Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Địa bàn nghiên cứu và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
2.1. Địa bàn nghiên cứu và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tại tỉnh Vĩnh Phúc. Dưới đây, chúng tôi sẽ mô tả một số nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như công tác xã hội của tỉnh.
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.235 km2, dân số khoảng 1.054.000 người, trong đó 77,6% sống ở nông thôn, mật độ dân số 854 người/km2; toàn tỉnh có 137 xã, phường, thị trấn, trong đó 39 xã miền núi [14].
Với lợi thế về địa lý, kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản.
Giá trị sản xuất công nghiệp, thu ngân sách, tổng sản phẩm nội tỉnh, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số phát triển con người của Vĩnh Phúc luôn xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu của cả nước. Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, tốc độ đô thị hóa nhanh. Đồng thời, sự tăng trưởng kinh tế cũng đã làm thay đổi cấu trúc xã hội và cuộc sống của các gia đình và cộng đồng; tình hình tội phạm, sử dụng ma túy, mại dâm đang diễn biến phức tạp và có nhiều trường hợp xâm hại, bóc lột trẻ em, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được phát hiện, số vụ ly hôn gia tăng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng, yêu cầu của xã hội về
30
hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội cũng tăng cao. Đặc biệt là đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, người khuyết tật và thiểu năng trí tuệ, người già cô đơn, người nghèo, phụ nữ bị bạo hành, ly thân, ly hôn và các vấn đề xã hội như căng thẳng vì cuộc sống nghèo khổ, phải đối mặt với các tệ nạn xã hội...
Đây là những nhóm đối tượng có nhu cầu được trợ giúp rất lớn, từ thực tiễn xã hội, đòi hỏi cần có những hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội đảm bảo cho việc trợ giúp, ứng phó một cách nhanh nhất và có hiệu quả, đảm bảo giải quyết vấn đề an sinh xã hội ngay tại cộng đồng. Hiện nay, số người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của CTXH ở tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có trên 250.000 đối tượng cần hỗ trợ, giúp đỡ của CTXH, chiếm 24,5% dân số. Tất cả các nhóm đối tượng trên cần phải được hỗ trợ từ CTXH để giải quyết các vấn đề, giúp các đối tượng tự vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.
2.1.1.2. Khái quát chung về công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Công tác xã hội là những hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề; giúp các đối tượng tự vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. CTXH có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, nhóm đối tượng xã hội, cộng đồng và các thành phần xã hội (đặc biệt là nhóm người yếu thế), nhằm hỗ trợ họ thay đổi, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội.
Hiện nay trên địa bàn toàn quốc cũng như ở Vĩnh Phúc, một số chức năng của CTXH hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng đã được thực hiện trong vai trò là các hoạt động nhân đạo, từ thiện và vận động xã hội, sự giúp đỡ của cộng đồng dân cư trong các tổ dân, thôn, khu phố và những người tình nguyện như các cộng tác viên cơ sở dưới sự quản lý của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức như Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên; các tổ chức từ thiện, một số cơ quan nhà nước như Ngành Lao động - TB&XH, Y tế, Giáo dục. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có gần 2.000 cán bộ, nhân viên làm việc trong các lĩnh vực liên
31
quan đến nghề CTXH từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn làm việc trong các ngành có liên quan.
Tuy nhiên, hiện không có nhiều các dịch vụ CTXH và dịch vụ xã hội chuyên nghiệp được cung cấp tại cộng đồng. Đội ngũ những người tham gia vào các hoạt động xã hội và vận động xã hội cũng chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về CTXH và các kiến thức liên quan. Khuôn khổ chính sách và pháp luật cho nghề CTXH áp dụng vào thực tế còn hạn chế, nguồn lực nhà nước đầu tư cho công tác này còn thấp. Số lượng các đơn vị thực hiện chức năng CTXH mang tính chuyên nghiệp còn thiếu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có duy nhất Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập tháng 11/2013. Trung tâm Công tác xã hội đóng vai trò cầu nối với các ngành và dịch vụ khác như y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo và hệ thống tư pháp, hình sự, thực hiện tham mưu, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và xây dựng chính sách ở các cấp và cung cấp các dịch vụ đối với những nhóm đối tượng cần sự trợ giúp.
