Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
4.3. Giải pháp quản lý đội ngũ chuyên viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội
4.3.3. Triển khai các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ năng lực
a. Mục đích
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên viên với mục tiêu cơ bản là nâng cao trình độ, chuyên môn, năng lực triển khai công việc, NCKH và các hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn chức danh của chuyên viên được quy định trong "Điều lệ trường ĐH" và các yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
b. Nội dung
Nội dung của công tác đào tạo, bồi dưỡng, từ bồi dưỡng bao gồm:
Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về chuyên môn: nâng cao kiến thức chuyên môn theo yêu cầu chuẩn hoá, nâng cao kiến thức liên quan: Ngoại ngữ, Tin
học… Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kỹ năng hướng dẫn thực hành, thực tập và mở rộng các kiến thức liên quan. Đặc biệt là năng lực biên soạn chương trình, nội dung, tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý lớp học theo đào tạo tín chỉ.
Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tổ chức các hoạt động nhân lực: công tác triển khai việc, công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống cho cán bộ, có nghề nghiệp; tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể… Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về kỹ năng NCKH: phương pháp luận NCKH, tiến hành nghiên cứu đề tài, tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề… Đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về lý luận chính trị, pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức giáo dục quốc phòng…
c. Cách thức tiến hành
Thứ nhất, phải làm thay đổi nhận thức trong đội ngũ cán bộ và muốn trở thành nhà quản lý công việc giỏi, mỗi chuyên viên phải tự giác học tập thường xuyên, học suốt đời, bỏ lối suy nghĩ học chủ yếu là để xin bằng cấp. Đồng thời phải xây dựng quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với chuyên viên của đơn vị.
Thứ hai, đơn vị phải xây dựng kế hoạch dài hạn có tầm chiến lược trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên.
Để xây dựng kế hoạch trên, lãnh đạo đơn vị là người trực tiếp chỉ đạo phòng tổ chức cán bộ và các khoa, bộ môn tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng (xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng là xác định khoảng trống giữa yêu cầu của tiêu chuẩn và thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên viên. Đào tạo, bồi dưỡng phải thông qua việc thống kê số liệu những chuyên viên chưa đạt chuẩn, chất lượng trong công việc của đội ngũ chuyên viên, khả năng NCKH, quy mô phát triển ngành nghề, số lượng chuyên viên hiện có, nguyện vọng, sở trường của cá nhân…Trên cơ sở đó, tổng hợp và phân loại nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp cho từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của mỗi đơn vị và mục tiêu phát triển của đơn vị.
Thứ ba, công khai hoá về quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng ĐNCVở từng giai đoạn đến các bộ phận, khoa, bộ môn và chuyên viên để các khoa, bộ môn
và bản thân chuyên viên chủ động trong việc sắp xếp công việc để tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, quản lý, chuyên môn.
Thứ tư, tiến hành cho chuyên viên đăng ký các khoá đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch đã triển khai, Hội đồng chuyên môn hoặc Ban Tổ chức Cán bộ, Phòng Tổ chức Cán bộ được Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu đơn vị uỷ quyền kiểm tra việc đăng ký của chuyên viên cho phù hợp với chuyên môn và yêu cầu phát triển của đơn vị hay không. Trên cơ sở đó đề nghị lãnh đạo đơn vị ra quyết định cử chuyên viên đi học.
Cuối cùng, tổ chức quản lý và kiểm tra đội ngũ chuyên viên trong quá trình được cử đi đào tạo.
Tuy nhiên, để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đơn vị trong giai đoạn hiện nay cần chú ý một số điểm sau:
Cần phải quán triệt tới lãnh đạo các đơn vị và toàn thể chuyên viên trong đơn vị có nhận thức đúng đắn, có thái độ tích cực đối với công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Quan trọng là tạo được nhu cầu và động lực phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp của từng chuyên viên
Cần tranh thủ thêm các nguồn kinh phí để hỗ trợ cho chuyên viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cũng như tổ chức các lớp bồi dưỡng tại đơn vị..
Xem xét lại quy định về thời gian tối thiểu để cử cán bộ cán bộ đi học, nhất là đối với cán bộ tốt nghiệp loại giỏi xuất sắc, khá giỏi mới nhận về đơn vị. Vì như vậy sẽ rất lãng phí về thời gian vì những cán bộ tốt nghiệp loại khá giỏi, xuất sắc trong 2 năm đầu cũng chưa đủ chuẩn để tự thực hiện mà chỉ làm giúp việc, kiến thức khoa học cơ bản cũng dần bị mai một theo thời gian do không được rèn luyện.
Trong lúc đó đơn vị đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao.
Phối hợp với các đơn vị khác tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng xử lý công việc, bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức giáo dục quốc phòng…cho đội ngũ cán bộ chuyên viên thường xuyên.
Hiện nay, các mảng này còn rất nhiều chuyên viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng.
Thường xuyên tổ chức hoặc cử chuyên viên tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp quản lý công việc, sử dụng các thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại.
Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ chuyên viên được bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học tại các trung tâm của đơn vị; tạo môi trường để cho những chuyên viên đã có trình độ ngoại ngữ cơ bản được tiếp xúc với những tình nguyện viên người nước ngoài đang công tác tại trường để nâng cao trình độ và khả năng giao tiếp.
d. Những điều kiện đảm bảo thực hiện có hiệu quả
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải thực sự thiết thực và phục vụ cho chính công tác quản lý công việc của chuyên viên hoặc những công việc sẽ đảm nhận sau này. Tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức hợp thức hoá về mặt bằng bao cấp mà thực tế đã xảy ra và trong phần thực trạng cũng đã đề cập.
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phải góp phần nâng cao năng lực, chất lượng trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên viên, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý và thực hiện công việc, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công việc, khả năng sử dụng ngoại ngữ trong nghiên cứu và giao tiếp cũng như khả năng tham gia các hoạt động khác của đơn vị.
Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt với nhiều biện pháp đồng bộ như: Động viên, khuyến khích, hành chính, kinh tế gắn trách nhiệm của đơn vị đối với các khoa, bộ môn và bản thân chuyên viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.