Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu Tap bai giảng phan triết học môn những nguyên lý 2014 copy (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

I. Sản xuất vật chất. Quy luật quanhệsảnxuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượngsảnxuất và Quan hệ biện chứng giữa cơsởhạtầng với kiếntrúcthượngtầng

3. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng

Là một trong những quy luật xã hội cơ bản, quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng thể hiện: mỗi xã hội cụ thể đều có kiểu quan hệ vật chất, kinh tế nhất định và kiểu quan hệ tư tưỏng, tinh thần phù hợp và các tổ chức xã hội tương ứng (nhà nước, đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, nghề nghiệp v.v). Mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa quan hệ vật chất, kinh tế (cơ sở hạ tầng) với quan hệ tư tưởng, tinh thần (kiến trúc thượng tầng) cụ thể hóa mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa cái thứ nhất với cái thứ hai trong lĩnh vực xã hội.

b. Nội dung quy luật - Các khái niệm

+ Cơ sở hạ tầng (hạ tầng các mối quan hệ vật chất, kinh tế) là khái niệm dùng để chỉ những quan hệ sản xuất tạo nên cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định;

Các yếu tố cơ bản của một cơ sở hạ tầng cụ thể gồm 1) quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất trước đó. 2) quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất đang tồn tại chủ đạo. 3) quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất tương lai. 4) những kiểu quan hệ kinh tế khác;

78 Nghị quyết TW7 Khoá VII (7/1994) Đảng CSVN nêu nội hàm khái niệm CNH, HĐH như sau: Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Nếu trong một cơ sở hạ tầng cụ thể có nhiều thành phần kinh tế, nhiều kiểu quan hệ sản xuất thì quan hệ sản xuất đang thống trị trong xã hội đó giữ vai trò chi phối các kiểu quan hệ sản xuất khác và các thành phần kinh tế còn lại bởi nó quy định nội dung, tính chất của cơ sở hạ tầng. Sự đối kháng giai cấp và tính chất của sự đối kháng đó bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng.

C.Mác coi tính khách quan của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ; thứ nhất, quan hệ sản xuất hình thành ở một trình độ nhất định và phù hợp với lực lượng sản xuất; thứ hai, các mối liên hệ và quan hệ kinh tế của con người trong quá trình sản xuất vật chất không phụ thuộc vào ý chí chủ quan, mà vào tính chất của phương tiện sản xuất và sở hữu; thứ ba, quan hệ sản xuất không phụ thuộc vào các dự án, mục tiêu định sẵn trong đầu, mà ngược lại, tạo nên cơ sở kinh tế của xã hội, trên đó hình thành kiến trúc thượng tầng, với các thiết chế và tư tưởng, quan điểm, học thuyết và các yếu tố tinh thần khác.

+ Kiến trúc thượng tầng (thượng tầng các mối quan hệ tư tưởng, chính trị) là các quan điểm xã hội (chính trị, pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, đạo đức, v.v) với những thiết chế tương ứng (đảng phái, nhà nước, giáo hội, các đoàn thể xã hội v.v) và những mối quan hệ nội tại giữa các yếu tố đó của kiến trúc thượng tầng;

Các yếu tố cơ bản của một kiến trúc thượng tầng cụ thể gồm 1) những quan điểm xã hội và thiết chế tương ứng của giai cấp đang thống trị. 2) tàn dư những quan điểm xã hội của xã hội trước. 3) quan điểm và tổ chức xã hội của các giai cấp đang/ mới ra đời.

4) quan điểm và tổ chức xã hội của các tầng lớp trung gian. Trong đó, những quan điểm xã hội và thiết chế tương ứng của giai cấp đang thống trị quy định tính chất kiến trúc thượng tầng;

Bộ phận thiết chế có vai trò nhất của kiến trúc thượng tầng là nhà nước; công cụ vật chất của giai cấp thống trị về mặt kinh tế, chính trị và tư tưởng, pháp luật. Nhờ đó mà tư tưởng của giai cấp thống trị được truyền bá và thống trị đời sống xã hội. ”Triết học hiện đại coi nhà nước là một cơ cấu vĩ đại, trong đó tự do pháp lý, đạo đức và chính trị phải được thực hiện, hơn nữa, khi tuân theo luật lệ của nhà nước, mỗi công dân đều chỉ tuân theo những luật lệ tự nhiên của lý trí của mình. Sapienti sat79”80. “Nhà nước không là gì khác bộ máy đàn áp của một giai cấp đối với giai cấp khác, và quả thực trong một nền cộng hòa dân chủ cũng chẳng kém hơn trong nền quân chủ” (Ph.Ăngghen,1891).

