Một số thành tựu về đào tạo nguồn nhân lực của nước ta

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 47)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN

2.1. Thực trạng về lực lƣợng lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

2.1.2. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay

2.1.2.1. Một số thành tựu về đào tạo nguồn nhân lực của nước ta

* Mạng lưới cơ sở đào tạo

- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

Theo thống kê cho thấy thì, mỗi năm ở Việt nam có tới 80% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chọn con đường lập nghiệp bằng các trường Đại học dù biết khả năng thi đỗ , khả năng xin việc sau khi ra trường không mấy khả quan; đồng thời có hàng nghìn học sinh bỏ học giữa chừng vì nhiều lý do. Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động – thương binh và xã hội), cả nước có gần 3000 cơ sở đào tạo nghề gồm trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ… nhƣng số lƣợng học sinh đăng kí học nghề không đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển sinh.

+ Phân theo cấp quản lí:

Đào tạo nghề chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ LĐ – TBXH. Tuy nhiên, các cơ sở dạy nghề lại chịu sự quản lí của nhiều Bộ, nghành và địa phương.

Các trường dạy nghề (đào tạo nghề dài hạn):

Trường dạy nghề trung ương có 102 trường, trong đó có 57 trường thuộc các Bộ, nghành quản lí và 45 trường trực thuộc các tổng công ti và doanh nghiệp (2005).

Trường thuộc địa phương quản lí có 124 trường trong đó có 98 trường công lập và 26 trường ngoài công lập.

Một số Bộ, nghành có nhiều trường như: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (26,119%) tổng số các trường do các Bộ, nghành quản lý; Bộ xây dựng (21,43%), Bộ giao thông vận tải (17,86%); Bộ công nghiệp (15,48%). Một số địa phương có từ 3 – 7 trường dạy nghề, còn lại là các tỉnh có từ 1 – 2 trường dạy nghề. Ngoài 226

38

trường dạy nghề của cả nước, hiện còn có 165 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề dài hạn, đƣa tổng thể các cơ sở có dạy nghề dài hạn lên đến 391 cơ sở [14,136] .

Các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn:

Các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn đƣợc phân bố trên các địa bàn quận huyện và do các quận, huyện trực tiếp quản lí. Bên cạnh đào tạo nghề dài hạn, trong những năm qua, các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn đã phát tiển mạnh. Cả nước có 404 trung tâm dạy nghề, bao gồm 294 trung tâm dạy nghề công lập, 155 trung tâm dạy nghề ngoài công lập, trong đó có 165 trung tâm dạy nghề do quận, huyện thị xã quản lý.

Hiện nay đã có 320 trung tâm dạy nghề, trong đó có 110 trung tâm dạy nghề ngoài công lập; trên 300 trung tâm kĩ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; 297 trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp dạy nghề, hơn 150 trung tâm dịch vụ việc làm và hàng ngàn lớp dạy nghề tại các cơ sở sản xuất phân bố ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn cả nước.

+ Phân theo vùng :

Nhìn một cách tổng thể, mạng lưới các cơ sở dạy nghề còn bất hợp lí. Một số lớn các trường dạy nghề vẫn tập trung chủ yếu ở hai vùng là Đồng bằng sông Hồng (30,53%) tổng số trường và Đông Nam Bộ (23%). Các vùng Tây Bắc chỉ có 2,2%

và Tây Nguyên 2,6%.

Bảng 2.5: Phân bố trường dạy nghề theo 8 vùng kinh tế

(Đơn vị: trường)

Vùng 1998 2000 2004

Đồng bằng sông Hồng 48 53 69

Đông Bắc 25 29 37

Tây Bắc 3 3 5

Bắc Trung Bộ 11 15 21

39

Nam Trung Bộ 6 10 14

Tây Nguyên 4 4 6

Đông Nam Bộ 20 28 52

Đồng bằng sông Cửu Long

12 14 22

Tổng số 129 156 226

(Nguồn: Tổng cục dạy nghề, Bộ LĐTB & XH) +Theo nghành nghề đào tạo:

Trong tổng số 171 nhóm nghề đƣợc thống kê từ các cơ sở dạy nghề thì có 8 nhóm nghề đang có trên 100 cơ sở tham gia đào tạo. Trong đó 3 nhóm nghề có cơ sở tham gia đào tạo nghề rất cao là: nghề nguội (325 cơ sở), kĩ thuật điện (317 cơ sở) và nghề may (289 cơ sở). Bên cạnh đó lại có tới 31 nhóm nghề mà lại có chƣa tới 10 cơ sở trên cả nước tham gia đào tạo.

Riêng đối với các trường dạy nghề thì chỉ có 61 nhóm nghề đang được đào tạo trong đó:

Có 2 nhóm nghề đang có trên 100 trường đang tham gia đào tạo. Đó là nhóm nghề kĩ thuật điện có số trường đào tạo cao nhất (117 trường) và nhóm nghề nguội (112 trường).

Có 7 nhóm nghề đang có trên 50 trường tham gia đào tạo. Một số nhóm có nhiều trường đào tạo là: kĩ thuật sắt (87 trường), lái xe ôtô (77 trường), kĩ thuật xây dựng (69 trường).

Có 25 nhóm nghề đang có trên 10 trường đào tạo và có 7 nhó nghề đang có từ 1 – 2 trường đang tham gia đào tạo.

- Đào tạo trung học chuyên nghiệp:

Các trường trung học chuyên nghiệp được củng cố và phát triển, ngày càng được mở rộng. Theo xu hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phát triển các cơ sở đào tạo đa hệ đa nghành, công tác đào tạo trung học chuyên nghiệp không chỉ giới

40

hạn ở các trường trung học chuyên nghiệp mà còn được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng và các loại cơ sở đào tạo khác. Cả nước hiện có 553 cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp, trong đó: 246 trường trung cấp chuyên nghiệp, 201 trường cao đẳng đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, 74 trường đại học đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, 32 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.

Số lượng các trường trung học chuyên nghiệp tăng từ 284 trường trong năm 2005 lên 290 trường trong năm 2010. Tính trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 4 trường. Trong năm 2010 số trường trung cấp chuyên nghiệp là 290 trường, trong đó Công lập là 199 trường, ngoài công lập là 91 trường [13, 654].

Phân phối theo ngành: các trường trung học chuyên nghiệp được phân theo 6 khối nghành: công nghiệp – xây dựng (hay còn gọi là khối kĩ thuật); Nông – lâm – ngƣ nghiệp; Kinh tế - dịch vụ; Sƣ phạm; Y tế - thể thao và văn hóa – nghệ thuật.

Phân theo lãnh thổ: các trường trung học chuyên nghiệp được thành lập hầu hết ở các tỉnh,thành phố trên toàn quốc, trong đó tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị và thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…Hà Nội hiện có 35 trường trung học chuyên nghiệp chiếm 13% tổng số trường trên toàn quốc, trong khi đó một số tỉnh vẫn chưa có trường trung học chuyên nghiệp: Ninh Thuận, Lai Châu, Hậu Giang, Đắk Nông.

- Mạng lưới cơ sở đào tạo đại học và sau đại học:

Hệ thống các cơ sở đào tạo đại học tăng mạnh và phân bố hầu nhƣ khắp các vùng trên cả nước, đa dạng về loại hình sở hữu. Số trường đại học và cao đẳng tính đến năm 2010 là 414 trường, tăng 137 trường so với năm 2002 (277 trường). Trong đó, 334 trường công lập, 80 trường ngoài công lập.

41

Bảng 2.5. Tỉ lệ cơ sở đào tạo phân theo vùng năm 2004

(đơn vị: %)

Vùng Phân bố dân số Phân bố cơ sở ĐT

Đồng bằng sông Hồng 21,9 40,5

Miền núi trung du phía Bắc 14,5 10,5

Bắc Trung Bộ 13 6,8

Nam Trung Bộ 8,5 7,9

Tây Nguyên 5,5 2,1

Đông Nam Bộ 15,5 24,7

Đồng bằng sông Cửu Long 21,1 7,4

(Nguồn: Báo cáo về tình hình giáo dục của chính phủ tháng 9 – 2004)

Đào tạo sau đại học cũng phát triển mạnh. Năm học 2003 – 2004 đã có 147 cơ sở đào tạo sau đại học.

