CHƯƠNG 5: CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng của VIB. .1 Một số giải pháp từ kết quả nghiên cứu của mô hình định lượng
5.1.2. Một số giải pháp đồng bộ khác
Bên cạnh những nhóm giải pháp được đề xuất từ kết quả phân tích nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại VIB theo phương pháp định lượng thì còn có nhóm giải pháp khác xuất pháp từ thực trạng rủi ro tính dụng, công tác quản trị rủi ro tín dụng thực tế của tại VIB.
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:
+Trong công tác thẩm định, ngoài việc lấytài sản bảo đảm làm tiêu chí duy nhất để cho vay. Tùy theo từng khách hàng mà VIB cần quan tâm đến các yếu tố khác như dòng tiền của dự án, thu nhập đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình, tư cách khách hàng vay nhằm xác định thiện chí trả nợ của khách hàng, đây là một yếu tố khá quan trọng khi ngân hàng cấp tín dụng.
+ Khi phân tích các chỉ số tài chính của khách hàng doanh nghiệp thì bên cạnh việc xác định tính chính xác của báo cáo tài chính thì cần phải đi kiểm tra, đối chiêú số liệu thực tế tại doanh nghiệp.
Công tác thu hồi nợ :
+ Hội đồng xử lý rủi ro, Khối quản trị rủi ro củangân hàng cần nâng cao vai trò của mìnhhơn nửatrong công tác quản lý, định hướng xử lý các khoản nợ xấu phát sinh trong hoạt động tín dụng tại VIB. Cần phân thêm quyền, trách nhiệm xử lý rủi ro cho cấp dưới như:Trung tâm thu hồi nợ để hàng tháng, khi nhận được các báo cáo về tình hình diễn biến nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, các báo cáo về tình hình tiếp xúc khách hàng có nợ xấu từ các chi nhánh, phòng giao dịch, Trung tâm thu hồi nợchủ động xem xét, đưa ra hướng giải quyết triệt để, nhanh chóng các khoản nợxấu, tránh tình chờ cấp thẩm
quyền phê duyệt hay chỉ đạo giải quyết, làm chậm tiến độ xử lý cũng như ảnh hưởng công tác phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng tại VIB.
Đối với công tác phân loại nợ:
+ Ngân hàng nên xem xét hoàn chỉnh các tiêu chí phân loại nợ, bên cạnh việc phân loại các nhóm nợ xấu dựa vào tiêu chí thời gian khách hàng chưa thanh toán khoản nợ gốc và lãi, ngân hàng cần quan tâm xem xét đến yếu tố tài chính, tức khả năng trả nợ của khách hàng. Làm được như thế thì công tác dự phòng rủi ro tín dụng sẽ ngày càng nâng cao hiệu quả, tránh được những tổn thất tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng:
+ Các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc và có lỗ hổng quy trình. Phòng chính sách và quy trình tín dụng, phòng quản lý tài sản đảm bảo (thuộc khối quản trị rủi ro) phải được đảm bảo hoạt động có hiệu quả, có sự phối hợp trong tác nghiệp nhằm hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh phù hợp với yêu cầu của thị trường trong từng thời kỳ. Các phòng chuyên trách này cần thường xuyên ghi nhận các phản hồi và đánh giá, rà soát các quy chế, quy trình, chính sách, sản phẩm đã ban hành để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thếnhằm đảm bảo sự đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với năng lực quản trị và điều kiện hoạt động của VIB trong từng thời kỳ, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra rủi ro.
+ Tiếp tục hoàn thiện hơn mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và tăng cường thêm nhân sự cấp cao tham gia phê duyệt; Nhân sự cấp cao tham gia phê duyệt nên thuộc khối quản trị rủi ro. Như vậy nhằmđẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín dụng vừa đảm bảo chất lượng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh vừa đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu: phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng , phê duyệt tín dụng và giám sát tín dụng.
+ Tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Trên cơ sở của khối quản trị rủi ro tín dụng hiện tại. VIB cần tiếp tục theo dõi, đánh giá nhằm phát hiện những sai sót, bất cập để điều chỉnh phù hợp hơn, hướng đến một cơ cấu tổ chức
thật chuyên nghiệp, hiệu quả
+ Thực hiện phân quyền phán quyết tín dụng dựa trên quy mô, năng lực và khả năng chịu đựng rủi ro đối với từng chi nhánh cụ thể, khống chế mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có mức độ rủi ro cao, định kỳ xem xét lại để có những điều chỉnh thích hợp tạo sự linh hoạt đối với chi nhánh.
Với mô hình hiện nay, công ty VIBAMC chưa có chức năng xử lý nợ mà chủ yếu là công tác thẩm định tài sản, mua bán tài sản và quản lý tài sản ( kho quản chấp).
Hoạt động chưa chưa đúng chức trách của mình vì vậy nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc xử lý các khoản nợ xấu và xử lýtài sản đảm bảo VIB cần :
+ Thêm chức năng quản lý nợ cho VIBAMC: VIBAMC sẽ tiếp nhận và xử lý với khoản nợ nhóm 5 do VIB chuyển sang với tư cách là một công ty độc lập
+ Quy định chuyển khoản nợ xấu nhóm 5 sang cho công ty VIBAMC thực hiện xử lý và khai thác TSĐB và lúc này cần có cơ chế định giá lại khoản nợ xấu, xây dựng quy trình chuyển giao nợ xấu và phối hợp xử lý nợ, tài sản bảo đảm giữa khối quản trị rủi ro của VIB và công ty VIB - AMC; Xây dựng cơ chế về mua bán nợ và cung cấp dịch vụ thu hồi nợgiữa VIB và VIBAMC . Như vậy công tác xử lý nợ và xử lý TSĐB sẽ hiệu quả hơn.
