Biện pháp quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã

Một phần của tài liệu Quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 78)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI VĨNH PHÚC

3.2. Biện pháp quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã

3.2.1.Nâng cao hiệu quả xây dựng và thực thi quy hoạch đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội

Trên cơ sở mục tiêu, định hướng, quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành chức năng, chính quyền địa phương cần xây dựng quy hoạch đội ngũ cộng tác viên đảm bảo khoa học, sát thực tiễn và tính khả thi cao. Cụ thể hoá quy hoạch bằng các kế hoạch triển khai, đồng thời, đảm bảo các bước trong quy trình xây dựng kế hoạch, đó là: Xác định mục tiêu của kế hoạch; Phân tích môi trường bên ngoài, xác định cơ hội và thách thức; Phân tích môi trường bên trong (nội bộ) để xác định điểm mạnh, điểm yếu; Xác định các nội dung cụ thể của kế hoạch, trong đó cần làm rõ các hoạt động cần triển khai, thời gian triển khai, cơ quan/bộ phận triển khai, nguồn lực đảm bảo, cơ chế phối hợp, giám sát; Trao đổi, thảo luận, góp ý, chỉnh sửa, sau đó mới phê duyệt và triển khai thực hiện.

Ngoài nâng cao hiệu quả xây dựng quy hoạch còn cần phải nâng cao hiệu quả xây dựng và thực thi kế hoạch. Cần đảm bảo các điều kiện tốt nhất, phù hợp nhất để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong trường hợp cần thiết, cần phải xây dựng các kế hoạch nhỏ, theo phạm vi, lĩnh vực, thời gian để triển khai quy hoạhc và kế hoạch chung như: Kế hoạch tuyển dụng cộng tác viên; Kế hoạch kiểm tra, giám sát; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; Kế hoạch công tác tháng, quý, năm; Kế hoạch của từng địa phương.

3.2.2. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác xã hội và vai trò của cộng tác viên công tác xã hội

Công tác xã hội không mới đối với các nước phát triển nhưng còn rất mới ở Việt Nam. Trong những năm qua, thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn về nghề CTXH, nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và người dân được nâng lên. Mạng lưới cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm CTXH ngày càng được củng cố và tăng cường và trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành CTXH. Tuy nhiên, do CTXH còn là một nghề mới nên vẫn còn không ít người chưa có nhiều hiểu biết cũng như chưa có thông tin về CTXH, thậm trí ngay cả đối tượng của CTXH vẫn còn có những e ngại, thiếu sự tin tưởng. Do vậy cần

64

phải chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, với nội dung đa dạng, phong phú, hình thức phù hợp, góp phần nâng cao nhận thức của các ngành, đoàn thể và người dân về vai trò, vị trí của CTXH, tập trung các lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em, bảo trợ xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt, cần chú trọng tuyên truyền trong cộng đồng để cho nhân dân tiếp cận, tin tưởng và sử dụng dịch vụ CTXH, xóa dần rào cản đối với hoạt động của cộng tác viên.

Tăng cường thông tin tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông sẵn có ở địa phương, tăng thêm thời lượng tin bài về CTXH; Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về CTXH, dịch vụ CTXH và thông tin về mạng lưới cộng tác viên CTXH; Đưa các sản phẩm truyền thông: Pano, áp phích, in ấn sổ tay, tờ gấp, cẩm nang tuyên truyền đến tận ấp, khu phố; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức tập huấn và đưa nội dung CTXH vào sinh hoạt hội, đoàn thể; Xây dựng và nhân rộng mô hình thí điểm cung cấp dịch vụ xã hội tại cộng đồng; Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm CTXH và các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH, lấy kết quả hoạt động để minh chứng, tuyên truyền, thuyết phục.

Kết hợp với hoạt động truyền thông, triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH cho các đối tượng yếu thế về các vấn đề xã hội đang xảy ra ở cơ sở, hơn nữa không phải đối tượng yếu thế nào trong cộng đồng cũng có cơ hội và điều kiện tiếp cận các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH. Do vậy, cần phải quan tâm phát triển mạng lưới cộng tác viên để cung cấp dịch vụ CTXH tại cơ sở, đẩy mạnh xã hội hóa để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Tập trung nghiên cứu, quy hoạch phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH, gắn kết giữa các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và dân lập; cung cấp, tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu, tư vấn, kết nối với các nguồn lực hỗ trợ, đáp ứng yêu cầu của người dân. Thực chất hoạt động của nhân viên CTXH không phải là hoạt động đơn lẻ, duy nhất hỗ trợ cho thân chủ. Ngoài các vai trò là người nghiên cứu, giáo dục, biện hộ… thì nhân viên CTXH còn đóng vai trò rất quan trọng là người trung gian, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ thân chủ. Vì vậy truyền thông không chỉ giúp cho bản thân người được trợ giúp hiểu và tin tưởng, nâng cao độ tin

65

cậy mà còn giúp nâng cao nhận thức trong cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của CTXH, tạo điều kiện kết nối thông tin, phát triển chính sách, huy động nguồn lực cần thiết khác như cải tạo môi trường, điều kiện sống, điều kiện sản xuất, tạo điều kiện về việc làm, nguồn vốn, cơ hội phát triển…

Báo cáo tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm cộng tác viên CTXH xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá: “Nhận thức của một số chính quyền địa phương về nhiệm vụ, chức năng hoạt động của đội cộng tác viên CTXH còn hạn chế như bố trí cán bộ là công chức xã, phường tham gia đội chỉ để hưởng phụ cấp, không bố trí thời gian để tham gia các hoạt động CTXH tại cơ sở” [46]. Chính vì vậy, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức là giải pháp quan trọng, là cơ sở, tiền để để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khác.

