CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB .2 Giới thiệu ngân h àng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
4.1.3 Kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu cơ bản
4.1.3.2 Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế
Bảng 4.2: Tìnhhình nợ xấu theo thành phần kinh tế
( Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm
2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Khách hàng cá nhân 77 273 308 266 198
Khách hàng doanh nghiệp 270 391 568 620 796
Tổng Nợ xấu 347 664 876 886 994
(Nguồn : Phòng Kế toán – Ngân quỹ VIB)
Hình 4.2: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế a. Khối khách hàng cá nhân
Nhìn chung, năm 2009 nợ xấu của khối khách hàng cá nhân toàn ngân hàng là 77 tỷ đồng, chiếm 22% trong tổng nợ xấu. Con số này ở mức thấp nhất so với các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2009, với tư tưởnglo sợ về khả năng tái lạm phát trở lại cùng với việc nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương chung của NHNN là kiểm soát tốc độ tăng truởng tín dụng theo hướng hạn chế, kiểm tra giám sát vốn tín dụng đầu tư cho như kinh doanh chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng, VIB đã phải hạn chế cho vay và hầu hết chỉ giải ngân cho các hợp đồng tín dụng đã ký. Mặt khác là do nền kinh tế vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng năm 2008 nên phần lớn khách hàng cũng thắt chặt chi tiêu và hạn chế trong đầu tư mới.
Tuy nhiên, sang năm 2010, khoản nợ của nhóm khách hàng cá nhân này lại tăng mạnh đến 273tỷ đồng, chiếm 41% trong tổng nợ xấu. Sự gia tăng này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên phần lớn các cá nhân bị sa thảidẫn đếnthất nghiệp trong năm 2009, không có khả năng trả nợ ngân hàng đã góp phần chonợ xấu tăng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản, chứng khoán và vàng có nhiều diễn biến phức tạp khiến cho các nhà đầu tư thua lỗ, khả năng trả nợ giảm sút đãgóp phần làm gia tăng thêm khoản nợ xấu này.
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
2009 2010 2011 2012 2013
TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
Nợ xấu KHCN Nợ xấu KHDN Tổng nợ xấu
Sang năm 2011, nợ xấu của nhóm khách hàng cá nhân là 308 tỷ, cao nhất so với các năm nhưng tỷ trọng so với tổng nợ xấu là 35%, giảm so với năm 2010. Bước sang năm 2011, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, CPI tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân được cải thiện, tạo ra điều kiện tốt trong việc trả nợ VIB cũng như vay vốn phục vụ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ và đây được xem là nguồn thu có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều hòa lãi suất của VIB do thường là các khoản vay nhỏ với lãi suất cao, thời gian đáo hạn nhanh.
Trong năm 2012 và 2013, lượng nợ xấu của khách hàng cá nhân chỉ còn 266 tỷ và 198 tỷ, giảm hẳn so với các năm và chiếm tỷ lệ nhỏ so với tỷ lệ nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp. Giai đoạn này VIB đã chú trọng nhiều đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, đặcbiệt là bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được cơ cấu lại theo hệ thống chuẩn mực và chuyên nghiệp hơn và công tác thu hồi nợ và xử lý nợ được chú trọng và chuẩn hóa trong cơ cấu tổ chức riêng biệt giữa cá nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công tác thẩm định hồ sơ vay, giám sát tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo hoạt động khá chặt chẽ hơn nên phần nào cũng hạn chế được rủi ro và phần lớn đối với khách hàng cá nhân thì tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản nên tính pháp lýđảm bảo, thanh khoản cao nên dễ xử lý.
b.Khối khách hàng doanh nghiệp
Nhìn chung, nợ xấu của nhóm khách hàng doanh nghiệptăng đều qua các năm với khởi đầu thấp nhất là năm 2009 và tăng cao nhất là năm 2013. Điều này cũng phản tình hình kinh tế trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến khó khăn và nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn.
Năm 2009 nợ xấu của KHDN là 270 tỷ đồng, chiếm đến 78% so với tổng nợ xấu của VIB. Khoản nợ này chủ yếu là các khoản nợ của các doanh nghiệp tích lũy từ thời gian khủng hoảng kinh tế 2008 và phần lớn là rơi vào các dự án BĐS. Ngoài ra,với chính sách của việc Chính Phủ và NHNN tạo điều kiện tối đa để các chủ doanh nghiệp tiếp cận với vốn ngân hàng để đầu tư, tái sản xuất kinh doanh nên giá trị các khoản vay doanh nghiệp trong năm 2009 rất lớn. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn nợ xấu nên không tiếp cận được vốn,cũng như chưa thích nghi kịp với môi trường kinh doanh nhiều
biến động nên gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng vẫn còn hạn chế.
Đến năm 2010, lượng nợ xấu của nhóm khách hàng này là 391 tỷ đồng (tăng 121 tỷ đồng) so với năm 2009. Giai đoạn này, VIB chủ trương tăng cường mở rộng thị phần cho vay đối với KHCN, giảm bớt thị phần cho vay ở khối doanh nghiệp nên đã góp phần giảm nợ xấu khối doanh nghiệp, chỉ còn 59% trong tổng nợ xấu. Phần lớn những khoản nợ xấu này là do số nợ tích lũy củacác doanh nghiệp từ năm trước, đặc biệt là các khoản vay của doanh nghiệp bất động sản, tàu biển. Ngoài ra, các khoản vay trong năm 2010 đều có giá trị cao vì đa phần chỉ có các doanh nghiệp lớn mới mạnh dạn đầu tư, mở rộng kinh doanh và chủ yếu là các doanh nghiệp sắt thép và nông sản,dư nợ tăng cao làm cho nợ xấu tăng cao.
Sang năm 2011, với việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hạn chế nợ xấu nhưng nợ xấu năm 2011 vẫn tăng (177 tỷ đồng) chiếm 65% trong tổng nợ xấu, nguyên nhân chính cũng do những khoản nợ tích luỹ từ những năm trước chưa được xử lý và là do mặt bằng lãi suất vay năm 2011 khá cao đã tạo nên áp lực trả nợ cũng như áp lực kinh doanh khá lớn về phía khách hàng doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp giai đoạn này lâm vào khó khăn.
Sang năm 2012 và 2013, lượng nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với các năm, chiếm tỷ lệ cao mặc dù công tác thu hồi, xử lý nợ hoạt động rất hiệu quả. Phần lớn khoản vay này cũng là những khoản vaytồn đọng từ trước để lại mà tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án bất động sản đang đóng băng từ những năm trước, là động sản như máy móc, hàng hóa có tính thanh khoản thấp và tính pháp lý không đảm bảo.Điều đãảnh hưởng lớn đến công tác thu hồi nợ, làm cho hoạt động xử lý nợ trì trệt kéo dài.