Bảng 2.1. Kết quả cung cấp dịch vụ của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Số TT
Tên đơn vị
Số cán bộ, nhân
viên
Số lượng đối tượng sử dụng các loại dịch vụ CTXH (Từ năm 2014-2016)
Tổng Trong đó: Nữ Quản lý trường hợp Dịch vụ khẩn cấp Tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi thể chất Kết nối chuyển tuyến Tư vấn, trợ giúp đối tượng thụ hưởng CSXH; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc Phát triển cộng đồng Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội
1
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
16 5 90 16 300 16 156
16 (18.000
người) 50
2.350 (18 lớp) Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Lao động – TB&XH năm 2016
32
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, các con số thống kê của Trung tâm công tác xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh thực hiện cung cấp các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp còn rất khiêm tốn. Trung tâm chỉ có 16 cán bộ, nhân viên (trong đó có 05 nữ), trong 3 năm thực hiện Quản lý trường hợp: 90 trường hợp;
cung cấp dịch vụ khẩn cấp: 16 trường hợp; Kết nối chuyển tuyến: 16 trường hợp;
Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng: 50 trường hợp; Tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi thể chất: 300 đối tượng; Tư vấn, trợ giúp đối tượng thụ hưởng CSXH, tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc: 156 trường hợp; Phát triển cộng đồng: 16 trường hợp (với 18.000 người); Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội: 18 lớp (2.350 người). Con số trên còn rất nhỏ trên tổng số hơn 250.000 người cần hỗ trợ, giúp đỡ của CTXH trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có các đơn vị tham gia thực hiện CTXH, đó là:
Trung tâm Bảo trợ xã hội: Có nhiệm vụ tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung cho những người già cô đơn và người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa trên địa bàn tỉnh. Hàng năm thực hiện nuôi dưỡng thường xuyên từ 100 đến 120 đối tượng tại Trung tâm.
Trung tâm nuôi dưỡng và Phục hồi chức năng người tâm thần: Có nhiệm vụ tổ chức chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng phục hồi chức năng thường xuyên cho 120 đến 130 người tâm thần có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình, và cộng đồng không thể quản lý và chăm sóc.
Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội: Có chức năng tổ chức chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng người nghiện ma tuý. Số đối tượng thường xuyên có mặt tại trung tâm là 250 đến 300 người.
Các bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn: Có chức năng tư vấn, chữa trị, phục hồi chức năng cho người bệnh, hỗ trợ chi phí đối với các trường hợp điều kiện kinh tế khó khăn đặc biệt, không có khả năng chi trả.
Hệ thống cơ quan Lao động – TB&XH cấp tỉnh, huyện, xã (Sở Lao động – TB&XH, Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện, cán bộ Lao động – TB&XH cấp xã): Có chức năng quản lý nhà nước về CTXH, xây dựng, hoạch định chính sách và
33
các chương trình trợ giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội như: Chương trình giảm nghèo, bảo trợ xã hội, CTXH, bảo vệ chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới...
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã 2.1.2.1.Yếu tố về cơ chế, chính sách
Cộng tác viên CTXH cấp xã là một bộ phận trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, là bộ phận tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vì vậy chính sách cán bộ có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý cộng tác viên CTXH cấp xã.
Chính sách cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là công cụ đặc biệt để xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức. Cộng tác viên CTXH cấp xã chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế quản lý, chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công công tác, tiền lương, tiền công và chế độ chính sách khác. Cần có những chế độ đãi ngộ hợp lý, phân công công việc phù hợp, tạo môi trường làm việc thuận lợi, phát huy được năng lực sở trường, được công nhận thành tích đóng góp, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, quản lý cộng tác xã hội chịu ảnh hưởng của các chính sách phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, chính sách về an sinh xã hội, bảo đảm xã hội.