Tóm lại, giáo dục đại học Việt Nam đã hình thành một hệ thống thống nhất, tương đối hoàn chỉnh: đào tạo đƣợc các trình độ từ cử nhân cao đẳng (3 năm), cử nhân đại học (4 – 6 năm), Thạc sĩ (2 – 3 năm), tiến sĩ (2 – 4 năm). Tiến sĩ khoa học ở một số ngành.

* Quy mô,cơ cấu và các loại hình đào tạo

- Quy mô, cơ cấu và các loại hình giáo dục nghề nghiệp Quy mô, cơ cấu và các loại hình đào tạo nghề:

Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư. Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề, tăng 8,5% so với năm 2010; 308 trường trung cấp nghề, tăng 8,1%; 908 trung tâm dạy nghề tăng 12,1% và trên 1 nghìn cơ sở có các lớp dạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới trong năm 2011 là 1860 nghìn lượt người; tăng 6,4% so với năm 2010, bao gồm cao đẳng nghề và trung cấp nghề là 420 nghìn lượt người, sơ cấp nghề 1440 nghìn lượt người [13,160] .

42

Hệ đào tạo ngắn hạn cũng đã tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng tại các trung tâm dạy nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm, Trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp… Từ năm 1996 đến nay, quy mô đào tạo nghề, cả dài hạn và ngắn hạn tăng với tốc độ trung bình khoảng 20%/năm, góp phần đáng kể vào việc nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 21% năm 2003 và góp phần thực hiện chủ trương phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và phổ thông trung học.

- Quy mô, cơ cấu và các loại hình đào tạo trung học chuyên nghiệp

Quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp cũng nhƣ dạy nghề đều tăng nhanh, đặc biệt là đào tạo ngắn hạn. Năm 2002 – 2003 hệ dạy nghề ngắn hạn đã tuyển sinh gấp 5 lần dài hạn. Hầu hết các trường trung học chuyên nghiệp đều tuyển sinh hai hệ là:

Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Số học sinh tuyển sinh vào Trung học chuyên nghiệp có trình độ văn hóa phổ thông trung học đã lên tới 97%. Số lƣợng học sinh tuyển sinh vào các trường trung học chuyên nghiệp không ngừng gia tăng từ 500,3 nghìn học sinh năm 2005, đã tăng lên 686,2 nghìn học sinh năm 2010 [13, 654].

Với kinh nghiệm và xu thế phát triển nhân lực của các nước công nghiệp phát triển, đội ngũ lao động kĩ thuật viên và công nhân có trình độ cao trong cơ cấu lao động chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Bởi vậy, quy mô đào tạo giáo dục nghề nghiệp cần đƣợc mở rộng trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.

- Quy mô, cơ cấu đào tạo đại học và sau đại học:

Quy mô đào tạo:

Số lƣợng sinh viên tăng nhanh ở các nghành và các loại hình đào tạo. Số sinh viên đại học và cao đẳng tăng nhanh từ 1387,1 nghìn sinh viên (2005) đã lên tới 2162,1 nghìn sinh viên (2010), tức là tăng 775 nghìn sinh viên trong vòng 5 năm, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,6 triệu sinh viên. Số sinh viên trên đại học cũng ngày càng gia tăng. Năm học 2010 – 2011 cả nước có 413 trường đại học và cao

43

đẳng, tăng 91 trường so với năm học 2006 – 2007; 2200 nghìn sinh viên, tăng 32%

và 78,3 nghìn giáo viên, tăng 46,6%. Trong thời kì 2006 – 2010 bình quân mỗi năm số trường tăng 8,3%, số sinh viên tăng 9,7% và số giáo viên tăng 10% .

Cơ cấu sinh viên:

+ Cơ cấu sinh viên theo các hệ đào tạo:

Các phương thức đào tạo cao đẳng và đại học được đa dạng hóa, nhiều hệ đào tạo mới đã đƣợc hình thành. Ngoài hệ chính quy tập trung dài hạn, hệ tại chức, chuyên tu trước đây, còn có những hệ đào tạo mới như đào tạo thêm bằng thứ 2, hệ mở rộng, hệ đào tạo từ xa. Các hệ đào tạo giành cho những đối tƣợng đặc biệt vẫn được duy trì như dự bị đại học. Đối tượng tuyển sinh cũng mở rộng hơn trước ( như hệ tại chức hiện nay không chỉ bao gồm những người đang công tác trong các cơ quan nhà nước, mà còn bao gồm tất cả những ai có nguyện vọng học đại học, nhƣng không có điều kiện vào học hệ chính quy).

