Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
2.3. Thực trạng thực hiện quy định, chức năng, nhiệm vụ của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Thực trạng mức độ chấp hành các nội quy, quy định của đơn vị, của nghề công tác xã hội
Để đánh giá việc thực hiện các nội quy, quy định của đơn vị, của nghề CTXH, chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ chấp hành, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Mức độ chấp hành các nội quy, quy định của đơn vị, của nghề công tác xã hội
TT Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Tốt
(%)
Khá (%)
Trung bình
(%)
Yếu (%) 1 Chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước 66,0 32,0 2,0 0,0
2 Thực hiện tuyên truyền chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước 56,0 42,0 2,0 0,0 3 Vai trò, uy tín trong cộng đồng dân cư 54,0 30,0 16,0 0,0 4 Tinh thần trách nhiệm trong công tác 60,0 22,0 18,0 0,0 5 Đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật 64,0 30,0 6,0 0,0 6 Kiến thức, am hiểu về CTXH 30,0 44,0 26,0 0,0 7 Ý thức học tập, nâng cao trình độ
kiến thức 44,0 52,0 4,0 0,0
8 Thái độ gắn bó, nhu cầu phát triển 36,0 58,0 6,0 0,0
40 nghề nghiệp CTXH
9 Kỹ năng, phương pháp làm việc 22,0 70,0 8,0 0,0 10 Hiệu quả trong phối hợp công tác,
làm việc nhóm 16,0 68,0 16,0 0,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát tại tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016) Bảng số liệu trên cho thấy, cộng tác viên được đánh giá “tốt” chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với “khá”, “trung bình” và “yếu” ở các mặt: Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: 66%; Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: 56%; Vai trò, uy tín trong cộng đồng dân cư: 54%;
Tinh thần trách nhiệm trong công tác: 60%; Đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật: 64%.
Các mặt đánh giá liên quan nhiều đến chuyên môn, nghiệp vụ (Kiến thức, am hiểu về CTXH; Ý thức học tập, nâng cao trình độ kiến thức; Thái độ gắn bó, nhu cầu phát triển nghề nghiệp CTXH; Kỹ năng, phương pháp làm việc; Hiệu quả trong phối hợp công tác, làm việc nhóm) thì được đánh giá ở mức độ “khá” nhiều hơn so với “tốt”, “trung bình” và “yếu”. Như vậy, tiêu chuẩn về đạo đức của cộng tác viên được đánh giá cao hơn các tiêu chuẩn về năng lực.
Phỏng vấn sâu một đối tượng yếu thế trong xã hội về sự tiếp cận của nhân viên/Cộng tác viên CTXH, là trường hợp thuộc diện phụ nữ, hộ nghèo, đơn thân nuôi con, cho biết: “Chị cũng không biết là như nhà chị thì được hỗ trợ cái gì đâu, hàng tháng chị cũng được trợ cấp mấy trăm ngàn hộ nghèo. Nhà chị cũ và chật quá, năm trước ở phường cũng bảo chị xây lại nhà sẽ được hỗ trợ của phường và của Hội phụ nữ khoảng 30 triệu, nhưng chị bảo bấy nhiêu không đủ xây nên chị không dám nhận, nhà thì không có đồng nào. Với lại xây lại nhà thì không còn là hộ nghèo nữa, không được hỗ trợ, con chị đi học lại phải đóng học phí….” (Chị T. 45 tuổi, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Như vậy, cộng tác viên của địa bàn đã có sự tiếp nhận thông tin, yêu cầu trợ giúp và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng trên địa bàn để báo cáo với cấp có thẩm quyền, đồng thời thực hiện vai trò kết nối được nguồn lực để trợ giúp cho đối tượng. Tuy nhiên chưa làm tốt vai trò tư vấn, tham vấn để có thể trợ giúp cao nhất cho đối tượng có nhu
41
cầu. Vì vậy mà đối tượng chưa hiểu hết chính sách của Nhà nước, quyền lợi của bản thân và chưa nhận được sự trợ giúp cao nhất có thể.
Trường hợp bà Đ., là đối tượng người già đơn thân, không có thu nhập và nơi cư trú ổn định cho biết: “Tôi gần 70 tuổi, không có chồng con, không có nhà ở, không có lương hưu, lúc thì ở nhờ nhà em dâu (do em trai đã mất), lúc thì ở chùa ở mãi tận Phúc Yên. Mấy ông ở phường không cho tôi hộ nghèo vì các ông ấy bảo lúc rà soát hộ nghèo không biết bà ở đâu, bà không cư trú ở phường này. Bây giờ tôi ốm đi viện không có thẻ bảo hiểm y tế, nên không có tiền trả…” (Bà Đ. phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc). Vấn đề nắm địa bàn, hiểu rõ về cộng đồng chính là yếu tố quan trọng để nhân viên CTXH làm tốt vai trò biện hộ, bảo vệ và kết nối đối tượng với chính quyền, giúp cho đối tượng biết và tiếp cận với chính sách. Nhân viên CTXH cần thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội trên địa bàn để báo cáo kịp thời; Làm việc với tinh thần trách nhiệm, sự đồng cảm và cả cái tâm trong sáng để trợ giúp tốt nhất, tránh sự thiệt thòi cho đối tượng. Ngay khi phát hiện trường hợp, cần xử lý trường hợp, giải quyết một cách kịp thời, không được đổ lỗi hoặc trốn tránh trách nhiệm, sợ “vượt” tiêu chí hộ nghèo của địa phương.
2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
Để đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chuẩn chuyen môn, nghiệp vụ của cộng tác viên CTXH, chúng tôi tiến hành khảo sát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá (tỷ lệ %) Tốt Khá Trung
bình Yếu 1
Nắm được quy trình, kỹ năng thực hành CTXH ở mức độ cơ bản để trợ giúp đối tượng
22,0 70,0 8,0 0,0
2 Hiểu biết về chế độ chính sách trợ
giúp đối tượng 20,0 70,0 10,0 0,0
42 3 Nắm vững chức trách, nhiệm vụ của
cộng tác viên CTXH 28,0 64,0 8,0 0,0
4
Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về CTXH
28,0 52,0 20,0 0,0
(Nguồn: Số liệu khảo sát tại tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016) Kết quả khảo sát cho thấy, 100% cộng tác viên được đánh giá ở mức độ khá đối với các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của cộng tác viên. Tỷ lệ đánh giá mức độ tốt không nhiều, chỉ từ 20% đến 28%. Có một số ý kiến đánh giá tiêu chuẩn của cộng tác viên chỉ đạt ở mức trung bình; Không có ý kiến đánh giá mức độ yếu.
Để lí giải rõ hơn về thực trạng này, chúng tôi tìm hiểu những khó khăn của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp tại biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.4. Những khó khăn của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ
(Nguồn: Số liệu khảo sát tại tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2016) Cộng tác viên CTXH cho rằng, rào cản lớn nhất đối với công việc của cộng tác viên là từ góc độ hợp tác của người được giúp đỡ (thân chủ), chiếm 46%. Nếu đối tượng được trợ giúp có sự hợp tác tốt sẽ rất thuận lợi, nếu không có sự hợp tác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác trợ giúp của cộng tác viên. Rào cản thứ hai là vấn đề đến từ nguồn lực tài chính (36%). Đây là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến công việc và quyết định đến hiệu quả làm việc của cộng tác viên.
43