Những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng thực

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB .2 Giới thiệu ngân h àng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)

4.1.5 Các mặt mạnh, hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VIB

4.1.5.2 Những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng thực

Công tác thẩm định tín dụng

+ Khả năng thẩm định về khách hàng còn thiếu sót, chủ yếu đề cập đến: yếu tố pháp lý, chất lượng phương án vay, báo cáo tài chính, tài sản đảm bảo… mà chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến tình hình tài chính thực tế của khách hàng, chưa thật sự quan

tâm đến các thông tin từ bên ngoài như bạn hàng của khách hàng vay vốn để tìm hiểu mức độ uy tín trong quan hệ kinh tế của khách hàng.

Công tác kiểm tra, giám sát.

+ Thực tế, tại VIB chưa phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận trong chi nhánh, trong toàn bộ hệ thống VIB dẫn đến việc quản lý chưa hiệu quả, các khoản tín dụng ngay từ khi phát ra đã luôn ẩn chứa những rủi ro lớn.

+ Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng,mặc dù có bộ phận kiểm soát tuân thủ

& nhận diện rủi ro thực hiện việc kiểm soát tín dụng. Song do còn sự nể nang, hoặc chỉ kiểm soát được các hồ sơ thẩm định hiện tại với một trình độ còn nhiều hạn chế mà không kiểm soát được hoạt động của khách hàng khi sử dụng vốn vay ngân hànghoặc công tác kiểm soát sau giải ngân thực hiện không hoàn toàn theo một quyđịnh cụ thể mà tuỳ theo đặc điểm của từng khách hàng.

Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

+ Mặc dù VIB đã xây dựng được bộ máy cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tương đối khoa học, chặt chẽ và cũng đã ban hành tương đối đầy đủ và thường xuyên hoàn thiện, bổ sung các quy định, quy trình, quy chế, chính sách, hướng dẫn đối với hoạt động cấp tín dụng và quản trị rủi ro nhưng nợ quá hạn, nợ xấu của VIB vẫn chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất nếu so sánh với các ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường.

+ Trong cơ cấu tổ chức của ĐVKD các chi nhánh VIB thiếu đi mộ bộ phận chuyên đánh giá tài sản đảm bảo (TSĐB). Đối với khoản vay mà ĐVKD được quyền tự định giá TSĐB thì CBTD tự đánh giá TSĐB cho nên: Thiếu đi sự tham gia của quy luật cung cầutrên thị trường để xác định giá cả có thể dẫn đến làm giảm mức cho vay làm cho việc sử dụng vốn kém hiệu quả và làm giảm vị thế cạnh tranh do khách hàng sẽ tìm đến ngân hàng khác để được vay với số tiền lớn hơn mới đáp ứng được nhu cầu vay vốn của họ. Mặt khác, vì áp lực chỉ tiêu, doanh số hoặc yếu tố chủ quan khác mà giá trị TSĐB được định với mức giá cao không phù hợp thực tế nên dẫn đến rủi ro tín dụng cho VIB về sau.

+ Đối với các khoản vay mà nhận tài sản thế chấp là động sản như sắt thép, nông sản,gỗ…luôn có nhiều rủi ro cho VIB như: Tài sản bị tranh chấp giữa các ngân hàng vì tính pháp lý của các hàng hóa này không cao, việc thẩm định chủ yếu là dựa vào hóa đơn bán hàng nên khách hàng có thể sử dụng một kho hàng để đem thế chấp nhiều ngân hàng khác. Thực tế,VIB xảy ra nhiều việc tranh chấp về TSĐB với các TCTD khác và VIB đang gánh chịu tổn thất nặng nề. Ngoài ra còn có rủi ro do trượt giá, tính thanh khoản kém; Rủi ro về thất thoát hàng hóa trong quá trình quản lý vì rất khó kiểm soát, trường hợp này thường xảy ra đối với hình thức quản lý theo hình thức tồn kho luân chuyển.

+ Đối với việc thực hiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung tại VIB thì mặc dù đã giảm thiểu được nhiều rủi ro tín dụng và giải thiểu bớt một số thủ tục phiền hà nhưng vẫn tồn tại mặt hạn chế là việc phân bổ nhân sự cao cấp thực hiện phê duyệt còn quá ít dẫn đến tình trạng hồ sơ ở trạng thái chờ phê duyệt nhiều, kéo dài thời gian giải ngân cho khách hàng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của VIB .

