Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3.1. Khái quát về đội ngũ chuyên viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHQGHN được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, là mô hình đại học tiên tiến đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tìm tòi, nghiên cứu, đúc kết, học tập kinh nghiệm có sàng lọc mô hình của các đại học danh tiếng trên thế giới.
Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định về ĐHQG (Nghị số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001) và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG (QĐ số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001).
Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định mới về ĐHQG (Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013) về gia tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục đại học thành viên, trên cơ sở các quy định tại Luật GDĐH;
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (QĐ số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014).
Vị trí, vai trò của ĐHQG được quy định tại Điều 8, Luật GDĐH (Số 08/2012/QH13): “ĐHQG là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển;
có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, NCKH, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, của các bộ, ngành khác và UBND các cấp nơi đặt địa điểm; được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan. Việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ĐHQG thuộc thẩm quyền của Chính phủ”.
Hiện nay, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN sau khi được điều chỉnh, sắp xếp lại bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - đoàn thể) và 33 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc
ĐHQGHN là mô hình đơn vị sự nghiệp giáo dục có thực thể hữu cơ, liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực. Đánh giá mô hình các trường ĐH, Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam đã khẳng định ĐHQGHN đã đi đúng hướng trong việc xây dựng và phát triển mô hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao (12)
Như vậy, trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ, ĐHQGHN đã vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt những thành tựu có ý nghĩa quyết định đối với quá trình xây dựng mô hình đại học đạt chuẩn quốc tế ở nước ta.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHQGHN có cơ cấu tổ chức đặc biệt (so với các trường đại học khác ở Việt Nam) gồm 3 cấp quản lý hành chính:
ĐHQGHN là đầu mối được giao các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình quốc huy.
Các trường ĐH, Viện NCKH thành viên là các cơ sở đào tạo - nghiên cứu do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập, trong đó Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là hai trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Các khoa, trung tâm nghiên cứu, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Các trường đại học và các Viện nghiên cứu thuộc ĐHQGHN là các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tư cách pháp nhân và quyền tự chủ như các trường đại học, viện nghiên cứu khác được quy định
trong Luật Giáo dục và Luật Khoa học-Công nghệ. Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng và các phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.(12) ĐHQGHN là đơn vị có số lượng GS, PGS, TSKH, TS cao nhất cả nước, đến nay với 67 GS, 370 PGS, 1096 TSKH và TS (18 TSKH và 1078 TS). Tỉ lệ chuyên viên có học vị thạc sĩ trở lên là 80%. cao nhất trong các ĐH, Học viện, trường ĐH trong nước. Là nơi tập trung đông đảo các giáo sư đầu ngành, với 120 chuyên ngành đào tạo đại học, 121 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 118 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Đại học Quốc gia Hà Nội 3.1.3. Chiến lược trong Quản lý Đại học Quốc Gia Hà Nội
Sứ mệnh trong Quản lý Đại học Quốc Gia Hà Nội
Xây dựng trong quản lý ĐHQGHN thành mô hình trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đào tạo nhân tài cho đất nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ có giá trị khoa học, thực tiễn cao, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam, đóng vai trò nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ GDĐH Việt Nam; là trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hóa của cả nước.
Mục tiêu chiến lược trong Quản lý Đại học Quốc gia Hà Nội
Phấn đấu xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế, vươn lên nhóm 200 ĐH tiên tiến của thế giới trong giai đoạn 2016-2020; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu KH&CN đỉnh cao, chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu của đất nước và nhu cầu du học tại chỗ, thu hút các nhà khoa học xuất sắc về làm việc, nhiều sinh viên quốc tế đến học, làm nòng cốt và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam.