ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CỦA TRẺ MẦM NON

Một phần của tài liệu Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Trang 119 - 122)

- Những kinh nghiệm tri giác và xác định kích thước các vật thể được tích luỹ dần ở trẻ nhỏ trong quá trình trẻ thao tác với các đồ vât, đồ chơi có kích thước bằng nhau. Sự tri giác kích thước của trẻ dần trở nên ổn địng khi trẻ lên 1 tuổi, càng lớn thì sự tri giác kích thước của trẻ càng trở nên bền vững. Lên 2 tuổi trẻ đã có những phản ứng trước sự khác biệt về kích thước của các vật và cả mối liên hệ kích thước giữa chúng.

- TRẻ nhỏ thường nắm dấu hiệu kiíc thước gắn liền với vật cụ thể, quen thuộc với trẻ, Nhưng đối với trẻ nhỏ kích thước là dấu hiệu mang tính tuyệt đối, ví dụ: trẻ luôn cho rằng chiếc ô tô của mình là to, còn ô tô của bạn là nhỏ mà không cần tới sự so sánh độ lớn giữa chúng. Trẻ 3-4 tuổi rất khó khăn để nắm được tính tương đối của khái niệm kích thước, ví dụ: đặt trớc mắt trẻ 3-4 vật giống nhau nhưng có độ lớn tăng dần, trẻ thường thực hiện rất đúng nhiệm vụ chỉ vật to nhất và vật nhỏ nhất.

- Trẻ 3 tuổi tri giác kích thước

- Tóm lại để hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 3 – 4 tuổi cần dạy trẻ:

+ Phát triển sự tri giác kích thước của vật, làm phong phú và hoàn thiện hơn kinh nghiệm cảm nhận kích thước của trẻ nhỏ

+ Dạy trẻ phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi từng chiều đo kích thước, như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn của vật

+ Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn, về chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hai đối tượng

+ Dạy trẻ phản ánh bằng lời nói mỗi quan hệ kích thước giữa hai vật và sử dụng đúng các từ để diễn đạt sự khác biệt về kích thước như: to hơn - nhỏ hơn, dài hơn - ngắn hơn, cao hơn - thấp hơn; rộng hơn - hẹp hơn.

3. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

- Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã có khả năng phân biệt đươck các chiều đo kích thước của các vật như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao nếu những chiều đó đó là nổi bật. Trẻ đã nắm được cá từ diễn đạt các chiều đo kích thước khác nhau, trẻ không chỉ thường xuyên sử dụng chúng mà còn sử dụng chúng một cách chính xác hơn.

- Trẻ có khả năng nhận biết sự khác nhau về kích thước của 2 – 3 vật có độ chênh lệch nhỏ. Khả năng ước lượng kích thước của các vật ngày càng phát triển ở trẻ. Vì vậy nội dung dạy trẻ lữa tuổi này cần hướng vào việc tiếp tục phát triển sự tri giác kích thước cho trẻ, qua đó làm phong phú hơn những kinh nghiệm cảm nhận kích thước của trẻ. Mặt khác, cần dạy trẻ nhận biết không chỉ sự khác nhau mà cả sự giống nhau về từng chiều đo kích thước của hai vật với độ chênh lệch về kích thước giữa chúng giảm dần. Trên cơ sở đó, phát triển sự ước lượng kích thướng bằng mắt cho trẻ. Với mục đích để trẻ xác định chính xác hơn mỗi quan hệ kich thước giữa hai vật, giáo viên cần dạy trẻ các biện pháp so sánh kích thước như: xếp chồng, xếp cạnh và học cách phản ánh mỗi quan hệ kích thước của hai vật với việc sử dụng chính xác lời nói.

- Trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu được học so sánh kích thước của 3 vật và sau đó là nhiều vật hơn nữa, trên cơ sơ đó dạy trẻ sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần, nhận biết và phản ánh mỗi quan hệ kích thước giữa chúng bằng lời nói.

- Như vậy nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 4 – 5 tuổi bao gồm:

+ Phát triển khả năng nhận biết sự khác biệt và độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hai đối tượng trên cơ sở ước lượng kích thước của chúng.

+ Dạy trẻ so sánh độ lớn và từng chiều đo kích thước của hai vật bằng các biện pháp so sánh : xếp chồng, xếp cạnh và biết diễn đạt mỗi quan hệ kích thước giữa hai vật băng lời nói: to hơn - nhỏ hơn, có độ lớn bằng nhau, dài hơn - ngắn hơn, dài bằng nhau, rộng hơn - hẹp hơn, rộng bằng nhau, cao hơn - thấp hơn, cao bằng nhau.

+ Dạy trẻ so sánh độ lớn, chiều dài, chiều rộng và chiều cao của 3 đối tượng, dạy trẻ sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần

và phản ánh mỗi quan hệ kích thước giữa chúng bằng lời nói: nhỏ nhất – to hơn – to nhất, dài nhất - ngắn hơn - ngắn nhất….

4. Nội dung dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

- Lên 5 tuổi trẻ đã có những biểu tượng nhât định về kích thước các vật.

Đặc biệt trẻ lứa tuổi này rất có hứng thú đối với những kiến thức toán học chung và đối với việc so sánh kích thước nói riêng. Nhiều trẻ đã phân biệt được 3 chiều đo kích thước của vật, tuy nhiên cũng còn có những trẻ nhầm lẫn các chiều đo kích thước đó với nhau, ví dụ: trẻ vẫn thường nhẫm lẫn các chiều dài với chiều rộng của vật … Trẻ còn rất khó hiểu tính tương đối của các chiều đo kích thước khi thay đổi cách đặt vật, ví dụ: cùng một chiều đo của vật nhưng lúc ta gọi nó là chiều dài, lúc lại là chiều cao. Nhiều trẻ còn lũng túng khi phân biệt 3 chiều đo của vật và gặp khó khăn khi sắp đặt các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần.

- Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có khả năng dùng thước đo ước lệ để đánh giá kích thước của vật, hiểu được sự phụ thuộc giữa độ lớn của thước đo với kết quả đo. Vì vậy cần dạy trẻ phép đo lường nhằm giúp trẻ nhận biết kích thước của vật một cách chính xác và góp phần chuẩn bị cho trẻ học phép đo đạc ở trường tiểu học.

- Như vậy, nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ 5 – 6 tuổi bao gồm:

+ Củng cố và phát triển kĩ năng so sánh kích thước với các đối tượng bằng các biện pháp: xếp chồng, xếp cạnh và ước lượng kích thước bằng mắt.

+ Củng cố, phát triển kĩ năng sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần hoặc giảm dần và phản ánh mỗi quan hệ kích thước của chúng bằng lời nói.

+ Dạy trẻ phép đo lường và sử dụng phép đo để đo độ dài của từng đối tượng và nhận biết mỗi quan hệ kích thước theo từng chiều đo kích thước giữa các đối tượng

Một phần của tài liệu Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)