Đối với công tác thẩm định giá tài sản đảm bảo VIB nên quy định :
+ Kết quả thẩm định của công ty VIBAMC hoặc công ty độc lập không phải là căn cứ duy nhất mà là một trong các căn cứ quan trọng để các đơn vị liên quan tham khảo xác định giá trị tài sản đảm bảo.
+ Trường hợp kết quảđịnh giá của VIBAMC hoặc công ty độc lập không được sự đồng thuận của các bên liên quan, xảy ra khiếu nại về giá thì phòng quản lý tài sản đảm bảo – khối quản trị rủi ro thực hiện đánh giá lại. Ý kiến của phòng này là kết quả cuối cùng để các bên xem xét và quyết định. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan, chính xác cũng như nhiều ý kiến chồng chéo từ các bên.
+ Nhằm đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính khách quan thì công tác kiểm tra, đánh giá lại định kỳ tài sản đảm bảo nên do phòng quản lý tài sản đảm bảo và các phòng ban liên quan thuộc khối quản trị rủi ro thực hiện.
+ Thời gian kiểm tra, đánh giá lại tài sản đảm bảo nên được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất ngay khi có biến động tăng/giảm của tài sản đảm bảo.
Giải pháp đối với TSĐB là hàng hoá:
+ Cầnhoàn thiện hơn và chuẩn hóa về quy trình quản lý TSĐB là hàng hóa phối hợp giữa VIB và VIBAMC. Hiện tại, các kho hàng hóa phần lớn là giao cho VIBAMC thực hiện quản lý, nếu quy trình này được xây dựng ràng buột chặt chẽ hơn giữa các bên thì không những sẽgiảm thiểu những rủi ro, những tổn thất cho VIB mà còn giúp VIB tăng thêm thị phần tín dụng vì trong điều kiện hiện nay và về sau, khách hàng (đặc biệt là doanh nghiệp) sẽ không còn bất động sản để thế chấp mà phải dùng hàng hóa, điều này cũng góp phần giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được vốn vay mở rộng sản xuất, kinh doanh.
+ Khi thực hiện cấp tín dụng mà nhận TSĐB là hàng hóa thì nên không nhận quản lý theo hình thức là tồn kho luân chuyển, theo kiểu chốt số dư quản lý vì thực tế hình thức này rất rủi ro do: Tính pháp lý hàng hóa gần như không có, khách hàng có thể dùng kho tài sản để thế chấp nhiều ngân hàng; Trong quá trình quản lý, do đặc thù là hàng hóa luân chuyển nên nếu không kiểm soát chặt sẽ dẫn đến tình trạng khách hàng xuất vượt hạn mức, đánh tráo hàng kém chất lượng.
+ Ngoài ra, để hạn chế rủi ro VIB cần phải có một kho riêng để chứa các hàng hóa là TSĐB, các hàng hóa sau khi thế chấp cho VIB sẽ được chuyển về kho này và VIB thực hiện quản lý, bảo vệ như vậy mới đảm bảo an toàn cho hàng hóa.Hiện tại, các TSĐB là hàng hóa đều để tại kho của khách hàng và VIB thuê đơn vị bảo vệ tại kho. Điều này vì yếu tố chủ quan hay khách quan đều gây rủi ro cho tài sản thế chấp của VIB.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
+ Chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ tín dụng: Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cho dù các quy định, các quy chế cho vay có chặt chẽ đến đâu mà cán bộ tín dụng, thẩm địnhcố tình vi phạm, làm trái nguyên tắc, cấu kết với khách hàng thì nguy cơ không thu hồi nợ được dẫn đến thất thoát tài sản của ngân hàng là điều tất yếu. Do vậy, công tác tuyển chọn cán bộ tín dụngphải căn cứ trên đạo đức, kinh nghiệm, chuyên môn và khả năng nhận thức cần được quan tâm đúng mức.
+ Hạn chế việc áp đặt chỉ tiêu doanh số quá mức đối với cán bộ tín dụng.Điều này sẽ gây áp lực rất lớn và có thể gây ra rủi ro tín dụng, vì áp lực doanh số sẽ làm cho cán bộ tín dụng cố ý bỏ qua những sai sót trong việc phân tích hồ sơ khoản vay hoặc cố ý thông đồng với khách hàng để che đậy những thông tin xấu trong hồ sơ tín dụng.
+ Cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ của bộ phận quản trị rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn tốt, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng, giám sát tín dụng và xử lý rủi ro.
+ Ngoài việc, có biện pháp xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm thì VIB cần có những chính sách lương, phúc lợi tốt hơn cũng như có lộ trình phát triển nghề nghiệp cho những nhân viên giỏi, tâm huyết. Như vậy mới giữ lại được nhân sự trong điều kiện bỉnh thường cũng như biến động của ngành
Công tác trích lập dự phòng rủi ro :
- VIB cần tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định. Đặc biệt, nên rà soát những khoản nợ nhóm 5 để trích dự phòng 100%.
Tránh tình trạng vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận nhất thời mà quên đi những mục tiêu tăng trường bền vững, an toàn.