Một số nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế của đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN

2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế của đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta

Trong những năm qua, vấn đề phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Đáp ứng đƣợc phần lớn những yêu cầu của nguồn nhân lực cho sự phát triển của nền kinh tế trong điều kiện thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực đã bộc lộ không út những mặt hạn chế. Những hạn chế ấy là do sự bất cập trong vấn đề giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ nhất, cơ cấu đào tạo bất hợp lí: đó là tình trạng mất cân đối trong quy mô đào tạo giữa các bâc đại học, cao đẳng với trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Theo tiêu chuẩn của nhiều nước trung khu vực và trên thế giới, cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc coi là hợp lí khi nó thể hiện là một cơ cấu hình tháp, nghĩa là: tỉ trọng công nhân kĩ thuật là lớn nhất, sau đó là tỉ trọng những người có trình độ trung học chuyên nghiệp và đỉnh tháp là những người có trình độ cao đẳng, đại học. Theo tiêu chuẩn này, cơ cấu đào tạo của các nước là 10 – 4 – 1. Trong khi đó ở Việt Nam là

51

2,97 – 0,82 – 1. Đây là một sự bất hợp lí nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn nhân lực nước ta.

Việc đào tạo về các bậc đại học, cao đẳng, không chú ý đến việc dạy nghề, nhƣ vậy trong khoảng 10 năm (1989 – 1997) số học sinh trong các trường dạy nghề giảm 35%, giao viên dạy nghề giảm 31%, số trường dạy nghề giảm 41%. Tuy nhiên, tình hình này cho đến nay đã đƣợc điều chỉnh dần cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Vấn đề dạy nghề đã có sự đổi mới thông qua việc phát triển hệ thống dạy nghề theo ba cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề).

Sự bất hợp lí cò thể hiện trong cơ cấu ngành nghề đào tạo. Hiện nay, đào tạo ở bậc địa học đang có xu hướng nghiêng nhiều về các nghành xã hội (có tới 42,78% số sinh viên theo học nghành luật, kinh tế) trong khi câc ngành điện tử, kĩ thuật, công nghệ mới có nhu cầu rất lớn nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, do vậy còn thiếu nhiều nhân lực chất lượng cao. Đa số cá trường dạy nghề đều có xu hướng tập trung vào đào tạo các ngành nghề phổ biến nhƣ: kế toán, tin học, ngoại ngữ, mà ít chú trọng vào việc đào tạo lao động công nhân kĩ thuật, cơ khí, sửa chữa và lao động trong các nghành nông nghiệp.

Thứ hai, đào tạo không gắn với nhu cầu thực tế, thiếu sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng, dẫn đến tình trạng lao động làm việc ở các lĩnh vực trái với chuyên nghành đƣợc đào tạo phổ biến. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không làm đúng ngành nghề khá cao. Chương trình, nội dung đào tạo tuy đổi mới song cũng vẫn còn nhiều nội dung chƣa gắn với thực tiễn, hiện tƣợng dạy chay phổ biến. Đa số người lao động sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo, dạy nghề đều không thể thích ứng với yêu cầu của công việc mà phải qua các lớp đào tạo lại, đào tạo bổ xung gậy lãng phí cho gia đình và cho xã hội.

Thứ ba, chất lượng đào tạo còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Doanh nghiệp cần lao động nhƣng không tuyển dụng đƣợc vì có quá ít lao động có tay nghề, có chuyên môn tốt và phù hợp với công việc.

52

Vấn đề đào tạo chưa được thực hiện đi trước, đón đầu, luôn đi sau thục tiễn, đồng thời thiếu chiến lƣợc phát triển nhân lực trên cơ sở chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hơn nữa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện quan trọng để mở rộng và phát triển thêm nhiều ngành nghề, tạo nhiều cơ hội việc làm. Song chất lƣợng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng đƣợc yêu cầu, nên chúng ta đã không tận dụng và khai thác hết những cơ hội ấy.

Thứ tư, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục còn tồn tại những hạn chế.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu, còn xa mới đạt chuẩn mực 1 giáo viên/ 15 học sinh. Theo báo cáo của chính phủ về tình hình giáo dục trình quốc hội ngày 15/11/2004 thì đa số giáo viên dạy nghề còn hạn chế về kĩ năng thực hành, khả năng tiếp cận công nghệ mới và phương pháp dạy học tiên tiến. Tỉ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn thấp, khoảng 69%. Số giáo viên trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi và kinh nghiệm thực tiễn nghề nghiệp không nhiều. Đặc biệt các giáo viên trường trung học chuyên nghiệp rất hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, không thường xuyên cập nhập các thông tin khoa học công nghệ hiện đại cũng như áp dụng các công nghệ dạy học hiện đại.

Ngoài ra, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy nhìn chung còn thiếu thốn và lạc hậu. Theo con số tính toán và thống kê của nghành giáo dục đào tạo thì hiện nay trang thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ giảng dạy và học tập mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu. Ở các trường đào tạo nghề, trang thiết bị đa số đã cũ kĩ, lạc hậu: có tới 50% trang thiết bị được sản xuất trước năm 1995 và 6% sản xuất trước năm 1975, còn trang thiết bị hiện đại mới chỉ đạt 20%. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lƣợng đào tạo còn thấp.

53

54

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)