QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Tap bai giảng phan triết học môn những nguyên lý 2014 copy (Trang 79 - 84)

CHƯƠNG 3. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

V. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học như sinh vật, tâm lý, y học, lịch sử, văn hoá, xã hội học v.v. Nội dung triết học về con người, từ xưa tới nay, thường là những câu hỏi như con người là gì, từ đâu ra? bản chất con người? trong mỗi thời đại, con người có quan hệ với tự nhiên và đồng loại thế nào? vì đâu ở mỗi con người, mỗi cộng đồng lại có những nét độc đáo về tư tưởng, tình cảm, nghị lực và tài năng? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với bản thân? v.v. Triết học duy vật biện chứng về xã hội coi con người một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, sự thống nhất giữa yếu tố xã hội với yếu tố tự nhiên và đó là cơ sở lý luận để tìm câu trả lời duy vật biện chứng cho các câu hỏi trên.

1. Con người và bản chất con người

a. Khái niệm con người

Trong lịch sử triết học đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về con người

- Quan điểm duy tâm, tôn giáo tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần, coi con người là sản phẩm của lực lượng siêu nhiên, coi bản chất con người chỉ thể hiện trong lĩnh vực tinh thần (tôn giáo, đạo đức v.v). Triết học phương Đông cổ, trung đại coi con người do Trời tạo ra và quy định “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành” v.v;

- Quan niệm về con người trong triết học duy vật trước Mác trong triết học phương Tây cổ, trung, cận đại thường là duy tâm. Chỉ khi Thuyết tiến hoá của Đácuyn94 ra đời, các nhà triết học duy vật mới có căn cứ để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người "Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người" (Phoiơbắc). Tuy vậy, do tư duy siêu hình nên họ giải thích sai về nguồn gốc, bản chất con người. Một số nhà duy vật t.k XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người đã mang bản chất tự nhiên (tính đồng loại) khi sinh ra; phái nhân bản học sinh vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) quy bản chất con người vào tính tự nhiên của nó. Đó là các quan điểm tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người khỏi hoạt động thực tiễn của họ, hoà tan bản chất người vào bản chất tôn giáo. Do vậy, con người ấy là con người trừu tượng, nằm ngoài các mối quan hệ xã hội, khỏi hoạt động thực tiễn đặc thù có của mình;

- Con người luôn là nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm bản chất con người để giải phóng con người khỏi xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp; xây dựng liên hợp, trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người là mục đích cuối cùng của lý luận Mác-Lênin về con người.

b. Bản chất95 con người (= phần con-mặt tự nhiên + phần người-mặt xã hội) - Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội

+ Mặt/Yếu tố sinh vật. Con người hình thành dần trong quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên (xuất hiện vào khoảng 2,6-2 triệu năm trước đây); là thực thể tự nhiên-sinh vật, con người tồn tại với những bản năng và nhu cầu như ăn, uống, sinh con v.v và chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên như trao đổi chất, di truyền, biến dị, thích nghi môi trường sống v.v. Cái khác biệt giữa con người với con vật là bản năng tồn tại đó đã được ý thức, nghĩa là quy luật tâm lý, ý thức của con người được hình thành từ nền tảng sinh học như tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí v.v giúp con người khai thác, cải tạo tự nhiên và sáng tạo thêm những thứ tự nhiên không có để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình;

Yếu tố tự nhiên-sinh vật là tiền đề, điều kiện để con người hình thành và hoạt động. Là yếu tố vĩnh viễn bởi đó là yếu tố sinh vật, cái vật chất sinh lý của con người.

Xã hội càng văn minh, con người càng phát triển thì bản năng động vật càng thu hẹp lại,

94 C.R.Darwin (1809-1882, Anh) nhà tự nhiên học, phát triển lý thuyết chọn lọc tự nhiên năm 1838, hoàn thành năm 1858

95 Lưu ý rằng, bản chất không phải là cái duy nhất, mà chỉ là bộ phận/tính chất căn bản nhất quy định con người, thiếu nó chúng ta không thể nhận ra con người. Bản chất có đặc tính phổ biến và cơ bản

nhường chỗ cho hành vi tự giác và “con người càng xa con vật bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình có ý thức bấy nhiêu”96;

+ Mặt/Yếu tố xã hội. Con người còn là sản phẩm của quá trình xã hội. Bản tính xã hội của con người thể hiện trong các hoạt động xã hội mà trước hết là trong sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên, là hoạt động bản chất mà nhờ đó, con người tách ra khỏi động vật. Con người chỉ tồn tại với tư cách là con người trong quan hệ với mọi người và với thế giới xung quanh. Hệ thống các quan hệ xã hội của con người được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn, tham gia vào đời sống xã hội và đến lượt mình, chúng quy định đời sống xã hội, quy định bản chất xã hội của con người. Như vậy, quan hệ xã hội là yếu tố cấu thành, là đặc trưng bản chất người. Bản chất xã hội đó được xây dựng từ cơ sở thực thể tự nhiên-sinh vật của con người;

Rútxô97 thấy có sự khác biệt giữa bản chất xã hội và bản chất tự nhiên của con người. Ông cho rằng loài người là tốt về bản chất nếu sống ở trạng thái tự nhiên và bị tha hóa nếu sống trong xã hội. Ông coi xã hội là nhân tạo và sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội là một cản trở đối với chất lượng cuộc sống loài người. Khi buộc phải gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, cũng là lúc con người càng phụ thuộc lẫn nhau do phân công lao động dẫn đến bất bình đẳng, do vậy cần phải có Khế ước xã hội98 để điều chỉnh, bảo vệ quyền con người.

- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội99. Bản chất con người thể hiện qua những quan hệ xã hội (xem Mặt/Yếu tố xã hội ở trên) như, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần giữa con người với nhau thể hiện ở quan hệ giữa con người với bản thân mình, với xã hội và với giới tự nhiên; trong đó, quan hệ với xã hội là quan hệ bản chất. Con người tồn tại trong điều kiện, hoàn cảnh xã hội và bằng hoạt động thực tiễn, tạo ra giá trị vật chất và tinh thần (là văn hóa) để tồn tại, phát triển và chỉ trong các mối quan hệ xã hội đó cũng các quan hệ khác kém bản chất hơn như giai cấp, dân tộc, thời đại, chính trị, kinh tế, cá nhân, gia đình, xã hội v.v, con người mới thể hiện ra bản chất của mình. Các quan hệ trên có tính phổ biến nhưng không phải là cái duy nhất làm nên bản chất con người; do vậy, cũng cần thấy cái riêng, đa dạng của cá nhân về phong cách, nhu cầu, lợi ích v.v trong cộng đồng xã hội;

Nhấn mạnh mặt xã hội trong bản chất con người có nghĩa coi mặt đó là mặt cơ bản, cái mà các nhà triết học duy tâm, duy vật cổ đại và siêu hình chưa thấy khi nêu quan niệm về bản chất con người và cũng để phân biệt con người với động vật.

- Con người vừa làm ra, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người. Con người làm ra lịch sử của xã hội loài người bằng cách cải tạo, cải biến tự nhiên nhờ hoạt động thực tiễn; trong đó, lao động vừa là điều kiện cho sự tồn tại, phát triển của con

96 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t 20, tr.476

97 Jean-Jacques Rousseau, nhà triết học Khai sáng Pháp; nhà lý thuyết phát triển xã hội; quan điểm phát triển chủ nghĩa dân tộc của ông có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789

98 Khế ước xã hội là học thuyết mô tả việc con người cùng thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự nhiên để xây dựng cuộc sống cộng đồng, trong đó các thành viên xã hội thống nhất các nguyên tắc để cùng chung sống. Hiến Pháp là bản Khế ước xã hội cơ bản nhất, nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác; thông qua Hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (do đó trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp

99 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.3, tr.11

người, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống xã hội loài người; thông qua đó, làm ra lịch sử xã hội loài người. Không có con người thì cũng không tồn tại lịch sử xã hội cũng như không tồn tại các quy luật xã hội. Tuy nhiên, bản chất con người lại bị lịch sử xã hội loài người quy định trong những giai đoạn cụ thể như con người của các xã hội và nền văn minh cụ thể;

Bản chất con người có tính mở, tương ứng với điều kiện tồn tại người. “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”100

2. Quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân a. Khái niệm và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử

Quần chúng nhân dân là những bộ phận, tầng lớp dân cư, lực lượng tiến bộ và nhân dân lao động có lợi ích căn bản giống nhau tập hợp dưới sự lãnh đạo của một lãnh tụ, một tổ chức mà hoạt động của họ có tác động biến đổi lịch sử.

Triết học duy vật biện chứng về xã hội khẳng định, lịch sử xã hội loài người do quần chúng nhân dân làm nên; là quá trình con người đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và tự cải tạo mình. Sự khẳng định đó được thể hiện trong những yếu tố sau:

- Quần chúng là lực lượng sản xuất của xã hội. Loài người muốn tồn tại, phát triển cần phải có thức ăn, nhà ở, vật dùng v.v; loài người phải tự sản xuất, chế tạo ra và cải tiến công cụ, áp dụng vào lao động để sản xuất ra chúng hiệu quả hơn. Con người trong lực lượng sản xuất là lao động trí óc và lao động chân tay; thực tiễn sản xuất vật chất của nó là cơ sở, động lực cho sự phát triển của khoa học, công nghệ làm năng suất lao động tăng lên và cũng làm lao động trở thành lao động có trí tuệ. Nhở vậy, hoạt động sản xuất của quần chúng được coi là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Có thể nói, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người;

- Quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng xã hội. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau, giữa thống trị với bị trị. Cách mạng xã hội nổ ra để giải quyết mâu thuẫn đó. Giải phóng lực lượng sản xuất đang bị kìm hãm, xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, hình thành phương thức sản xuất cao hơn là mục tiêu của cách mạng xã hội. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp tiên phong liên minh với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội tạo lực lượng cách mạng nên có thể nói, quần chúng nhân dân là lực lượng có vai trò quyết định thắng lợi;

- Quần chúng nhân dân có vai trò quy định trong lĩnh vực sản xuất tinh thần; là lực lượng hiện thực hoá tư tưởng; chuyển sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất.

