CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
3.2. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo
Việc mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo là rất cần thiết. Những cố gắng mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng dân số. Quy mô mọi ngành, bậc học hiện nay đều chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập của mọi lứa tuổi. Nhìn chung số học sinh và số trường lớp ở mọi ngành học từ mẫu giáo, các cấp phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đều tăng các hệ thống trung tâm xúc tiến việc làm, các trung tâm kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và nhiều cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư thục được thành lập.
Quy mô đào tạo có chuyển biến là nhờ tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn.
57
Riêng đối với quy mô của hệ thống đào tạo nghề ngày càng bị thu hẹp. Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, mở rộng và hỗ trợ cho các trường dạy nghề nhằm thu hút học sinh, sinh viên, khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu nghành học, bậc học của giáo dục và đào tạo. Giáo dục mầm non có tầm quan trọng đặc biệt đứng từ góc độ chuẩn bị nền tảng về thể lực, trí lực cho nguồn nhân lực. Giáo dục đào tạo chuyên mông nghiệp vụ kĩ thuật, ngoài ý nghĩa với tăng trưởng và phát triển kinh tế cò đặc biệt quan trọng trong việc giảm nguy cơ tụt hậu.
Tuy nhiên, những bất cập giữa các ngành đào tạo, giữa các bậc học đã gây khó khăn không ít cho sự phát triển nền kinh tế. Một số nghành đƣợc học sinh, sinh viên theo học như một phong trào, một số nghành thì rất ít người theo học. Nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, Việt Nam sẽ nhanh chóng gặp khó khăn về đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật như ở nhiều nước Asean, nhất là Thái Lan.
Giáo dục và đào tạo ở thành phố, đồng bằng có điều kiện phát triển hơn ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa. Vì vậy, việc giáo dục và đào tạo con người ở những vùng này rất khó khăn. Để nâng cao trình độ của nguồn nhân lực ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, Nhà nước đã có chính sách cấp học bổng, giảm học phí, ƣu tiên các học sinh nghèo vƣợt khó. Từ đó giúp họ có điều kiện học tập, tìm kiếm việc làm nâng cao mức sống. Chính nhờ những chủ trương đúng đắn này mà những bất hợp lý trong cơ cấu vùng, miền của giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đƣợc điều chỉnh phần nào.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, yêu cầu đa dạng hóa các loại hình giáo dục đào tạo rất cần thiết để bổ xung, cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực nhằm khắc phục những bất hợp lý về việc phân bổ nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao hiệu quả của đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo để phục vụ cho nhu cầu phát triển. Trong lĩnh vực giáo dục hướng nghiệp chúng ta cần phải kết hợp một cách khoa học với kế hoạch phát triển toàn diện với chính sách sử dụng sau đào tạo để hợp lý giảm lãng phí về chi phí giáo dục và đào tạo của xã hội và của gia đình. Người lao động
58
đào tạo ra được làm việc đúng nghành, đúng nghề, đúng khả năng và sở trường của mình. Ngoài ra, giáo dục hướng nghiệp cũng đòi hỏi phải công tác dự bào nghề để xác định được xu hướng phát triển và nhu cầu về lao động trong từng giai đoạn.
Giáo dục đào tạo chính quy, dài hạn là cơ sở để hình thành lên bộ phận người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, có kĩ năng tiếp cận khoa học, công nghệ mới hiện đại. Ngoài ra, cần mở rộng các loại hình đào tạo ngắn hạn để cải thiện hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay và nhanh chóng nâng cao số lƣợng lao động đã qua đào tạo của chúng ta lên. Hình thức giáo dục tại chức và từ xa cần chú ý hơn đến chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
3.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực là việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo. Việc hội nhập và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó phải đòi hỏi có trình độ công nghệ cao và khả năng sử dụng tương ứng các công nghệ đó. Ngoài giáo dục và đào tạo chuyên môn, ngiệp vụ về mặt lý thuyết cầng chú ý đến điều kiện thực hành, ứng dụng giáo dục kĩ thuật, tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện kĩ năng và khả năng thích ứng của người lao động với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường. Song song với vấn đề giáo dục đào tạo con người, chúng ta phải quan tâm đến vấn đề dân số, sức khỏe, để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, giảm sức ép đối với quy mô và chất lƣợng giáo dục.
Thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, lấy chất lƣợng phục vụ nhu cầu của nền kinh tế làm tiêu chí thay cho “ lấy thành tích đổi mới của nghành”. Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách sách hàng đầu, là nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng được quá trình đó, đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tay nghề tốt, có trình độ, tiếp thu và sử dụng hiệu quả những tiến bộ, thành tựu khoa học – công nghệ thế
59
giới, góp phần đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ ra những giải pháp quan trọng cho giáo dục là : “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học; thực hiện cuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, xã hội hóa, cấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [9, 21]. Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa then chốt trong đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho nền kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển mới.
Chất lƣợng đào tạo cần đƣợc nâng cao, đặc biệt cần kiểm soát đầu ra của đào tạo bậc đại học và sau đại học, tránh tình trạng “ học giả, bằng thật”, cứ đánh trống, ghi tên đủ thời gian là đƣợc nhận bằng. Gần đây, xã hội đã lên tiếng nhiều về chất lượng đào tạo bậc sau đại học, tránh khuynh hướng quá chú trọng đến phát triển số lƣợng mà hạ thấp chất lƣợng. Các biện pháp chuyển sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông, đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học…đã đạt đƣợc những thành tích nhất định. Nhƣng, thực trạng cho thấy, lao động đƣợc đào tạo nghề ở các nhà trường, tỷ lệ đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn rất thấp. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cần chú trọng hơn chất lƣợng đào tạo, đƣợc kiểm nghiệm thông qua thực tiễn chứ không phải thông qua báo cáo, nguồn cung nhân lực phải thỏa mãn cầu. Khắc phục tình trạng sinh viên tốt nghiệp nhƣng khi thử việc thì không đƣợc chấp nhận, vẫn trở thành thất nghiệp.
3.4. Xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
Trong một thời gian dài, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp đƣợc xem là “chi phí” chứ không phải “đầu tƣ”. Tuy nhiên, hiện nay, một số doanh nghiệp đã nhìn nhận đƣợc “đào tạo là đầu tƣ” đã có phần gia tăng đáng kể và có cái
60
nhìn tích cực về quản trị nguồn nhân lực, xem nhân lực là nguồn lực quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Yêu cầu đặt ra hiện nay cho các doanh nghiệp là cần nhìn nhận, xem xét và đánh giá đúng những hiệu quả do giáo dục và đào tạo mang lại, cần xem xét đào tạo là một giải pháp để nâng cao năng lực nhân viên nhằm phát triển doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sức ép của cạnh tranh lên các doanh nghiệp là rất lớn, những thuận lợi trong nền kinh tế cạnh tranh tự do mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn, nhƣng bên cạnh đó thì những sức ép từ cạnh tranh, những cạm bẫy mà nền kinh tế thị trường mang lại thì cũng không ít. Đòi hỏi đặt ra với các nhà sản xuất kinh doanh là phải có cái nhìn nhanh nhạy, sang suốt để có thể tồn tại trong thị trường. Và đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực được coi là một trong những giải pháp quan trọng để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ nhân viên của mình sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, cũng nhƣ cán bộ nhân viên. Doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa tới hiệu quả đào tạo, việc lên kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo cần được quan tâm đúng mức, sát sao và cần phải chú trọng.
Các trường, trung tâm đào tạo nghề cần quan tâm hơn nữa chất lượng đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, đánh giá sau đào tạo. Các trường, trung tâm đào tạo cần làm tốt công tác đánh giá nhu cầu đào tạo cho doanh nghiệp. Các trường khi cung ứng dịch vụ đào tạo, ngoài cung cấp các chương trình đào tạo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp thì bên cạnh đó, phải tiến hành xác minh, phản hồi, tƣ vấn cho doanh nghiệp, thể hiện tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình. Việc không thực hiện đánh giá trước đào tạo, khiến cho các trường, trung tâm đào tạo không xác định được với các doanh nghiệp những yếu tố ngoài đào tạo có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng sau đào tạo, doanh nghiệp không hài lòng, nhƣng nguyên nhân chủ yếu không phải là do
61
chương trình đào tạo kém hiệu quả mà là do chính doanh nghiệp chưa tạo điều kiện, chƣa giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp với nhân viên của mình.
Các trường, trung tâm đào tạo cần đề nghị doanh nghiệp tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, trước khi cung ứng chương trình đào tạo cho doanh nghiệp, để xác định chính xác khoảng cách cần đào tạo, cho cán bộ, nhân viên doanh nghiệp, cũng nhƣ giúp doanh nghiệp nhìn ra đƣợc các yếu tố ngoài đào tạo cần bổ sung, điều chỉnh trong công tác quản lý nhằm phát huy năng lực của cán bộ nhân viên.
