CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN
2.1. Thực trạng về lực lƣợng lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam
2.1.1. Lực lượng lao động ở nước ta hiện nay
2.1.1.3. Cơ cấu lao động ở nước ta
* Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn môn kĩ thuật Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, kĩ thuật:
Bảng 2.1: Tỷ trọng lực lƣợng đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật năm 2010
(Đơn vị: %)
Tổng số Không có chuyên môn kĩ thuật
Dạy nghề
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Tỷ trọng
%
100,0 85,3 3,8 3,5 1,7 5,7
( Nguồn: Tổng cục thống kê lao động và việc làm 2010)
Kết quả điều tra Lao động Việc làm năm 2010 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 50,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chỉ có hơn 7,4 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,7%
tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 43,2
34
triệu lao động (chiếm 85,3% lực lƣợng lao động) chƣa đƣợc đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kĩ thuật nào đó. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lực lƣợng lao động phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
So sánh kết quả Điều tra lao động và việc làm từ năm 2007 đến nay cho thấy lao động đã qua đào tạo có trình độ đại học trở lên tăng và hiện ở mức 5,7% (năm 2010) so với 5,3% (năm 2007), trong khi đó tỷ trọng lao động đã qua đào tạo trình độ dạy nghề và trung cấp đang có xu hướng giảm.
* Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế
Cơ cấu lao động theo nhóm ngành là một trong những đặc trƣng chủ yếu đƣợc sử dụng để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu, có thể đƣợc dung để đối chiếu với cơ cấu kinh tế theo ngành, từ đó cho phép nhận xét về sự vận động của chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu lao động với tƣ cách là một nhân tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.2: Phân bố lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế thời kỳ 2006 – 2010
(Đơn vị: %) Nông – Lâm –
Thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
2006 54,3 18,2 27,6
2007 52,9 18,9 28,1
2008 52,3 19,3 28,4
2009 51,5 20,0 28,4
2010 48,7 21,7 29,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê Lao động và Việc làm 2010)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm tăng tỷ trọng lao
35
động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Qua bảng ta thấy chuển dịc cơ cấu lao động trong 5 năm qua theo khu vực kinh tế : “ Nông – lâm – thủy sản”, “Công nghiệp và xây dựng” và
“Dịch vụ”. đến nay, khu vực “ Nông – lâm – thủy sản” chiếm 48,7% lao động (giảm 5,6 % so với năm 2006), khu vực “Công nghiệp và xây dựng” chiếm 21,7%
và khu vực “Dịch vụ” chiếm 29,6%.
* Cơ cấu lao động theo vùng miền
Cơ cấu lao động nước ta theo vùng miền cũng đang tồn tại những bất hợp lí, chênh lệch giữa các vùng miền, phân bố không đều, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
Bảng 2.3 : Số lƣợng và phân bổ lực lƣợng lao động chia theo các vùng kinh tế - xã hội năm 2010
(Đơn vị: %) Tổng số Trung
du và miền núi phía Bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung
Bộ và
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyê n
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long Lực lƣợng
lao động (nghìn
người)
50837,3 6942,0 11554,5 11040,7 2957,5 8124,6 10218,0
Tỉ trọng % 100,0 13,7 22,7 21,7 5,8 16,0 20,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê lao động và việc làm 2010)
Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, gần hai phần ba lực lƣợng lao động (64,5%
tổng lực lượng lao động của cả nước) tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhƣ vậy,
36
3 vùng kinh tế - xã hội này là những nơi cần có chương trình khai thác nguồn lực lao động, tạo việc làm và đào tạo nghề trong những năm tới.
Bảng 2.4 : Tỷ trọng lực lƣợng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật theo các vùng kinh tế - xã hội năm 2010
(Đơn vị: %) Tổng số Không
có chuyên môn kĩ thuật
Dạy nghề
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Trung du và miền núi phía Bắc
100 86,5 3,6 4,6 2,0 3,3
Đồng bằng sông Hồng
100 79,1 6,6 4,2 2,0 8,1
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
100 87,1 3,0 3,8 1,8 4,3
Tây Nguyên 100 89,5 1,9 3,3 1,7 3,6
Đông Nam Bộ 100 80,6 4,4 2,8 1,8 10,4
Đồng bằng song Cửu Long
100 92,2 1,8 2,1 1,1 2,9
(Nguồn: Tổng cục thống kê Lao động và Việc làm 2010)
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Đồng bằng sông Hồng (20,9%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (7,8%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của nam cao hơn nữ. Tỷ trọng lực lƣợng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Vùng có tỷ trọng này cao nhất là Đông Nam Bộ (10,4%),
37
tiếp đến là Đồng bằng song Hồng (8,1%). Đáng chú ý là Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả nước, lại là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (2,9%).