Quần chúng có vai trò đó bởi sản xuất tinh thần phản ánh sản xuất vật chất. Các tư tưởng tác phẩm văn học, nghệ thuật đều phát sinh từ thực tiễn hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội của quần chúng và ngược lại, khi thâm nhập vào quần chúng, tư tưởng sẽ trở thành lực lượng vật chất để cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội. Từ mọi góc độ, từ kinh tế đến chính trị, từ thực tiễn đến tư tưởng, tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quy định.

c. Cá nhân và vai trò của nó trong lịch sử

100 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.3, tr.55

- Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ cá thể người, sản phẩm của phát triển xã hội;

là chủ thể lao động, các quan hệ xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định; là khái niệm dùng để chỉ một con người cụ thể, một đơn nhất của cộng đồng, có bản sắc riêng để phân biệt với người khác; là cá thể người có nhân cách101 trong cộng đồng xã hội.

Con người, ngay khi sinh ra đã có những điều kiện để trở thành cá nhân, nhưng chỉ được coi là một cá nhân khi đã trưởng thành về thể lực, trí lực. Con người là cá nhân trong các mối quan hệ xã hội và thông qua các mối quan hệ đó để khẳng định cái "Tôi"

có bản sắc, đặc điểm riêng và bản sắc, đặc điểm đó của cá nhân là kết quả phát triển nội tại của nó trong xã hội;

- Cá nhân là một hiện tượng mang tính lịch sử. Mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội đều có những kiểu cá nhân riêng của mình. Trong xã hội nguyên thuỷ (do điều kiện sinh hoạt thấp), chiếm hữu nô lệ (người nô lệ tồn tại như con vật biết nói), xã hội phong kiến (đời sống vật chất và tinh thần phụ thuộc), con người chưa thể tồn tại và hoạt động với tư cách là một cá nhân đúng nghĩa. Chủ nghĩa tư bản ra đời đã tạo điều kiện cần thiết cho sự hình thành dân tộc, cá nhân (công dân) và xã hội sẽ còn vận động đạt tới trình độ, nơi mà sự phát triển của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của mọi người, cho sự phát triển tự do và toàn diện của xã hội;

Sẽ là sai lầm khi chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đòi hỏi xã hội, sao nhãng nghĩa vụ với xã hội- biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Cũng sẽ là sai lầm khi chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân, không thấy sự phát triển của xã hội là do đóng góp của mỗi cá nhân- biểu hiện của chủ nghĩa bình quân.

- Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất có nhân cách, tài năng, trí tuệ phản ánh được xu hướng phát triển của xã hội; đủ quyết tâm và đạo đức tiêu biểu của thời đại, đề ra đường lối đúng, biết tổ chức và động viên quần chúng hiện thực hóa phẩm chất trên, phát huy được tính sáng tạo của quần chúng;

Lãnh tụ là người đáp ứng cao nhất yêu cầu của lịch sử. Bất kỳ dân tộc nào, khi nhiệm vụ đặt ra và điều kiện giải quyết đã chín muồi, khi phong trào quần chúng đòi hỏi, thì sớm hay muộn, các cá nhân với tài năng và nhân cách phù hợp sẽ xuất hiện. Vai trò của lãnh tụ gắn với tính lịch sử, tính thời đại; do điều kiện lịch sử quy định và vai trò đó chỉ có được trong mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân. Không có lãnh tụ chung cho mọi thời đại, mỗi thời đại có lãnh tụ với nhân cách và khả năng phù hợp để giải quyết những nhiệm vụ do từng thời đại đặt ra;

+ Lãnh tụ của giai cấp vô sản xuất hiện gắn với việc đề ra và thực hiện mục tiêu của cách mạng vô sản là giải phóng giai cấp vô sản và các giai cấp khác khỏi áp bức, bóc lột. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin là những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, Hồ Chí Minh là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam;

+ Những đức tính cơ bản của lãnh tụ giai cấp vô sản là 1) Yêu nước, trung thành với lý tưởng. 2) Hoạt động trên cơ sở nhận thức đúng quy luật khách quan; biết kết hợp

101 Nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội, tâm sinh lý của cá nhân tạo nên hệ thống phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với giới tự nhiên; nhân cách giúp chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh hoạt động của mình; nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của con người, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân

Một phần của tài liệu Tap bai giảng phan triết học môn những nguyên lý 2014 copy (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w