Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
2.2. Thực trạng cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ cấu, số lượng các đội cộng tác viên công tác xã hội cấp xã được phân bố theo các huyện, thành, thị trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc và được tổng hợp tại bảng số liệu sau đây:
Bảng 2.2. Số lượng các đội cộng tác viên công tác xã hội cấp xã
TT Địa phương Số lượng đội Số lượng cộng
tác viên
1 Thành phố Vĩnh Yên 4 20
2 Thị xã Phúc Yên 3 15
3 Huyện Tam Dương 2 10
4 HuyệnTam Đảo 2 10
5 Huyện Yên Lạc 2 10
6 Huyện Vĩnh Tường 3 15
7 Huyện Bình Xuyên 2 10
8 Huyện Lập Thạch 1 5
9 Huyện Sông Lô 1 5
Tổng cộng 20 100
(Nguồn: Sở Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc, năm 2016) Tỉnh Vĩnh Phúc gồm 137 xã, phường, thị trấn (112 xã, 13 phường, 12 thị trấn). Hiện nay toàn tỉnh có 20 đội cộng tác viên CTXH được thành lập theo Kế hoạch số 6396/KH-UBND ngày 27/10/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập thí điểm Đội cộng tác viên CTXH xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Số lượng cộng tác viên công tác xã hội ở mỗi huyện, thành thị có từ 5
36
đến 20 người, được cơ cấu từ 1 đến 4 đội (mỗi đội 5 người). Với số lượng cộng tác viên và số đội như vậy, thực sự chưa đủ để thực hiện được hết chức năng nhiệm vụ CTXH trên địa bàn mỗi huyện. Có những huyện chỉ có 1 đội với 5 người (huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch) là quá ít, không phát huy được vai trò trong CTXH và khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Độ tuổi cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
Độ tuổi cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi của cộng tác viên CTXH phân theo nhóm (%)
(Nguồn: Sở Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc, năm 2016) Phân tích biểu đồ độ tuổi cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Độ tuổi của cộng tác viên chủ yếu ở độ tuổi 30-40 tuổi (42%), tiếp theo là trên 40 tuổi (40%). Đây là độ tuổi đã có sự trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công tác, đồng thời có uy tín, có tiếng nói trong cộng đồng dân cư, phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của cộng tác viên CTXH. Tỷ lệ cộng tác viên có độ tuổi dưới 30 tuổi rất thấp, chỉ chiếm 18%. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn trong việc nghiên cứu, học tập, cập nhật kiến thức mới và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
37
- Trình độ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
Trình độ cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp tại biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 2.2. Trình độ của cộng tác viên công tác xã hội (%)
(Nguồn: Sở Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc, năm 2016) Biểu đồ trên cho phép ta rút ra nhận xét như sau: Đa số cộng tác viên được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, từ sơ cấp trở lên, trong đó, tỷ lệ cao nhất là trình độ trung cấp (44%). Chỉ có 8% cộng tác viên là không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (trình độ cấp 3). Điều này khẳng định trình độ đào tạo của cộng tác viên là khá cao, thuận lợi cho việc tiếp cận các văn bản, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tiếp cận các chương trình, chính sách trợ giúp trong CTXH và thuận lợi cho công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về CTXH.
- Chuyên môn được đào tạo của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc
Kết quả nghiên cứu về chuyên môn được đào tạo của cộng tác viên công tác xã hội cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc được tổng hợp tại biểu đồ dưới đây:
38
Biểu đồ 2.3. Chuyên môn được đào tạo của cộng tác viên (%)
(Nguồn: Sở Lao động – TB&XH Vĩnh Phúc, năm 2016) Biểu đồ trên cho phép ta rút ra nhận xét như sau: Có 46,0% cộng tác viên có chuyên môn đào tạo đúng chuyên ngành hoặc ngành phù hợp: CTXH (24,0%) và văn hoá, xã hội (22,0%). Tuy nhiên, có đến 54,0% cộng tác viên không được đào tạo hoặc có chuyên môn đào tạo về ngành khác (không có chuyên môn 8,0%; kinh tế, tài chính 6,0%; kỹ thuật 4,0%; ngành khác 36,0%). Điều đó đặt ra yêu cầu đối với công tác quản lý là phải đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại về CTXH để nâng cao kiến thức, trình độ, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của cộng tác viên CTXH.
Do cộng tác viên là người hợp đồng, làm việc không chuyên trách, mức phụ cấp thấp nên ngoài công việc của nhân viên CTXH, hầu hết mọi người còn có nghề nghiệp khác hoặc phải làm thêm công việc khác để tăng thu nhập hàng tháng. Qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, cộng tác viên CTXH là cán bộ, công chức, cán bộ đoàn thể kiêm nhiệm chiếm 22%, cộng tác viên có lương hưu chiếm 10%, cộng tác viên làm nông nghiệp chiếm 22%, cộng tác viên làm các công việc khác như bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố/trưởng thôn, cộng tác viên lĩnh vực khác chiếm 44%. Chỉ có 2% cộng tác viên CTXH được hỏi là không làm công việc gì khác và không có thu nhập nào khác ngoài công việc và thu nhập của cộng tác viên CTXH.
Thu nhâ ̣p từ phụ cấp (thù lao) cộng tác viên CTXH chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập hàng tháng của cộng tác viên. Hiện nay chế độ thù lao hàng tháng chi trả cho cộng tác viên thực hiện theo Kế hoạch 6396/KH-UBND của UBND tỉnh
39
VĨnh Phúc, đó là: Đội trưởng: hệ số 1.0 mức lương cơ bản (hiện đang áp dụng là 1.210.000 đồng); Đội phó: Hệ số 0.5 mức lương cơ bản; Thành viên đội: Hệ số 0.4 mức lương cơ bản. Qua khảo sát, mức thù lao trên rất thấp so với mức thu nhập và chi tiêu hàng tháng của cộng tác viên. Cụ thể, thù lao trên chiến tỷ lệ so với mức thu nhập và chi tiêu hàng tháng của cộng tác viên là: Tỷ lệ cộng tác viên có mà mức phụ cấp (thù lao) cộng tác viên CTXH chỉ chiếm dưới 30% tổng thu nhập hàng tháng là 74% số người được hỏi, chiếm từ 30 – 70% tổng thu nhập là 24% số người được hỏi, chiếm trên 70% tổng thu nhập chỉ có 2% số người được hỏi.