2.1.2.2. Yếu tố trình độ chuyên môn
Đảm bảo phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, khả năng, năng lực và sở trường công tác. Cộng tác viên CTXH là người được người được đào tạo về CTXH, được tuyển dụng để thực hiện các nghiệp vụ CTXH. Vì vậy, khi được giao công việc phù hợp chuyên môn đào tạo, khả năng, sở trường sẽ phát huy năng lực làm việc một cách hiệu quả. Nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm yếu tố chuyên môn để sắp xếp, giao việc cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Để đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, cần quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại để đáp ưng tiêu chuẩn về chuyên môn và trình độ đào tạo.
2.1.2.3. Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Cộng tác viên CTXH cũng như bất cứ cá nhân nào trong tổ chức cũng mong muốn có những cơ hội phát triển nghề nghiệp, sự nghiệp. Thăng tiến là một nhu cầu thiết thực của người làm việc trong bộ máy nhà nước, vì sự thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng địa vị, uy tín cũng như quyền lực của họ. Sự ghi nhận của tổ chức, tạo điều kiện phát triển có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng
34
động lực làm việc cho cá nhân, đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi, người có năng lực đến và làm việc. Việc tạo những cơ hội phát triển nghề nghiệp giúp cho công tác viên CTXH có động lực phấn đấu, khẳng định và thể hiện mình, mong muốn tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm để phát triển nghề nghiệp và gắn bó hơn với tổ chức, có ý thức phấn đấu và nỗ lực nhiều hơn để đạt mục tiêu chung của tổ chức.
Môi trường làm việc thuận lợi cũng là điều kiện, cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Môi trường làm việc bao gồm các điều kiện vật chất, kỹ thuật và cơ chế chính sách để thực hiện nhiệm vụ. Chỉ khi cán bộ có chuyên môn và có những điều kiện vật chất cần thiết thì họ mới có đủ khả năng thực hiện tốt công việc được giao.
Điều kiện về cơ sở vật chất (gồm bàn, ghế, phòng làm việc, điện, nước, điện thoại, sách báo..., văn phòng phẩm) là điều kiện cần thiết phục vụ công việc.
2.1.2.4. Yếu tố nguồn lực
Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và vật lực. Nguồn nhân lực được huy động từ các lực lượng sẵn có về số lượng và chất lượng (số người làm việc và khả năng đóng góp). Nguồn vật lực (vật chất, tài chính) được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước và từ cộng đồng đóng góp.
Một trong những chức năng của CTXH là huy động và kết nối nguồn lực.
Đây được xem là thế mạnh trong tiến trình cung cấp dịch vụ CTXH. Cộng tác viên CTXH cần có điều kiện về nguồn lực phù hợp để tổ chức thực hiện, đạt mục tiêu đề ra. Nếu nguồn lực thiếu và yếu, sẽ khó để triển khai công việc, thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý cộng tác viên CTXH thì người quản lý cũng cấn quan tâm đến yếu tố nguồn lực.
2.1.2.5. Yếu tố của lãnh đạo quản lý
Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên rất quan trọng, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn về công tác tổ chức, cán bộ và giỏi tâm lý lãnh đạo, hiểu biết tốt về chuyên môn. Cộng tác viên CTXH cấp xã chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của UBND và Chủ tịch UBND cấp xã, có nhiệm vụ thực thi công vụ theo chức trách do Chủ tịch UBND cấp xã giao. Mối quan hệ này chủ yếu là việc tổ chức, phân công, bố trí công việc hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo.
Trong đó, yếu tố tâm lý lãnh đạo cũng hết sức quan trọng, tạo môi trường thuận lợi,
35
thoải mái cho cộng tác viên CTXH phát huy được năng lực, sở trường, đem lại hiệu quả công việc cao hơn. Yếu tố lãnh đạo, quản lý bao hàm cả việc ban hành cơ chế, chính sách, xác định nhiệm vụ chuyên môn, mục tiêu hướng đến, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ, thúc đẩy nguồn lực, động viên, khuyến khích, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật…