Một số hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực của nước ta

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NỀN

2.1. Thực trạng về lực lƣợng lao động và công tác đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam

2.1.2. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay

2.1.2.2 Một số hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực của nước ta

Bên cạnh những thành tựu to lớn, giáo dục ở nước ta vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trong hoàn cảnh thế giới có nhiều thay đổi, các nước đang tìm hướng phát triển giáo dục và họ đã thành công, thì giáo dục nước ta vân chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu. Có thể thấy rằng, sự phát triển về quy mô giáo dục đại học của nước ta trong những năm gần đây đã tạo ra sự mất cân đối giữa các nghành học, bậc học, tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa quy mô, chất lƣợng và hiệu quả.

Do phần lớn các trường dạy nghề được thành lập từ thời bao cấp và không có quy hoạch nên mạng lưới các trường dạy nghề ở nước ta có nhiều nhược điểm, có sự chồng chéo, đan xen giữa các trường dạy nghề của các bộ, ngành, trung ương và của các địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quy mô đào tạo manh mún. Có tình trạng

48

nhiều trường ở cùng địa bàn có quy mô đào tạo nhỏ, nhưng cùng đào tạo một số nghề giống nhau.

Hạn chế về khoản cách giữa đào tạo và nhu cầu xã hội. Thể hiện là đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng. Theo dự báo của năm 2007, nguồn nhân lực cho nghành tài chính nghân hàng sẽ thiếu, bởi mỗi năm chỉ có khoảng 2000 sinh viên ra trường nên chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất một năm cho khoảng 80% - 90% sinh viên tốt nghiệp vừa đƣợc tuyển dụng.

Sự mất cân đối về số lƣợng giữa các ngành nghề đƣợc đào tạo do thiếu sự định hướng trong việc chọn nghề và chọn trường cho sinh viên. Có một thực tế là khi nhu cầu về nhân lực của ngành nào đó đã ở mức cao thì mới đƣợc chú ý và mới có thể thu hút được nhiều người học. Việc chọn trường, chọn nghành học của thanh niên, học sinh nhiều khi lại dựa vào những quyết định cảm tính, mơ hồ ngành học đó đang là “mốt”; trường này dễ, trường kia danh giá…chính điều này dẫn tới sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của gia đình và xã hội, khiến cho tình trạng cung – cầu lao động ở tình trạng “ thiếu vẫn thiếu, thừa vẫn thừa”. Suốt thời gian gần 20 năm đổi mới vừa qua, bên cạnh những thành tựu phát triển mạnh mẽ của giáo dục đại học, có nhiều bất cập về sự mất cân đối:

- Mất cân đối về cơ cấu đào tạo: năm 1986 – 1987 số sinh viên là 127000 lên đến 1540201 năm 2006 – 2007 đối với bậc Đại học – Cao đẳng; so với 120000 học sinh năm 1986 – 1987 lên 390000 học sinh năm 2006 – 2007 đối với hệ dạy nghề.

- Mất cân đối về hệ thống các trường đào tạo: Số trường Cao đẳng – Đại học tăng lên bốn lần, từ 93 trường năm 1986, lên 322 trường 2006, 347 trường năm 2008.

Còn số trường dạy nghề từ 366 vào năm 1986 giảm còn 129 trường năm 1998, sau tăng lên 262 trường năm 2006, 283 trường năm 2007, 315 trường năm 2008.

- Mất cân đối về ngành nghề đào tạo: Đào tạo công nhân kĩ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp; nhân lực đƣợc đào tạo các ngành kỹ thuật – công nghệ, nông – lâm –

49

ngƣ chiếm tỷ trọng thấp, còn các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao.

Thiếu nhiều công nhân kĩ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kĩ thuật điện, hóa chất…) và ở các khu công nghiệp lớn, các khu kinh tế mới. Trong khi đó, còn thiếu nhiều nhân lực trình độ cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng nhƣ: nghiên cứu hoạch định chính sách, tƣ vấn pháp luật, chuyên gia cao cấp về quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế và lao động kĩ thuật trình độ cao.

Không ít người cho rằng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta đang giảm sút. Tình trạng này tồn tại trọng thời gian dài nhƣng chƣa có biện pháp khắc phục.

Nguồn nhân lực qua đào tạo không đáo ứng yêu cầu phát triển xã hội đang trở thành nhân tố cản trở sự phát triển đất nước. Một nghịch lý là số lượng cán bộ khoa học ở nước ta cao ở loại nhất trong khu vực, thế mà chất lượng nguồn nhân lực, chất lƣợng giáo dục lại đƣợc đánh giá vào loại thấp. Trong khi giáo dục đang bộc lộ nhiều yếu kém thì chi phí cho giáo dục vẫn tăng liên tục đang trở thành gánh nặng đối với ngân sách quốc gia và của người dân.

Phương pháp dạy học ở các cấp học còn lạc hậu, mô hình tổ chức giáo dục, đào tạo nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo theo kiểu hình ống mà không có sự sàng lọc. Hiện nay giáo dục ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung vào truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà chƣa làm cho học sinh, sinh viên biết cách học, vận dụng tri thức.

Trước những yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáo dục không thể nhồi nhét càng nhiều kiến thức càng tốt, mà giáo dục cần rèn luyện khả năng tƣ duy, khả năng thích ứng mau lẹ trong mọi hoàn cảnh.

Về quy hoạch mạng lưới trường trung học ở địa phương có nhiều bất cập. Ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều trường trung học chuyên nghiệp của địa phương và trung ương nhưng chưa có quy hoạch tổng thể hợp lí mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp trên địa bàn dẫn đến tình trạng trùng lặp nhiều cơ sở đào tạo cùng một lĩnh vực, mặt khác ở các địa

50

phương có nhiều cơ sở trung học chuyên nghiệp với quy mô nhỏ từng chuyên nghành công nghiệp, nông nghiệp…dẫn đến phân tán nguồn lực, kém hiệu quả và phực tạp trong quản lí.

Ngoài ra mạng lưới các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học phân bố chưa hợp lí, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Về cơ cấu có sự mất cân đối lớn về số lƣợng sinh viên giữa các vùng Đồng bằng sông Hồng với các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, giữa thành thị và nông thôn, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Tóm lại, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc trong đào tạo nguồn nhân lực còn những hạn chết nhất định. Đảng và Nhà nước ta cần có phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tích cực, góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)