3.2.3. Xây dựng mạng lưới công tác xã hội đồng bộ, chuyên nghiệp, phát triển đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở cấp xã mang tính rộng khắp, toàn diện, từng bước chuyên nghiệp

Đề án 32 xác định mục tiêu “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.

Để đạt được mục tiêu này, trước hết cần phải có mạng lưới CTXH chuyên nghiệp từ trung ương đến địa phương, nòng cốt là đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên chuyên trách, được đào tạo bài bản, nằm trong hệ thống bộ máy hành chính, sự nghiệp công lập. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng và hướng đến chuyên nghiệp là một trong những nội dung phát triển lâu dài. Đặc biệt quan tâm quản lý việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ của cộng tác viên CTXH, xóa bỏ tình trạng cộng tác viên không nắm rõ được vai trò, nhiệm vụ của mình. Phát huy ưu điểm, mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong giai đoạn thí điểm để xây dựng mạng lưới cộng tác viên trong toàn tỉnh, ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn với mỗi đội từ 3 đến 5 thành viên. Trong quá trình đánh giá, nhân rộng phải đặt biệt chú ý đến tiêu chuẩn “

66

đạt yêu cầu về chất lượng”, tránh tình trạng làm để lấy số lượng mà không đạt yêu cầu về chất lượng dẫn đến hạn chế về hoạt động và hiệu quả thực vai trò, nhiệm vụ.

Để cộng tác viên CTXH từng bước phát triển hướng đến chuyên nghiệp thì ngoài những tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, cần phải xã định rõ vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ này trong hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền địa phương và cơ chế hoạt động. Trước mắt, nhà nước là chủ thể quản lý toàn diện đối với công tác viên CTXH, từ khâu tuyển chọn, sử dụng, chi trả thù lao từ nguồn ngân sách hỗ trợ. Đội ngũ công tác viên CTXH là một bộ phận của hệ thống chính trị, hỗ trợ chính quyền trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện các dịch vụ công. Hướng đến chuyên nghiệp đồng thời với thực hiện xã hội hoá hoạt động của CTXH. Để phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp thì phải hướng đến xây dựng một phạm vi, lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. Người làm nghề phải sống được bằng nghề. Hướng đến chuyên nghiệp thì người trả lương cho nhân viên CTXH phải là người thụ hưởng các dịch vụ chứ không phải là nhà nước. Vì vậy, việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã, quan tâm đến tính ổn định, tiêu chuẩn, tính chuyên nghiệp về trình độ, phương pháp và kỹ năng thực hành CTXH sẽ là một giải pháp quan trọng trên con đường phát triển nghề CTXH.

3.2.4. Đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội ở cấp xã

Làm cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã thực sự có những đổi mới về tư duy và phương thức thực hiện, làm cho các công việc đó thực sự đi vào nền nếp, đúng với yêu cầu đổi mới công tác quản lý cán bộ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Người có trách nhiệm và giữ vai trò quyết định trong các khâu của quy trình tuyển chọn cần thật sự công tâm, khách quan, không vì những quan hệ cá nhân mà bố trí cán bộ, người thân quen làm cộng tác viên chỉ để hưởng phụ cấp.

Áp dụng quy trình tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã phải đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đủ năng lực thực hành CTXH, được phân công công việc hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

67

và phạm vi hoạt động. Khi tuyển chọn, bố trí, sử dụng làm nhiệm vụ CTXH, phải lưu ý về năng lực, sức khỏe, phẩm chất đạo đức, có kiến thức và kỹ năng trong CTXH, có sự am hiểu nhiều lĩnh vực, năng động, sáng tạo, có mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và quan trọng hơn là phải tận tâm với công việc, vì thân chủ trợ giúp là những người yếu thế, đang gặp khó khăn trở ngại trong cuộc sống, sẽ có nhiều hạn chế trong giao tiếp, trao đổi, trình bày vấn đề. Tận tâm để tôn trọng thân chủ dù họ có nghèo, có tự ti, mặc cảm, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp.

Đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã là người có vai trò quyết định đối với chất lượng và hiệu quả các hoạt động CTXH. Việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng hợp lý sẽ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của đội ngũ cộng tác viên CTXH cấp xã.

