Quy luật quanhệsảnxuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượngsảnxuất

Một phần của tài liệu Tap bai giảng phan triết học môn những nguyên lý 2014 copy (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. Sản xuất vật chất. Quy luật quanhệsảnxuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượngsảnxuất và Quan hệ biện chứng giữa cơsởhạtầng với kiếntrúcthượngtầng

2. Quy luật quanhệsảnxuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượngsảnxuất

Có thể nói, phân tích của C.Mác về sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất (cái thứ hai) với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (cái thứ nhất) tạo nên quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phát hiện ra quy luật này, triết học duy vật biện chứng về xã hội khẳng định, trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện ở mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội và chỉ bằng đấu tranh giai cấp với đỉnh cao là cách mạng xã hội, thì mâu thuẫn đó mới được giải quyết triệt để.

a. Vị trí, vai trò của quy luật

Là một trong các quy luật cơ bản của lý luận hình thái kinh tế-xã hội, quy luật phản ánh sự vận động nội tại trong phương thức sản xuất, thể hiện tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác, dẫn đến hình thái

75 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.23, tr.1059-1060

kinh tế-xã hội này được hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn thay thế, nghĩa là xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao là một quá trình lịch sử-tự nhiên.

b. Nội dung quy luật

- Các khái niệm của quy luật + Phương thức sản xuất

Định nghĩa. Phương thức sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức con người dùng để sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người; là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất ở một trình độ tương ứng với trình độ nhất định đó của lực lượng sản xuất;

Các yếu tố của phương thức sản xuất. Sản xuất vật chất được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, môi trường địa lý; dân số, mật độ dân số và phương thức sản xuất (gồm lực lượng sản xuất ở trình độ nhất định và quan hệ sản xuất ở trình độ tương ứng) Trong lịch sử xã hội loài người đã, đang tồn tại phương thức sản xuất nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tư bản và sẽ có phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đó là những nấc thang chính trong sự phát triển của xã hội.

+ Lực lượng sản xuất

Định nghĩa. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất-kỹ thuật của hình thái kinh tế- xã hội; là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, thể hiện năng lực chinh phục giới tự nhiên của con người trong quá trình đó.

Các yếu tố của lực lượng sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động, khoa học) Tư liệu sản xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động) Công cụ lao động là những vật thể hay phức hợp vật thể nối con người, truyền tác động từ con người đến đối tượng lao động. “Công cụ lao động là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá”, có tác dụng "nối dài bàn tay" và “nhân sức mạnh trí tuệ” con người trong quá trình cải biến tự nhiên. C.Mác coi công cụ lao động quy định và tác động mạnh tới các yếu tố còn lại trong tư liệu sản xuất, là bộ phận động nhất trong quan hệ giữa người với tự nhiên bởi việc chế tạo ra, cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động gây ra những biến đổi lớn trong tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất được mở rộng thì đối tượng lao động được đa dạng hoá, xuất hiện ngành nghề mới dẫn đến sự phân công lao động ngày càng cao. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, sự phát triển của sản xuất; là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các nấc thang kinh tế của xã hội loài người;

Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, chịu sự tác động của con người và công cụ lao động. Đất đai, sông ngòi, biển, khoáng sản, lâm sản, hải sản v.v là những đối tượng lao động tự nhiên; còn bằng lao động sáng tạo của mình, con người còn tạo ra những đối tượng lao động nhân tạo như sợi tổng hợp, hoá chất, hợp kim, nguyên, nhiên, vật liệu và cây con mới v.v;

Phương tiện lao động gồm đường xá, cầu cống, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc v.v;

Người lao động có thể lực, kỹ năng, kinh nghiệm lao động để sử dụng tư liệu sản xuất. Người lao động vừa phát triển về thể lực, vừa phát triển về tâm lực; trí lực, nhạy bén và sáng tạo trong lao động. Sức khỏe tốt, trí tuệ cao, trình độ chuyên môn giỏi, đạo

đức nghề nghiệp trong sáng là những yếu tố quan trọng của người lao động. Lao động ngày càng có trí tuệ và là lao động trí tuệ (trí tuệ là năng lực chuyên môn, thể hiện ở trình độ tay nghề và các kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Hàm lượng trí tuệ trong lao động làm con người trở thành nguồn lực cơ bản, vô tận của sản xuất). Đạo đức nghề nghiệp là nền tảng định hướng giá trị trong từng hành động cụ thể của người lao động đối với mình và đối với xã hội. Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nói riêng, xã hội nói chung. Những tính chất trên của người lao động, một mặt có được từ năng khiếu, mặt khác do đào tạo, bồi dưỡng và định hướng nghề nghiệp;

Khoa học được coi là một trong những yếu tố thành phần của lực lượng sản xuất.