Cơ cấu sinh viên theo loại hình đào tạo:

Trong những năm qua chính sách đa dạng hóa, xã hội hóa giáo dục đào tạo đại học đã đem lại kết quả quan trọng. Từ khi đổi mới các loại hình trường bán công lập, dân lập và hợp tác đào tạo với nước ngoài được hình thành, mở rộng. Số lượng sinh viên ngoài công lập mới bắt đầu có từ năm 1994 – 1995 và phát triển khá nhanh.

Năm 2005 số sinh viên ngoài công lập là 160,4 nghìn sinh viên, thì đến năm 2010 số sinh viên ngoài công lập đã tăng lên 333,9 nghìn sinh viên [13, 649].

Cùng với đào tạo có bằng cấp, các trường đại học và cao đẳng đã hợp tác với trung tâm giáo dục thường xuyên của nhiều tỉnh, thành phố, mở nhiều lớp đào tạo lại, bồi dƣỡng đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học, kế toán…mở các lớp chuyên đề nhằm cập nhập kiến thức, chuyển giao công nghệ mới cho hàng vạn người có nhu cầu nâng cao trình độ học vấn, đổi mới kiến thức, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, cho công việc và cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp.

44

Tóm lại, từ năm 2000 đến nay, với chính sách mở cửa, chính sách đa dạng hóa các loại hình đào tạo, xã hội hóa giáo dục với chủ trương đào tạo đa cấp đa ngành, hệ thống đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phát triển mạnh mẽ về quy mô, từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội, của thị trường lao động và của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên, cơ cấu đào tạo về ngành nghề, trình độ và vùng miền còn mất cân đối nghiêm trọng so với nhu cầu về nhân lực của thị trường lao động.

* Chất lượng đào tạo

- Chất lượng giáo dục nghề nghiệp Chất lƣợng đào tạo nghề:

Theo kết quả báo cáo của các trường dạy nghề về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh nhƣ sau:

Về rèn luyện đạo đức: 63,62% học sinh cố đạo đức tốt; 27,17 vào loại khá; 7,99%

trung bình và 1,22% yếu kém. Trong năm học 2002 – 2003 có 0,04% học sinh đƣợc kết nạp đảng và 2,41% học sinh bị kỉ luật.

Về kiến thức chuyên môn: có 3,26% đạt loại xuất sắc; 11,06% loại giỏi; 25,8% loại khá; 56,92% loại trung bình; 2,43% loại yếu kém.

Về kĩ năng thực hành: 3,73% loại xuất sắc; 15,17% loại gỏi; 29,32% loại khá;

50,37% loại trung bình và 1,43% loại yếu kém [5,45].

Theo đánh giá của các doanh nghiệp qua kết quả khảo sát của tổng cục dạy nghề:

Về năng lực thực hành nghề:

Kiến thức chuyên môn: khoảng 33% đánh giá học sinh học nghề có kiến thức chuyên môn từ khá trở lên, 51,5% có kiến thức ở mức trrung bình, khoảng 15% có kiến thƣc chuyên môn yếu.

Kĩ năng thực hành: Khá và giỏi: 29,4%; trung bình 61,8%; yếu là 8,8%.

Tác phong lao động công nghiệp: khá và tốt 48,5%; trung bình 34,3%; yếu 17,1%.

Năng lực làm việc theo tổ nhóm: khá và tốt 55,9%; trung bình 34,3%; yếu 8,8%.

Năng lực giao tiếp xã hội: khá và tốt 32,3%; trung bình 58,8%; yếu 8,8% [5,45].

45

Những kết quả trên cho thấy, chất lượng đào tạo nghề tương đối tốt chỉ có khoảng 1,4 – 2,5% học sinh yếu kém về đạo đức, về kiến thức và về kĩ năng thực hành.

