NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Một phần của tài liệu Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Trang 61 - 66)

Bài 1. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO TRẺ MẦM NON

1. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi nhà trẻ (18 – 36 tháng)

- Bước đầu cho trẻ làm quen và nhận biết gọi tên khối tròn, khối vuông của các đồ vật.

- Bước đầu cho trẻ làm quen và nhận biết độ lớn của các vật, biết gọi tên kích thước to – nhỏ của các đồ vật.

2. Nội dung dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi)

2.1. Hình thức biểu tượng về tập hợp, con số và phép đếm

- Dạy trẻ cách tạo tập hợp (tạo nhóm vật) theo một dấu hiệu chung nào đó

- Dạy trẻ nhận biết các mối quan hệ số lượng giữa hai nhóm đối tượng bằng cách thiết lập tương ứng 1: 1 giữa từng đối tượng của nhóm này với từng đối tượng của nhóm khác.

- Dạy trẻ phản ánh mối quan hệ với số lượng giữa hai nhóm đối tượng bằng các từ: nhiều hơn – ít hơn, bằng nhau – không bằng nhau.

- Dạy trẻ phép đếm xác định số lượng trong phạm vi 10 và biết sử dụng phép đếm để xác định số lượng của nhóm vật.

- Hình thành biểu tượng về các số từ 1 đến 10, nhận biết các chữ số từ 1 đến 10.

- Dạy trẻ một số phép biến đổi số lượng các nhóm đối tượng bằng cách thêm, bớt trong phạm vi 10.

- Dạy trẻ các cách chia một nhóm đối tượng thành hai phần theo các cách khác nhau nhằm giúp trẻ hiểu thành phần con số từ hai số nhỏ hơn.

2.2. Hình thành biểu tượng về kích thước.

- Dạy trẻ phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của các chiều đo kích thước của vật như, chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

- Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ kích thước giữa 2-3 vật theo từng chiều đo kích thước, như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh như: xếp chồng, xếp cạnh các vật với nhau và ước lượng kích thước của vật bằng mắt.

- Dạy trẻ sử dụng đúng từ để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.

- Dạy trẻ phép đo lường, biết sử dụng phép đo để xác định và so sánh kích thước của các vật.

2.3. Hình thành biểu tượng về hình dạng

- Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi của các hình: vuông, tròn, tam giác và chữ nhật.

- Dạy trẻ so sánh, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình:

vuông, tròn, tam giác và chữ nhật.

- Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi các hình khối: khối vuông (lập phương) khối cầu, khối trụ và khối chữ nhật (hình hộp)

- Dạy trẻ so sánh, phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các hình khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối chữ nhật.

- Dạy trẻ sử dụng các hình hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ.

2.4. Hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian

- Dạy trẻ nhận biết, nắm tên gọi và vị trí sắp đặt của các bộ phận cơ thể của trẻ và của người khác.

- Dạy trẻ nhận biết và xác định được các hướng không gian cơ bản so với bản thân trẻ, và so với người khác, như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái.

- Dạy trẻ xác định vị trí của các vật khi trẻ lấy mình làm chuẩn và người khác làm chuẩn.

- Dạy trẻ xác định được vị trí của các vật so với nhau (xác định mối quan hệ không gian giữa các vật)

2.5. Hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian

- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt, nắm số lượng và trình tự diễn ra các buổi trong ngày. Hình thành biểu tượng về hôm qua, hôm nay, ngày mai.

- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt nắm số lượng và trình tự diễn ra các ngày trong tuần lễ.

- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt, nắm số lượng và trình tự diễn ra các mùa và các tháng trong năm.

- Dạy trẻ nắm mối quan hệ thời gian và tốc độ nhanh – chậm theo thời gian.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”

2. Nêu các nội dung cơ bản của chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”

3. Tiến hành thảo luận nhóm về sự phức tạp và mở rộng dần nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học (của từng mạch kiến thức) cho trẻ mẫu giáo”

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Tài liệu tham khảo

1. Trung tâm Nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục 1996.

2. Đinh Thị Nhung, Toán và phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội 2002.

Một số yêu cầu với người học

Việc hiểu và nắm được nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” là rất cần thiết và quan trọng đối với người học. Vì vậy, yêu cầu người học phải:

- Nghiên cứu kỹ nội dung bài giảng của chương

- Nghiên cứu kĩ các chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” đang hiện hành trên thực tiễn giáo dục mầm non.

- Liên hệ phần lý luận của chương với chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” tại địa phương, so sánh đối chiếu phần lý luận và thực tiễn để xem chúng có phù hợp với nhau không.

- Xem xét chương trình đổi mới hình thức giáo dục mầm non như một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện nội dung “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập

Câu 1: Phân tích đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”

- Giáo sinh cần: Nêu đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non” theo 3 hướng

+ Hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học

+ Dạy trẻ bước đầu nắm các mối liên hệ và quan hệ toán học + Dạy trẻ một số biện pháp toán học

- Nêu đặc điểm cấu trúc của nội dung những biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ:

+ Mỗi biểu tượng toán học dược hình thành ở trẻ qua các giai đoạn theo nguyên tắc đồng tâm

+ Trên cơ sở những biểu tượng tập hợp hình thành biểu tượng và khái niệm về con số và kích thước

+ Tất cả những kiến thức toán học đưa đến trẻ thông qua quá trình tổ chức các hoạt động thực tiễn của trẻ

- Nêu đặc điểm cấu trúc của nội dung những mối liên hệ, quan hệ toán học cần hình thành cho trẻ.

- Nêu đặc điểm cấu trúc của nội dung những biện pháp hành động cần hình thành cho trẻ.

Câu 2: Nêu các nội dung cơ bản của chương trình “Hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non”

- Nêu nội dung những biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ (Dạy trẻ nhận biết gọi tên kích thước to – nhỏ của các đồ vật, nhận biết gọi tên khối tròn, khối vuông của các đồ vật)

- Nêu nội dung những biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (với 3 độ tuổi) bao gồm:

+ Nội dung hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm + Nội dung hình thành biểu tượng kích thước

+ Nội dung hình thành biểu tượng hình dạng

+ Nội dung hình thành sự định hướng trong không gian + Nội dung hình thành sự định hướng trong thời gian

Câu 3: Tiến hành thảo luận nhóm về sự phức tạp và mở rộng dần nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học (của từng mạch kiến thức) cho trẻ mẫu giáo các độ tuổi khác nhau”

Để thảo luận có hiệu quả vấn đề này, mỗi giáo sinh cần:

- Nghiên cứu kỹ càng nội dung chương trình “Hình thành biểu tượng toán học (của từng mạch kiến thức) dành cho trẻ mẫu giáo từng độ tuổi”

- Thống kê nội dung về từng mạch kiến thức (như: Hình thành biểu tượng số lượng, con và phép đếm, hình thành biểu tượng kích thước, hình thành biểu tượng hình dạng, hình thành sự định hướng trong không gian và định hướng thời gian) cho trẻ từng độ tuổi.

- Dựa trên kết quả thống kê tiến hành so sánh, phân tích để thấy được sự phức tạp và mở rộng dần, nội dung hình thành từng loại biểu tượng toán cho trẻ theo lứa tuổi.

4. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON

Một phần của tài liệu Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)