Hiện nay, khái niệm khoa học còn được mở rộng sang lĩnh vực công nghệ. Khoa học, công nghệ đang trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trở thành "lực lượng sản xuất độc lập" là đặc điểm thời đại của sản xuất vật chất hiện nay;

Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trình độ hiện đại của công cụ lao động; trình độ phù hợp, hiệu quả của tổ chức, phân công lao động xã hội; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất; kinh nghiệm lao động phong phú, kỹ năng lao động tinh xảo biểu hiện qua hiệu quả chinh phục tự nhiên của con người. Sự phát triển của lực lượng sản xuất (của nền tảng vật chất-kỹ thuật) quy định sự hình thành, tồn tại và chuyển hoá giữa các hình thái kinh tế-xã hội, từ hình thái thấp, ít tiến bộ lên hình thái cao, tiến bộ hơn.

C.Mác chỉ ra bốn yếu tố hạn chế sự phát triển của lực lượng sản xuất trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa 1) lao động cần thiết với tư cách là ranh giới giá trị trao đổi của sức lao động sống; 2) giá trị thặng dư với tư cách là ranh giới của lao động thặng dư và của sự phát triển lực lượng sản xuất; 3) tiền với tư cách là ranh giới của sản xuất;

4) giá trị trao đổi hạn chế sự sản xuất ra những giá trị sử dụng76 + Quan hệ sản xuất

Định nghĩa. Quan hệ sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất; là quan hệ vật chất, cơ bản, quy định mọi quan hệ xã hội khác; phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ xã hội.

Các yếu tố của quan hệ sản xuất

Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất là quan hệ giữa “những nhóm người”; quy định địa vị của họ trong sản xuất xã hội. Địa vị đó lại quy định cách thức tổ chức, phân công và quản lý sản xuất; quy định sự phân phối sản phẩm lao động cho các nhóm theo địa vị trong sản xuất và cuối cùng, địa vị đó tạo cơ sở để người này chiếm đoạt sức lao động của người khác. Do vậy, quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò xuất phát, quyết định các quan hệ khác;

Từ nguyên thủy đến nay, đã tồn tại hai hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản là sở hữu tư nhân sở hữu xã hội. Trong sở hữu tư liệu sản xuất tư nhân có ba hình thức sở hữu tương ứng với ba hình thức người bóc lột người (chiếm hữu nô lệ; phong kiến và

76 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.46, p.1, tr.640

tư bản) và hai hình thức cơ bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội là sở hữu nguyên thuỷ (bộ tộc, bộ lạc) và sở hữu cộng sản trong tương lai;

Quan hệ trong tổ chức, quản lý và phân công lao động có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm phát triển sản xuất vật chất; là thước đo sự thắng thua về năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những nhân tố trực tiếp quyết định năng suất và chất lượng là trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý, phân công lao động, tức trình độ của trí tuệ. Từ góc độ này có quan điểm coi "sự thi đua trí tuệ" hay "đấu tranh trí tuệ" thể hiện ở hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành, quản lý cũng là động lực của sự phát triển xã hội và đó là mối "quan hệ dọc", quan hệ tiến hoá. Mỗi hình thức quan hệ sản xuất có một kiểu tổ chức, quản lý sản xuất và phân công lao động riêng.

Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quy định kiểu tổ chức, phân công và quản lý lao động;

Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất vật chất. Tính chất và hình thức phân phối, mức độ hưởng thụ của các giai cấp và các tầng lớp xã hội đều phụ thuộc vào quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ tổ chức, quản lý và phân công lao động;

Mặc dù bị phụ thuộc và là khâu cuối trong quá trình sản xuất, nhưng có khả năng tác động trực tiếp đến lợi ích người lao động nên quan hệ này là “chất xúc tác” của sản xuất; có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu sản xuất, làm đời sống kinh tế xã hội năng động, hoặc kìm hãm sản xuất vật chất, kìm hãm sự phát triển của xã hội;

Trong quá trình sản xuất vật chất, ba thành phần cơ bản của quan hệ sản xuất liên kết với nhau, tạo nên sự ổn định tương đối so với sự vận động thường xuyên của lực lượng sản xuất. Mỗi yếu tố của quan hệ sản xuất có vai trò và ý nghĩa riêng khi tác động lên sản xuất; trong đó quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đóng vai trò quy định, nhưng quan hệ trong tổ chức, quản lý, phân công lao động và quan hệ phân phối cũng góp phần củng cố, phát triển quan hệ sản xuất, hoặc có thể làm biến dạng quan hệ đó.

- Nội dung quy luật

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người chịu sự quy định đồng thời của quan hệ giữa người với tự nhiên (lực lượng sản xuất) và quan hệ giữa người với người (quan hệ sản xuất). Hai mối quan hệ này thể hiện rõ ở sự phụ thuộc của quan hệ sản xuất vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại, làm biến đổi lực lượng sản xuất.

