Một số khuyến nghị quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã

Một phần của tài liệu Quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 81)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI VĨNH PHÚC

3.3. Một số khuyến nghị quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã

An sinh xã hội là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một xã hội, một cộng đồng. Đảng, Nhà nước cần quan tâm, tăng cường công tác lãnh đạo, xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an sinh xã hội. CTXH là nhân tố đảm bảo thực thi các chính sách an sinh xã hội. Quốc hội, Chính phủ, Bộ Lao động – TB&XH cần quan tâm xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và các văn bản quy định về phát triển nghề CTXH làm cơ sở định hướng hoạt động và quản lý cộng tác viên CTXH.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020 và Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 20/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2025; Quyết định 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020, hiện nay, các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, cùng với sự đa dạng về lĩnh vực, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và sự khác biệt về văn

75

hoá, tập quán vùng miền thì hệ thống chính sách pháp luật cần phải được thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả, tính khả thi để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đồng thời, Chính phủ, Bộ Lao động – TB&XH cần có sự tập trung chỉ đạo, rà soát, đánh giá thực tiễn để có những chính sách riêng, quy định, hướng dẫn cụ thể, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống của từng vùng miền, địa phương. Trong đó cần quan tâm đến tính thiết thực, hiệu quả và những chính sách mang tính đột phá, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển nghề CTXH.

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương tỉnh Vĩnh Phúc

Đối với các xã, phường, thị trấn thí điểm mô hình Đội cộng tác viên CTXH trên cơ sở công việc và kết quả đã đạt được, đề nghị tiếp tục thực hiện tốt vai trò quản lý, chỉ đạo đội cộng tác viên CTXH chủ động triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ; Các hoạt động triển khai thực hiện cần cụ thể, bám sát thực tiễn, tuân thủ đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ các hoạt động CTXH làm cơ sở để tổng hợp, đánh giá.

Các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở kết quả hoạt động của đội cộng tác viên tại các xã, phường, thị trấn thí điểm cần chủ động tổng kết, báo cáo đánh giá cụ thể về hoạt động, đề xuất về nhiệm vụ, quyền hạn và việc nhân rộng mô hình.

Các cấp có thẩm quyền theo chức năng cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về CTXH và vai trò của cộng tác viên CTXH;

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên nhằm trang bị kiến thức, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng tác viên CTXH. Cần quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động và tạo điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý cộng tác viên CTXH, đặc biệt là đội ngũ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, là những người tham gia vào công tác quản lý đội ngũ cộng tác viên CTXH cấp xã và phát huy được vai trò để hiệu quả ngày càng cao hơn.

Trong lộ trình phát triển nghề CTXH, mục tiêu của Chính phủ nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, nhân viên CTXH có thể sống bằng nghề. Vì vậy cũng cần phải có định hướng tuyên truyền, kế hoạch cụ thể để cộng tác viên CTXH yên tâm công tác, có động cơ gắn

76

bó và phát triển nghề nghiệp chứ không chỉ dừng lại ở tâm lý làm việc kiêm nhiệm, có thêm phụ cấp.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý cộng tác viên CTXH ở chương 2 và định hướng của tỉnh, chương này đã phân tích, đề ra biện pháp quản lý cộng tác viên CTXH trên địa bàn tỉnh. Các biện pháp mang tính khách quan vừa đáp ứng được yêu cầu của khoa học quản lý, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh, đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý cộng tác viên CTXH cấp xã hiện nay.

Các biện pháp là một tổng thể hoàn chỉnh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần được tổ chức triển khai đồng bộ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, trong đó, đặc biệt là vai trò của chủ thể quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý cộng tác viên công tác xã hội cấp xã từ thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)