chung
Biểu đô 4.2.2b: Sử dụng nhóm từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo của từ ngữ nhà Phật phân theo độ tuổi
Trong nhóm từ ngữ nhận ra sắc thái Phật giáo: Tất cả các nhóm từ
ngữ thì độ tuổi trên 30 tuổi sử dụng nhiều hơn độ tuổi dưới 30. Trong đó,
nhóm từ ngữ chỉ khái niệm, triết lí, tư tưởng của Phật giáo, độ tuổi trên 30 sử dụng 15,7%; độ tuổi dưới 30 sử dụng 7,4%. Nhóm từ ngữ chỉ các hoạt
động nói chung, độ tudi trên 30 sử dụng 3,8%; độ tuổi dưới 30 sử dụng 2%.
Nhóm từ ngữ xưng gọi nhà Phật, độ tuổi trên 30 sử dụng 2%; độ tuổi đưới
30 sử dụng 0,7%. Trong các giao tiếp chúng tôi ghi được thì nhóm các từ ngữ chỉ tên riêng, tên thực vật, vật dụng, công trình kiến trúc còn sắc thái
Phật giáo không được sử dụng ở các độ tuôi.
Đối với nhóm từ ngữ không nhận ra sắc thái Phật giáo, sử dụng nhóm từ ngữ này phân theo độ tuổi được thể hiện ở biểu đồ sau (xem biểu