+ Mặc dù VIB đã có những điều chỉnh định hướng và chínhsách tín dụng tương đối phù hợpvới diễn biếnthực tế của thị trường, cơ cấu tín dụng được chú trọng theo hướng phân tán bớt rủi ro ở một số ngành nghề. Tuy nhiên vẫn còn sự tập trung tín dụng vào một số nhóm ngành rủi ro cao như dịch vụ giao nhận,thép,bất động sản, nông sản, thuỷ sản. Danh mục tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay, chất lượng tài sản đảm bảo, công tác quảnlý khoản vay sau giải ngân và thiếu tuân thủ của một số đơnvị kinh doanh.

Chưa xây dựng được cơ chế về mua bán nợ.

Trong quá trình xử lý các khoản nợ mà khách hàng mất khả năng thanh toán mà bộ phận thu hồi nợ đã xử lý xong thì cho đến nay, VIB chỉ giao cho bộ phận mua bán tài sản của công ty VIBAMC thực hiện và chỉ mang tính nhất thời chứ chưa xây dựng được các cơ chế về mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp nhằm chuyển xử lý rủi ro sang bên thứ ba để hạ thấp tổn thất, giảm thiểu các khoản chi phí liên quan đến lĩnh vực này.

Thực trạng nợ xấu:

Nợ xấu của VIB vẫn còn nhiều, đặc biệt là nhóm nợ xấu của khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, nhóm nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm nợ điều này đã làm choVIB phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và lợi nhuận kinh doanh của VIB bị suy giảm.

Công tác quản lý nợ tại chi nhánh :

+ Áp dụng máy móc quy định tín dụng: Với những món vay chưa đến hạn trả nợ (chưa hết kỳ hạn nợ) cũng đã tiềm ẩn những yếu tố rủi ro mà trong quá trình kiểm tra, giám sát món vay đáng ra chi nhánh phải yêu cầu các cán bộ tín dụng phân hạng các khoản dư nợ này để có biện pháp theo dõi, giám sát với mức độ khác nhau cho từng khoản vay, nhưng thực tế cán bộ tín dụng chỉquan tâm phân loại nợ theo những tiêu chí quy định cứng nhắcvà đến khi nợ xấu xảy ra thì chuyển sang cho bộ phận thu hồi nợ giải quyết.

+ Chi nhánh không áp dụng triệt để các biện pháp ngăn ngừa các khoản tín dụng có vấn đề. Chi nhánh cũng tiến hành lập kế hoạch để gặp gỡ với khách hàng, song các kế hoạch chỉ được lập ra khi nợ đã phát sinh vấn đề. Ngay trong quá trình xuất hiện các dấu hiệu nợ có vấn đề chi nhánh đôi khi không nắm bắt được nên cũng không có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục cùng với khách hàng nhằm cải thiện tình hình.

+ Xử lý nợ còn rất nhiều hạn chế: Xuất phát từ việc phân tích nguyên nhân của nợ có vấn đề không đầy đủ dẫn đến việc xử lý còn rất nhiều hạn chế, chi nhánh hầu như không có khả năng tư vấn cho khách hàng nên làm gì trong lúc tình hình kinh doanh của khách hàng bế tắc, không có hướng giải quyết khắc phụcmà đa phần theo tâm lý là khi có xuất hiện nợ xấu thì chuyển hồ sơ ngay sang bộ phận thu hồi nợ xử lý.

+Việcphân loại nợ hầu như chỉ theo phương pháp định lượng nghĩa là phân loại nợ theo kỳ hạn trả nợ đã được gia hạn nợ, hoặc cơ cấu lại nợ khiến tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh chất lượng nợ tín dụng thực tế.

Công tác thu hồi nợ trì trệ.

+ Công tác phân loại, chuyển nhóm nợ tại VIB chưa theo sát tình hình thực tế.

Việc phân loạinợ chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian tồn tại của khoản nợ mà bỏ qua việc

phân tích yếu tố khả năng trả nợ thực tế của khách hàng. Vì vậy việc xử lý đối với các khoản nợ xấu này còn chậm trễ, chưa hiệu quả, kéo dài thời gian thu hồi nợ.

+ Việc khởi kiện đối với các khách hàng vay vốn có nợ xấu, nhưng thiếu thiện chí trả nợ còn khá chậm trễ, thiếu kiên quyết trong việc tiến hành khởi kiện. Điều này làm chậm tiến độ thu hồi nợ.

Đạo đức tín dụng

Rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong công tác tín dụng ngày càng nhiều, dẫn đến kết quả thẩm định về khoản vay không chính xác, cán bộ tín dụng che đậy thông tin xấu của khách hàng…Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đếnkết quả kinh doanh cũng nhưhiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của tại chi nhánh cũng như hệ thống.Trong khoản thời gian trên phòng kiểm soát tuân thủ & Nhận diện rủi ro của VIB cũng phát hiện và đưa ra xử lý nhiều sai phạm liên quan đến đạo đức tín dụng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN QUỐC tế VIỆT NAM (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)