Trong quá trình đào tạo, ngoài cung cấp các kiến thức cần thiết, giảng viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn cho các học viên phương pháp để áp dụng các kiến thức này vào công việc thực tế. Đào tạo cần có sự kết hợp với tƣ vấn, có nhƣ thế tính ứng dụng mới cao, phù hợp với trình độ cán bộ nhân viên hiện này, cũng nhƣ đáp ứng đƣợc mong muốn của doanh nghiệp.
Sau đào tạo, cần có kế hoạch ứng dụng cụ thể, thực tế cho học viên, với sự hỗ trợ, quan tâm của doanh nghiệp; căn cứ vào đó, trường, trung tâm phối hợp với doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sau đào tạo của chương trình đào tạo đã thực hiện. Sau đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết đƣợc năng lực của cán bộ nhân viên, cũng nhƣ xác định đƣợc những gì cần bổ sung, bồi dƣỡng thêm cho nhân viên. Ngoài ra, việc này cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đúng năng lực, chất lƣợng đào tạo của các trường, trung tâm đào tạo.
62
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Bất kì sự phát triển nào đó cũng đều phải có một động lực thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực, tài lực. Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực học cho sự phát triển, những nguồn lực muốn phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Do vậy, trong bất cứ xã hội nào, một đất nước nào, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, cũng như có thể đứng vững được trong nền kinh tế thị trường là vấn đề đặt ra cho bản thân các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ xã hội.
Từ việc nghiên cứu tổng quát về sự cần thiết của nguồn nhân lực cũng nhƣ tổng quát về nguồn nhân lực cùng với thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay có thể thấy đƣợc: một lần nữa khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, là nguồn lực vô tận và không bao giờ cạn. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước chúng ta nên tận dụng nguồn nhân lực này, nguồn nhân lực nước ta có rất nhiều mặt tích cực như: số lƣợng rất dồi dào, bản chất ham học hỏi, sang tạo trong công việc…Bên cạnh đó, nguồn nhân lực nước ta cũng có những mặt hạn chế như: thiếu tác phong công nghiệp, khả năng làm việc và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chƣa cao, trình độ kĩ thuật nói chung còn kém…Trong thời gian tới, chúng ta cần có những chính sách phù hợp hơn nữa nhằm tận dụng, phát huy những mặt mạnh, hạn chế và loại bỏ những điểm chưa tốt của nguồn nhân lực nước ta.Để có được một đội ngũ lao động dồi dào, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế cũng nhƣ của những nhà tuyển dụng, của các doanh nghiệp thì yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo là rất cao, phải có những thay đổi sao cho có thể đào tạo đƣợc một đội ngũ lao động chuyên môn kĩ thuật có tay nghề cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
63
Xuất phát từ thực trạng đào tạo hiện nay của nước ta cùng với tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó trong công tác đào tạo êm đã đề cập một số giải pháp chủ yếu:
Đổi mới tƣ duy về quản lý, đào tạo nhân lực trong cơ chế thị truwongf định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo, đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo.
Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.
Xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Thực hiện đƣợc những giải pháp trên kết hợp với những ƣu điểm và thành tựu hiện có của nguồn nhân lực sẽ giúp chúng ta tạo ra đƣợc đội ngũ lao động đáp ứng yếu cầu của nền kinh tế. Con người Việt Nam đã làm được những điều kì diệu trong lịch sử và con người Việt Nam chắc chắn sẽ làm được những điều kì diệu như thế trong tương lai.
64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009 – 2010, Nxb Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Kinh tế chính trị Mac – Lênin, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. GS.TS Vũ Đình Bách – GS.TS Trần Minh Hạo (2006), Đặc trưng của nền kinh tế tị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. GS.TS Hoàng Văn Châu (2011), “ Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho hội nhập kinh tế - Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”, Nghiên cứu kinh tế, số 292.
6. Fredrik H.Harbison (1973), “Nhân lực là tài sản của các nước”, Nxb Đại học Oxford.
7. George T.Milkonich and John W.Boudreau (1996), “Hurman resourses management”, Nxb Đại học Oxford.
8. GS.TS Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. GS.TS Nguyễn Đình Hương (2007), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, Nxb Giáo Dục.
10. Trương Gia Long (2002), Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 01.
11. Nicholas Henry (1998) , “Public Administration and Public asairss”, Nxb Đại học Oxford.