2.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận hệ thống: quản lý đội ngũ chuyên viên nằm trong tổng thể Quản lý đội ngũ chuyên viên, trong hệ thống quản lý giáo dục đào tạo, quản lý viên chức và người lao động trong mối quan hệ, tương quan tác động với các đơn vị đào tạo bồi dưỡng.
Tiếp cận liên ngành: quản lý đội ngũ chuyên viên tại ĐHQGHN dựa trên đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư Quản lý đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp.
Tiếp cận trong quản lý nguồn nhân lực: Các khâu lập kế hoạch, tuyển chọn và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách, kiểm tra đánh giá liên quan đến quản lý số lượng, chất lượng nguồn nhân lực.
Tiếp cận chuẩn hóa: căn cứ vào chuẩn chuyên viên tại ĐHQGHN theo Quy định về việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức, người lao động trong Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 3768/QĐ-ĐHQGHN ngày 22/10/2014 của Giám đốc ĐHQGHN.
Tiếp cận cung cầu của thị trường lao động: các giải pháp trong quản lý đội ngũ chuyên viên được xem xét, điều chỉnh trên cơ sở tiếp cận nhu cầu các ngành kinh tế, nhu cầu thị trường lao động nói chung…
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Các phương pháp thu thập số liệu, tài liệu có thể sử dụng chủ yếu gồm:
(1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả đã sử dụng các tài liệu có sẵn, có trích dẫn nguồn cụ thể để phân tích kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp với tiêu chí quản lý đội ngũ chuyên viên tại ĐHQGHN
Phương pháp này được sử dụng để tổng kết kinh nghiệm quản lý đội ngũ chuyên viên ở các nước từ đó đúc rút kinh nghiệm quản lý đội ngũ chuyên viên ở Việt Nam nói chung, ĐHQGHN nói riêng (Phương pháp này được thể hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài)
(2) Phương pháp điều tra bảng hỏi
Số liệu của đề tài nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nguồn nhân lực chuyên viên đang làm việc tại ĐHQGHN theo phương pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên.
(3) Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:
- Đánh giá về việc đầu tư các nguồn lực cho việc thực hiện các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao ở ĐHQGHN: nguồn nhân lực, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, sách tham khảo…
Đánh giá kết quả và hiệu quả đào tạo, mô hình Quản lý đội ngũ chuyên viên.
Đánh giá những hạn chế của công tác quản lý và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý.
Đánh giá về các tiêu chí chuyên viên đầu đàn, đầu ngành của ĐHQGHN, tính khả thi của việc quy hoạch đội ngũ chuyên viên theo tiêu chí đã xây dựng, các giải pháp áp dụng trong việc xây dựng đội ngũ chuyên viên của các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thu thập thông tin định tính, tác giả đã thực hiện 20 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng là các chuyên viên, các nhà quản lý của các Trường thành viên, Khoa trực thuộc ĐHQGHN. Để thực hiện các giải pháp, tác giả đã tham gia tổ chức một số cuộc tọa đàm khoa học tại đơn vị đào tạo với các đối tượng là các chuyên viên, cán bộ quản lý với chủ đề chính là trao đổi về tính khả thi của một số giải pháp quản lý đội ngũ chuyên viên tại ĐHQGHN, trong đó đề cập nhiều nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ chuyên viên.
Hai phương pháp này được thực hiện song song nhằm mục đích tìm ra các tiêu chí và giải pháp tối ưu nhất để quản lý đội ngũ chuyên viên tại ĐHQGHN.
(4) Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin trong đó nhà nghiên cứu quan sát đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu về quản lý đội ngũ chuyên viên tại ĐHQGHN, tác giả sẽ đi tới những đơn vị thành viên, phòng làm việc cụ thể trong ĐHQGHN để
lắng nghe chuyên viên tâm sự, những chia sẻ, quan sát hành vi của họ diễn ra như thế nào?
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các phương pháp chính mà đề tài sử dụng bao gồm:
(1) Phương pháp phân tích tổng hợp
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu để nghiên cứu đánh giá tình hình quản lý đội ngũ chuyên viên tại ĐHQGHN trong những năm qua.
Từ đó, có đánh giá chính xác về tốc độ Quản lý hàng năm tại ĐHQGHN.
(2) Phương pháp so sánh
Dựa vào những kết quả, thành tựu đạt được của các đơn vị đi trước chúng ta áp dụng vào tình hình thực tế của DDHQGHN đưa ra giải pháp khắc phục các thiếu sót hiện tại đang mắc phải đồng thời tổng kết các kinh nghiệm đó để xây dựng quy hoạch trong quản lý và quản lý sao cho vừa kế thừa được những truyền thống lại vừa hiện đại để theo kịp tiến trình Quản lý các tâng lớp trí thức.
Phương pháp so sánh được áp dụng để so sánh hiện tại và quá khứ; so sánh số liệu thực hiện so với kế hoạch; so sánh giữa các đơn vị nội bộ với nhau.
(3) Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê để thu thập số liệu tại Ban Tổ chức cán bộ, Văn phòng, và các phòng, Ban khác…của ĐHQGHN. Trên cơ sở số liệu đã điều tra, tôi tiến hành sử dụng phương pháp so sánh cân đối để phân tích tình hình quản lý nhân sự của ĐHQGHN nhằm rút ra những ưu, khuyết điểm của công tác quản lý nhân sự.
(4) Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp SWOT được tác giả sử dụng trong đề tài nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với ĐHQGHN trong việc quản lý đội ngũ chuyên viên hiện nay. Thông qua phân tích SWOT, ĐHQGHN sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà đơn vị đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp đơn vị có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính đơn vị mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của đơn vị.
Chương 3