Đồng thời đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy khoảng 1/3 số học sinh có kiến thức và năng lực khá tốt trong một số tiêu chí.

Với đào tạo nghề ngắn hạn, dạy nghề đơn giản, gắn với giải quyết việc làm, dạy nghề dưới hình thức chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông và truyền nghề cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, không đòi hỏi trình độ kĩ năng cao, do vậy chất lượng đào tạo nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, số người sau khi học nghề đã có cơ hội tốt hơn trong tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Nhìn lại phương pháp đào tạo nghề ở Việt Nam, có thể thấy nhiều trường nghề, cơ sở nghề chƣa chú trọng nâng cao hiệu quả xã hội, hiệu quả đào tạo nghề. Hiện nay, việc nâng cao chất lượng các trường dạy nghề ngày càng được chú trọng. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng cục trưởng cục Dạy nghề (Bộ Lao động thương binh và xã hội) cho biết, chủ trương tập chung đầu tư tập trung, đồng bộ theo nghề trọng điểm chứ không theo trường như trước đây. Các trường dạy nghề công lập ( của trung ương và của địa phương) có nghề trọng điểm sẽ được xem xét theo các cấp độ để được đầu tư, phấn đấu đến năm 2020 cả nước có 40 trường dạy nghề chất lượng cao, trong đó 12 trường đạt đẳng cấp quốc tế. 4 trường đạt đẳng cấp Asean.

Các trường còn lại ít nhất một nghề trọng điểm cấp quốc gia . Đây được xác định là một trong ba khâu đột phá để đảm bảo đến năm 2020 Việt Nam cơ bbanr trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Các trường đào tạo dần chuyển từ đào tạo cái mà trường có sang đào tạo theo nhu cầu.

- Chất lượng đào tạo trung học chuyên nghiệp:

Với hệ thống đào tạo ngày càng gia tăng, đào tạo trung học chuyên nghiệp đã góp phần hình thành lên lực lượng lao động ở nước ta qua đào tạo hiện nay ở các trình độ khác nhau chiếm gần 40% dân số trong độ tuổi lao động của cả nước.

46

Về rèn luyện đạo đức: 12,59% xuất sắc; 21,15% tốt; 30,43% khá; 32,79% trung bình và 3,04% yếu kém.

Về học tập chuyên môn: 1,28% loại xuất sắc; 6,75% loại giỏi; 37,79% loại khá;

43,64% loại trung bình và 10,54% loại yếu kém.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến giáo dục nghề nghiệp. Một số trường đã được đầu tư trang thiết bị, các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất như bưu chính viễn thông, hàng không, dầu khí, điện tử…đang trên bước đường hội nhập quốc tế và đã có những mặt hàng xuất khẩu, nên họ đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chất lƣợng đội ngũ lao động kĩ thuật cũng nhƣ vai trò của đào tạo đối với sự sống còn của họ trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế. Với những ngành nghề này, đa số học sinh tốt nghiệp ra trường đã có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, làm chủ đƣợc máy móc, thiết bị tiến tiến, hiện đại.

- Chất lượng đào tạo đại học và sau đại học:

Theo báo cáo tổng kết năm học 2008 – 2009 của Bộ giáo dục và đào tạo thì tính đến ngày 31/7/2009, Bộ cấp bằng thạc sĩ cho 10.968 người. Quy mô đào tạo đại học năm 2008 – 2009 là 1.719.499 sinh viên, tăng 116.015 sinh viên so với năm học 2007 – 2008. Qua đó có thể thấy rằng, hàng năm số lƣợng nhân lực có trình độ chuyên môn luôn đƣợn bổ xung và liên tục gia tăng. Nếu tính từ khi Đổi mới thì nghành giáo dục đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Theo báo cáo của chính phủ trình bày tại phiên họp của Quốc hội ngày 15/11/2004 đã đánh giá chất lƣợng đào tạo đại học và sau đại học nhƣ sau:

Về tư tưởng đạo đức của sinh viên: Niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới trong sinh viên tăng lên, ý chí vươn lên mạnh mẽ hơn; năm 1998 – 1999 có có 681 sinh viên đƣợc kết nạp Đảng thì năm 2002 – 2003 con số đó là 1047 sinh viên; 70%

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)