Có thể nói chất lượng và hiệu quả công việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã sẽ tạo nên được chất lượng của đội ngũ và từ đó gián tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả quản lý CTXH tại cơ sở. Mặt khác, đổi mới hoạt động tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ cộng tác viên CTXH cấp xã thực chất là gạt bỏ được những nếp suy nghĩ và thực hiện công tác cán bộ theo lối cảm tính như đã phân tích tồn tại ở phần thực trạng, để hướng đến chuyên nghiệp và chuẩn hoá cán bộ, chuẩn hoá các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã tập trung vào một số nội dung: cần nâng cao nhận thức về việc cần thiết đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã trên cơ sở các quy định về phân cấp công tác cán bộ của trung ương, của tỉnh; dựa trên tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư 07/2013/TT-BLĐTBXH; Thông qua hoạt động đánh giá thực trạng chất lượng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi cộng tác viên CTXH ở cấp xã đồng thời so sánh thực trạng đó với nhu cầu và yêu cầu phát triển đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã để thực hiện tuyển chọn, bố trí và sử dụng lâu dài đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã.

3.2.5. Tổ chức thực hiện và thực hiện có hiệu quả cơ chế giám sát, kiểm tra, đánh giá đối với cộng tác viên công tác xã hội

Công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá giúp cho đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã cũng nhận ra được mặt mạnh, mặt yếu để từ đó phát huy ưu điểm,

68

khắc phục hạn chế, thiếu sót để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực thi công vụ. Đây cũng là điều kiện, cơ sở để xem xét quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ.

Khi tiến hành đánh giá, phải đảm bảo khách quan, công khai dân chủ, đưa ra nhận xét quá trình theo dõi, giúp đỡ cho cộng tác viên CTXH ở cấp xã hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ đánh giá cần có động cơ trong sáng, đánh giá công tâm, không thiên vị nhưng cũng không cố chấp trong quá trình đánh giá và phải có mối quan hệ tích cực, dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng năng lực và trách nhiệm công việc để đánh giá khách quan, trung thực, giúp cho đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã tiến bộ.

Đồng thời, tạo động lực để cộng tác viên phấn đấu thực hiện tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao và cam kết gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.

Việc tổ chức đánh giá đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã phải được thực hiện theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, phù hợp với quy trình và các bước đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, đó là: Cộng tác viên tự đánh giá trên các mặt: Lập trường tư tưởng, việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực nghề nghiệp, quan hệ và phối hợp trong công tác, kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tập thể, đồng nghiệp và nhận xét, đánh giá của người quản lý trực tiếp (đội trưởng, cán bộ Lao động – TB&XH cấp xã). Sau đó Chủ tịch UBND cấp xã (có thể tham khảo ý kiến phản hồi của người được trợ giúp, cộng đồng dân cư) xem xét, đánh giá và xếp loại hoàn thành nhiệm vụ đối với cộng tác viên.

Ngoài việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cộng tác viên thì cơ quan có thẩm quyền cũng phải có kế hoạch, cơ chế giám sát ngay từ khâu tuyển chọn, quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã. Có như vậy mới đảm bảo đựoc tính khách quan công tâm trong tuyển chọn, quản lý, sử dụng, đãi ngộ… góp phần chuẩn hoá đội ngũ cộng tác viên ngay từ đầu.

69

3.2.6. Thực hiện tốt công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cộng tác viên công tác xã hội ở cấp xã

Quyết định số 32/2010/QĐ-TTG ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 yêu cầu “tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các cấp xã; các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và cơ quan Lao động – TB&XH các cấp”. Như vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã có vị trí, ý nghĩa rất quan trọng giúp cho đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã tự hoàn thiện về tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của chính mình, không ngừng mở rộng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... để phù hợp với nền kinh tế tri thức, với xu thế đổi mới nghề CTXH, vươn lên tự khẳng định mình, tránh nguy cơ tụt hậu, xây dựng đội ngũ cộng tác viên CTXH ở cấp xã đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng được những yêu cầu phát triển nghề CTXH và nâng cao được năng lực cá nhân.

Thực tiễn của tỉnh Vĩnh Phúc: Qua đánh giá 5 năm thực hiện đề án 32 (2010 – 2015) và 2 năm triển khai thí điểm đội cộng tác viên CTXH (2015 - 2016) thì CTXH chưa thực sự là một ngành nghề hấp dẫn học sinh, sinh viên; nhân viên CTXH chưa phải là một nghề thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, xã hội.

Chính vì vậy, số người được đào tạo bài bản, chính quy về CTXH chưa nhiều. 20 đội cộng tác viên được thành lập thí điểm với 100 thành viên thì bộ phận được đào tạo về chuyên môn CTXH còn khiêm tốn. Cá biệt có những địa phương không tuyển chọn được người có chuyên môn đào tạo về CTXH mà phải tuyển chọn cả những người học ngành gần và người có kinh nghiệm, làm việc có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của cộng tác viên CTXH. Vì vậy việc đào tào và đào tạo lại là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo đủ số lượng, từng bước chuẩn hoá và nâng cao chất lượng của đội ngũ cộng tác viên. Đồng thời phải tổ chức bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng thực hành CTXH.

Tuy nhiên, đào tạo, bồi dưỡng không được làm tràn lan, cào bằng, tránh hình thức và gây lãng phí thời gian, kinh phí. Để khắc phục hạn chế này, cần tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)