+ Vai trò quy định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất thể hiện ở:

Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái quan hệ sản xuất phát triển kịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn phương thức sản xuất mới ra đời và thể hiện ở chỗ, cả ba yếu tố tạo nên quan hệ sản xuất đều tạo ra điều kiện để phương thức sản xuất sử dụng và kết hợp tối ưu người lao động, khoa học với tư liệu sản xuất; nhờ đó lực lượng sản xuất phát triển hết khả năng của mình. Hệ quả của sự phù hợp này được chứng minh bằng hiệu quả của phương thức đang sử dụng để sản xuất: sản phẩm xã hội dồi dào, quan hệ giữa người với tự nhiên hài hòa, quan hệ giữa người với người không đối kháng;

Sự không phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái quan hệ sản xuất không phát triển kịp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Tại sao có trạng thái không phù hợp? Trong quá trình sản xuất vật chất, con người luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện và chế tạo công cụ lao động mới nhằm mang lại năng suất, hiệu quả lao động cao hơn. Cùng với đó, kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, tri thức khoa học cũng tiến bộ và phát triển hơn. Trong khi đó, quan hệ sản xuất thường chậm phát triển hơn (chủ yếu do nhóm người sở hữu tư liệu sản xuất không tự nguyện từ bỏ quyền sở hữu đó của mình) nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất bị phá vỡ, xuất hiện mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; thể hiện ở chỗ sản phẩm xã hội ít đi, các quan hệ không còn hài hòa mà có tính đối kháng. Mâu thuẫn trên tồn tại đến độ nào đó thì quan hệ sản xuất sẽ cản trở, níu kéo sự phát triển của lực lượng sản xuất;

Cần hiểu nguyên nhân của phù hợp/không phù hợp trên là do tính năng động của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với tính ổn định tương đối của quan hệ sản xuất. Phù hợp, không phù hợp có tính biện chứng, tức trong phù hợp đã có biểu hiện không phù hợp và trong không phù hợp đã chứa đựng những điều kiện, yếu tố để chuyển thành phù hợp.

Phương thức giải quyết mâu thuẫn trên giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là “Tới một giai đoạn phát triển nào đó ..., lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có ... Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng”77. Cách mạng xã hội, do vậy có mục đích cơ bản là giải quyết mâu thuẫn trên bằng cách xoá bỏ quan hệ sản xuất tuy đang tồn tại, nhưng đã lạc hậu bằng quan hệ sản xuất tuy mới, nhưng có khả năng phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất đó vừa có khả năng phù hợp, vừa mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Cứ thế, sự phát triển biện chứng của phương thức sản xuất tuân theo chuỗi xích phù hợp, không phù hợp; đồng nghĩa với việc xoá bỏ phương thức sản xuất cũ, thay bằng phương thức sản xuất mới cao hơn, tiến bộ hơn;

+ Quan hệ sản xuất tồn tại độc lập tương đối, tác động trở lại lực lượng sản xuất Tuy khẳng định vai trò quy định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất, nhưng triết học duy vật biện chứng về xã hội còn khẳng định tính độc lập tương đối và sự tác động của quan hệ sản xuất lên lực lượng sản xuất trong mỗi phương thức sản xuất nhất định.

Quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo điều kiện, mở đường và trở thành động lực thúc đẩy và ngược lại, sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất;

Quan hệ sản xuất quy định mục đích sản xuất; tác động lên thái độ người lao động; lên tổ chức, phân công lao động xã hội; lên khuynh hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ để từ đó hình thành hệ thống yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất;

77 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.13, tr.15

Thực tiễn cho thấy, lực lượng sản xuất chỉ phát triển khi quan hệ sản xuất hợp lý, đồng bộ, phù hợp. Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất thông qua các quy luật kinh tế xã hội, đặc biệt là các quy luật kinh tế cơ bản.

- Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

+ Muốn có phương thức sản xuất hiệu quả (sản phẩm xã hội dồi dào, quan hệ giữa người với tự nhiên hài hòa, quan hệ giữa người với người không đối kháng), cần áp dụng khoa học, tạo công nghệ tiên tiến để xây dựng lực lượng sản xuất phát triển (cải tiến, hoàn thiện và chế tạo công cụ lao động mới có năng suất, hiệu quả lao động cao; kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, tri thức khoa học tiến bộ), đáp ứng tính hiệu quả của sản xuất; xây dựng cơ chế quản lý sản xuất, phân công, quản lý lao động theo các quy luật kinh tế-xã hội; phân phối sản phẩm tương xứng với sức lực bỏ ra để người lao động vừa đủ tái sản xuất, vừa có tích lũy;

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa78 để phát triển lực lượng sản xuất; thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, phù hợp theo định hướng XHCN, đa dạng về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể-tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);

+ Cần thấy chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại bình thường nếu không thường xuyên biến đổi các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ việc cải tiến công cụ lao động và tổ chức nền sản xuất, từ việc thỏa mãn nhu cầu xã hội đến việc tạo ra những nhu cầu mới.

Khi nào không còn khả năng thường xuyên biến đổi đó nữa, chủ nghĩa tư bản hết điều kiện tồn tại.

Một phần của tài liệu Tap bai giảng phan triết học môn những nguyên lý 2014 copy (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w