CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN
2.1. Thực trạng về lực lƣợng lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
2.1.1. Lực lượng lao động ở nước ta hiện nay
2.1.1.1. Những ưu điểm của lực lượng lao động nước ta
* Về mặt số lượng
Vào thời điểm điều tra 1/7/2010, cả nước có 50,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 49,5 triệu người có việc làm và 1,3 triệu người thất nghiệp [13, 29]. Hàng năm có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động, tạo thành một đội ngũ lớn mạnh bổ sung liên tục vào lực lƣợng lao động.
Điều này thể hiện nước ta có nguồn lao động rất dồi dào và ngày càng tăng nhanh.
Hiện số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tính đến năm 2005 là 42,71 triệu lao động, đến năm 2009 là 47,74 triệu người và đến 2010 là 49,01 triệu người, chỉ trong vòng 5 năm 2005 – 2010 số lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế đã tăng thêm 6,3 triệu người [13,100] . Nguồn lao động dồi dào là một trong những nhân tố thuận lợi để thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội.
Mặt khác, nước ta thuộc loại dân số trẻ. Theo kết quả điều tra dân số và việc làm năm 2010 cho thấy tỉ lệ người chưa đến độ tuổi lao động chiếm 24,41%, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm 68,6% và ngoài độ tuổi lao động là 6,97%.
Như vậy, với quy mô dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao ( hơn 50% dân số) lực lƣợng lao động tăng
29
nhanh. Điều này tạo thành yếu tố cơ bản tạo ra nguồn lực để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
* Về mặt chất lượng
Trong những năm qua do sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao làm cho chất lƣợng nguồn nhân lực ngày càng đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất, về tình trạng thể lực: Do đời sống vật chất ngày càng tăng cao nên sức khỏe của người Việt Nam được nâng cao rõ rệt: tầm vóc, chiều cao, cân nặng…
được nâng lên rõ rệt. Theo số liệu thống kê năm 2005 tỷ lệ trẻ em độ tuổi dưới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng giảm từ 33,4% (2000) xuống còn 25% (2005), tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi còn 15,8% (2010), tuổi thọ trung bình tăng từ 67,8 tuổi (năm 2000) lên 71,5 tuổi (2005). Do thể lực của người lao động được nâng cao, tạo điều kiện giúp người lao động có thể tham gia vào các quá trình sản xuất, phát triển kinh tế xã hội [13, 159].
Thứ hai, về mặt trình độ học vấn: việc thực hiện những mục tiêu cải cách giái dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về mặt trình độ học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng nhƣ giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động ở nước ta hiện nay. Xét về tổng thể thì trình độ học vấn của nước ta hiện nay đã được nâng cao hơn, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đã tăng đáng kể. Số học sinh phổ thông tại thời điểm 31/12/2010 của cả nước là 14792830 học sinh [13, 641].Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông trong cả nước tăng từ 83,82% (năm học 2008 – 2009) lên 92,57% (năm học 2009 – 2010) [13, 647]. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng từ 12,5% (2005) lên 14,6% (2010) [13,116]. Tuy nhiên tỉ lệ lao động biết chữ nhƣng đạt trình độ tiểu học và dưới tiểu học còn cao, tỉ lệ mù chữ còn khá cao. Tuy nhiên,
30
thông qua chương trình phổ cập tiểu học và xóa mù chữ, đến năm 2005 tỉ lệ mù chữ giảm xuống còn 4%. Tỉ lệ lao động chƣa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 16,48% (năm 2000) xuống còn 11,95% (năm 2005). Với những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn của người lao động đã cho thấy nhu cầu học nghề và đào tạo nghề cho nguồn nhân lực ngày càng cao. Đây là một tiền đề hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nói chung và trong sự phát triển kinh tế xã hội nói riêng.
Thứ ba, trình độ chuyên môn kỹ thuật: trong những năm gần đây, chất lƣợng về nguồn lao động nước ta về phương diện chuyên môn kỹ thuật đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ lao động qua đào tạo đã tăng cao. So với năm 2002, đồng thời với việc tổng số lao động năm 2007 tăng 54,9%, trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo của lao động cũng tăng đáng kể. Lao động đƣợc đào tạo trình độ từ đại học trở lên năm 2007 là 19,4 triệu người chiếm tỉ trọng 11,7% và tăng 82,6% so với kết quả Tổng điều tra năm 2002, trong đó lao động có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ là 96,4 nghìn người chiếm tỉ trọng 0,58% và tăng 124,5%, la động có trình độ đại học là 1848 triệu người chiếm tỉ trọng 11,1% và tăng 78,9%. Lao động được đào tạo nghề dài hạn giảm 15,7%. Nhƣ vậy số lƣợng lao động tăng nhanh sau 5 năm nhƣng tốc độ tăng cao nhất thuộc nhóm lao động có trình độ trên đại học. Tuy nhiên số liệu về biến động cơ cấu lực lƣợng lao động phân theo trình độc học vấn cũng cho thấy thực tế “ thừa thấy, thiếu thợ” và nguy cơ thiếu hụt lực lƣợng lao động có tay nghề cao không đáp ứng kịp nhu cầu đang ngày càng tăng của sản xuất.
Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động ngày càng được nâng cao, đáp ứng sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Đó là áp dụng khoa học công nghệ, cùng những tri thức khoa học vào sản xuất, góp phần tăng năng xuất lao động.
Ngoài ra, nguồn nhân lực vẫm giữ vững và phát huy tốt truyền thống đạo đức của dân tộc. Đó là tính cần cù, bền bỉ, dẻo dai, sự khéo léo, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi…Ngoài ra con người Việt Nam còn có truyền thống yêu nước, ý thức tự
31
lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân tộc. Đây là một trong những điểm cần giữ gìn và phát huy cao hơn nữa trong việc phát triển nền kinh tế đất nước đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những điểm tích cực, nguồn nhân lực nước ta cũng tồn tại một số hạn chế và yếu kém.