Như vậy, trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố vật chất có tác động mạnh nhất lên cơ sở hạ tầng. Dựa trên hệ tư tưởng để kiểm soát xã hội và sử dụng bạo lực, gồm cả những yếu tố vật chất như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù v.v để tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội của giai cấp thống trị;

- Mối quan hệ giữa các khái niệm

Trong bản thảo Tư bản các năm 1857-1858, C.Mác nêu biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; trong đó nhấn mạnh hai điểm 1) “cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”; 2) sự tác động trở lại của các quan hệ pháp quyền, đạo đức, chính trị đến các quan hệ kinh tế, cũng như sự tác động, thâm nhập lẫn nhau giữa các yếu tố của thượng tầng81.

79 Đối với người khôn ngoan, như vậy là đủ

80 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.1, tr.167

81 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.13, tr.15

+ Cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng

Tính chất của cơ sở hạ tầng (sở hữu cá nhân, sở hữu xã hội) quy định tính chất kiến trúc thượng tầng (bóc lột, không bóc lột) do trong các quan hệ xã hội, quan hệ vật chất, kinh tế (cái thứ nhất) quy định quan hệ tinh thần, tư tưởng (cái thứ hai). Giai cấp nào thống trị về vật chất, kinh tế (các quan hệ tạo nên cơ sở hạ tầng) thì cũng thống trị về tinh thần, tư tưởng của xã hội (các quan hệ tạo nên kiến trúc thượng tầng). Mâu thuẫn trong đời sống vật chất, kinh tế, xét đến cùng, quy định mâu thuẫn trong đời sống tinh thần, tư tưởng. Cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị, tư tưởng là biểu hiện của những đối kháng về vật chất, kinh tế;

Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến những biến đổi trong kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm biến đổi phương thức sản xuất, kéo theo sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và thông qua đó, làm biến đổi kiến trúc thượng tầng. Trong đó quan điểm chính trị, pháp luật v.v thay đổi trước; tôn giáo, nghệ thuật v.v biến đổi sau, thậm chí còn được kế thừa. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội cụ thể cũng như trong quá trình chuyển hoá từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác, nghĩa là mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều có kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng của riêng mình (thể hiện tính lịch sử-cụ thể của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng);

Sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng đa dạng và phức tạp.

Bên trong kiến trúc thượng tầng cũng xuất hiện những mối liên hệ đa dạng, tác động lẫn nhau, đôi khi dẫn đến những biến đổi trong kiến trúc thượng tầng mà không do cơ sở hạ tầng gây nên. Nhưng suy đến cùng, mọi biến đổi của kiến trúc thượng tầng đều có cơ sở từ những sự biến đổi trong cơ sở hạ tầng.

+ Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng

Trong mỗi kiến trúc thượng tầng hiện tại, còn kế thừa một số yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ. Các yếu tố chính trị, pháp luật tác động trực tiếp, còn triết học, đạo đức, tôn giáo, khoa học v.v tác động gián tiếp đối với cơ sở hạ tầng, bị các yếu tố chính trị, pháp luật chi phối;

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện rõ ở chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó; đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ;

Trong đời sống xã hội hiện thực, các yếu tố của kiến trúc thượng tầng tác động, bằng các hình thức khác nhau, theo các cơ chế khác nhau, ở mức độ này hay mức độ kia, ở vai trò này hoặc vai trò khác đối với cơ sở hạ tầng

Tác dụng những tác động của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng sẽ là tích cực khi tác động đó cùng chiều với sự vận động của các quy luật kinh tế, chính trị, xã hội; nếu trái lại, sẽ cản trở sự phát triển sản xuất, cản đường phát triển của xã hội. Kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh, nhưng không thay thế được yếu tố vật chất, kinh tế;

nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của xã hội thì sớm muộn, bằng cách này cách khác, kiến trúc thượng tầng đó sẽ được thay bằng kiến trúc thượng tầng mới, thúc đẩy xã hội tiếp tục phát triển.

Khái quát nội dung các quy luật xã hội trên cho phép C.Mác xây dựng học thuyết

hình thái kinh tế-xã hội đầy đủ và hoàn chỉnh. Ngay từ Hệ tư tưởng Đức, dù chưa nêu ra khái niệm hình thái kinh tế-xã hội, song C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích các bộ phận của xã hội, khảo sát các hình thức sở hữu từ cổ đại đến tư bản, dự báo hình thức sở hữu cộng sản tương lai. Trong Lời tựa cho Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, tất cả các thành tố của hình thái kinh tế-xã hội được trình bày rõ ràng hơn, gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. C.Mác xem hình thái kinh tế-xã hội là hình thức tồn tại có tính lịch sử-cụ thể của xã hội trên những chặng đường nhất định, khi toàn bộ các quan hệ xã hội chịu sự chi phối của quan hệ sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Một phần của tài liệu Tap bai giảng phan triết học môn những nguyên lý 2014 copy (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w