CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.2 Các nghiên cứu trước đây liên quan đến việc sử dụng mô hình xác suất
Mô hình định lượng như Lôgit, Prôbit…được sử nhiều ở một số đề tài nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên việc ứng dụng mô hình này chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế,tín dụng ngân hàng và cụ thể như sau :
- Nghiên cứu của Irakli Ninua (2007), Để ước tính mối liên hệ giữa khoản tín dụng có TSBĐ với khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ProCreditBank của Georgia từ năm 2004 - 2007, tác giả sử dụng một mô hình Lôgit, với tài sản bảo đảm như là một biến phụ thuộc. Mô hình giải thích mối quan hệ giữa tỷ lệ rủi ro tín dụng (thay cho khả năng trả nợ của KHDN) và các khoản vay có TSBĐ.
- Martin (1977) sử dụng mô hình Lôgit và phân tích phân biệt trong dự báo phá sản của các ngân hàng trong giai đoạn 1975-1976. Khi đó, đã có 25 ngân hàng vỡ nợ. Mô hình đã cho kết quả phù hợp với thực tế.
- Platt (1991) đã sử dụng mô hình Lôgit trong việc kiểm định và lựa chọn các biến tài chính và cho rằng: Việc sử dụng các biến tài chính trong ngành tốt hơn sử dụng những biến tài chính của một doanh nghiệp đơn lẻ, trong dự báo phá sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ ngân hàng.
- Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2008),Tác giả sử dụng mô hình Lôgit đa thức (Multinomial Logistic Regressions Models) để đo lường khả năng trả nợ của khách
hàng là các KHDN quy mô nhỏ tại Community development financial institutions (CIFIs).
Kết quả hồi quy đa thức cho tất cả các khoản vay với biến cơ sở là khoản vay đưa ra mô hình các nhân tốcó ảnh hưởng đến khả năng trả nợdựa trên các biến độc lập đã đềxuất ban đầu, cụ thể như sau:
+ Biến kinh nghiệm quản lý tác động cùng chiều với khảnăng trảnợ.
+ Thời gian kinh doanh tác động cùng chiều với khảnăng trảnợcủa khách hàng.
+ Các khoản vay được chính phủ hỗ trợ bảo lãnh có khả năng trả nợ kém.
+ Thời gian vay có tác động ngược chiều với khả năng trả nợ, vay càng dài khả năng trả nợ của khách hàng càng kém.
+ Số tiền vay càng lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng càng tốt.
+ Biên độ lãi suất tín dụng càng cao so với lãi suất cơ bản thì khả năng trả nợ càng kém.
+ Tỷ lệ thất nghiệp càng cao thì khả năng khách hàng càng trả nợ kém.
- Nghiên cứu Jiménez và Saurina: Nhóm tác giả sử dụng dữliệu tất cả các khoản vay của các TCTD (ngân hàng, quỹ tiết kiệm, hợp tác xã và cơ sở tài chính tín dụng) ở Tây Ban Nha với giá trị món vay hơn 6.000 euro với trên 3 triệu dữ liệu quan sát. Để bao phủ dữ liệu cho toàn bộ một chu kỳ kinh tế, tác giả đã sử dụng dữ liệu từ các tháng trong 05 năm, cụ thể là năm 1987, 1990, 1993, 1997 và 2000.
Phương pháp tiếp cận đo lường khả năng vỡ nợ dựa trên một mô hình Lôgit nhị thức (Binary Logictis Regressions Models). Trong đó biền phụ thuộc Y là xác suất vỡ nợ của khoản vay; Các biến độc lập được xem xét đưa vào mô hình gồm các loại sản phẩm tín dụng, tiền tệ, kỳhạn, TSBĐ, sốtiền vay, lĩnh vực kinh doanh, khu vực, loại hình TCTD và kết quả nghiên cứu như sau:
+ Khoản vay có TSBĐcó xác suất vỡ nợcao hơn so với khoản vay không có TSBĐ + Theo loại sản phẩm tín dụng, tín dụng tài chính là rủi ro cao nhất, tiếp theo là tín dụng thương mại.
+ Khảnăng vỡnợcủa các khoản vay bằng ngoại tệlà đáng kểnhưng thấp hơn so với các khoản vay bằng đồng tiền quốc gia
+ Các khoản vay ngắn hạn là những khoản vay có nguy cơcao nhất - Khoản vay càng lớn thì khảnăng vỡnợ càng thấp. Kết quả được giải thích dựa trên sự cẩn trọng của TCTD đối với khoản vay lớn hơn là khoản vay nhỏ.
+ Có sựkhác biệt khảnăng trảnợ giữa các khu vực cấp tín dụng.
+ Mối quan hệvới ngân hàng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với khách hàng đó.
- Kim Young-Chul(1978), tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng năngtrảnợcủacác trang trại nhỏở Hàn Quốcvà được đăng trên tạp chí Nông thôn phát triển Hàn Quốc. Mục đích của nghiên cứu này là để đo lường hiệu suất trả nợ nông dân và để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu năng trả nợ ở các trang trại nhỏ ở Hàn Quốc.Bằng mô hình probit tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các trang tại nhỏ ở Hàn Quốc là: Kích thước của nông hộ,sự giám sát khi cho vay, tổng thu nhập của trang trại, và thuận lợi từ việc bán sảnphẩm nông nghiệp.
- Nghiên cứu của Chiara Pederzoli, Costanza Torricelli (2010), Đây là mô hình được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu do E.I.Altman (1986) được sử dụng để xác định điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn dựa trên giả định rủi ro tài chính của KHDN ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tác giả sử dụng các chỉ tiêu tài chính và trọng số để lượng hóa xác suất vỡ nợ của KHDN quy mô nhỏ và quy mô siêu nhỏ. Bằng mô hình Lôgit cho thấy chỉ tiêu tài chính có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN.
2.2.2 Mộtsố nghiên cứu trong nước
Một số đề tài ứng dụng các mô hình định lượng để xác định các nhântố tác động như : - Hoàng Tùng (2011),“ Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình Lôgit”. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ Đà Nẳng – Số 2(43). Bài viết trình bày phương pháp phân tích rủi ro tín dụng trên cơ sở mô hình Lôgit. Từ các số liệu thực tế của các chỉ tiêu tài chính, tác giả dự báo và kiểm chứng rủi ro tín dụng cho một số công ty niên yết trên thị trường chứng khoáng Việt Nam.
- Nguyễn Thị kim Chi (2007), “ Phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ nông dân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bến Tre – Chi nhánh Mỏ Cày”, Luận văn thạc sỹ. Bằng mô hình prôbit tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ là số người trong hộ, số tiền vay và số lần đáo hạn.
- Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ” Tạp chí ngân hàng số 5, tháng 3/2011. Bằng mô hình prôbit tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ bao gồm:
Khả năng tài chính của khách hàng; Việc sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay; Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.
- Trương Đông Lộc (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Cổ Phần Nhà Nước ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Tạp chí kinh tế phát triển số 156 năm 2010. Bằng mô hình Lôgit tác giả đã xác định được các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP Nhà Nước ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm : Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng; Tỷ lệ số tiền vay trên giá trị TSĐB; Ngành nghề chính để tạo ra thu nhập để trả nợ; Khả năng tài chính của khách hàng vay; Kiểm tra giám sát .
- Dinh Thi Huyen Thanh và Stefanie Kleimeier đãtiến hành nghiên cứu nguồn số liệu được tổng hợp từ các NHTM Việt nam theo 20 biến số gồm độ tuổi, thu nhập trình độhọcvấn,….để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến này đến rủi ro tíndụng.Tác giả đã sử dụng mô hình Lôgit để phân tích và qua đóxây dựng mô hình điểm số tín dụng cá nhân cho các ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam.
- Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình (2011), các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Ngân hàng số 64. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang.
Tác giả đã sử dụng mô hình Prôbit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trảnợ vay đúng hạncủa hộ. Kết quảphân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay và số thành viên trong gia
đình có thu nhập nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của hộ càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạncủa họ càng cao.Cuốicùng, kết quả phân tích định lượng còn cho thấykhảnăng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp cao hơn những hộ vay vốn sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp.
Kết luận chương 2
Chương hai của đề tài đã hệ thống lại các cơ sở lý luận cũng như những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụngvà đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM. Đối với quản trị rủi ro tín dụng,chương hai của đề tài cũng nêu rõ các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng cả định tính lẫn định lượng. Đối với định lượng thì chương cũng đưa ra một số nghiên cứu trong và ngoài nước có sử dụng mô hình xác suất như Prôbit, Lôgit…trong việc xácđịnh nhân tố tác động như rủi ro tín dụng. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả thực hiện nghiên cứu cho các chương tiếp theo.