CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ
1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội và hoạt động du lịch
1.2.1. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội
- Tiểu thủ công nghiệp của làng nghề là tiền đề xây dựng nền đại công nghiệp Trong quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (TTCN) làng nghề thủ công là thành phần chủ yếu của công nghiệp nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Ngày nay nước ta đang thực hiện triển khai chiến lược CNH-HĐH nền kinh tế, theo đó các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn – đặc biệt là nghề TTCN càng giữ vị trí quan trọng, bởi vì: TTCN có thể kết hợp với đại công nghiệp để sản xuất ra lượng sản phẩm lớn cho nhu cầu của xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của đời sống trong nền kinh tế thị trường, có khả năng thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập quốc dân và ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, TTCN còn làm tiền đề xây dựng nền đại công nghiệp, hỗ trợ đại công nghiệp phát triển. Ngành TTCN chỉ cần ít vốn nhưng thu lãi nhanh, có sức sống linh hoạt nên có khả năng chuyển hướng sản xuất nhanh khi có thị trường biến động và tăng nguồn hàng xuất khẩu và thu ngoại tệ cho nhà nước. Làng nghề và sản phẩm làng nghề đang bước vào thời kỳ phát triển mới và từng bước hội nhập quốc tế với vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp địa phương là:
+ Cung cấp nơi làm việc.
+ Tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
+ Phát triển nông thôn.
+ Hiện đại hóa kinh tế nông thôn.
Theo phương thức “Hiện đại hóa công nghiệp truyền thống” và “truyền thống hóa công nghệ hiện đại” nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chất lượng sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và thế giới.
28
- Phát triển ngành nghề thủ công với công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn Làng nghề và sản phẩm có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ có hàm lượng văn hóa nghệ thuật cao, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc đang là yếu tố cơ bản đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Làng nghề là một bộ phận kinh tế - văn hóa – xã hội quan trọng của khu vực kinh tế nông thôn. Vì vậy HĐH nông thôn được coi là điểm ưu tiên hàng đầu trong chính sách quốc gia về phát triển nông nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010.
Trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn, các làng nghề không chỉ là nơi diễn ra các quá trình tạo ra sản phẩm mà còn là nơi tổ chức các hoạt động theo ngành nghề truyền thống lâu đời của từng dòng họ. Là nơi hội tụ các yếu tố văn hóa – kinh tế - xã hội, trong đó bao gồm các kỹ nghệ truyền thống, kiến thức và kỹ năng được hoàn thiện và truyền lại cho nhiều thế hệ. Nhiều làng nghề truyền thống có đền thờ các vị tổ nghề, thành hoàng làng có công dạy nghề cho dân. Làng nghề là nòng cốt phát triển công nghiệp địa phương và giữ vai trò phát triển văn hóa cộng đồng, phát triển du lịch, góp phần hình thành các đô thị nhỏ kết hợp văn hóa làng xã với văn minh hiện đại, tạo nét riêng của bộ mặt nông thôn Việt Nam
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo Theo thống kê hàng năm, ở nước ta hiện nay khu vực nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Đóng góp của khu vực này cho GDP cả nước chỉ chiếm 20%. Với hơn 10 triệu lao động không có việc làm và số người chưa đến tuổi lao động ở khu vực nông thôn đã tạo ra những yếu tố không bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện đó ngành nông nghiệp, một mình không thể tạo ra các cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động thất nghiệp thuộc khu vực này. Do đó, việc tạo ra cơ hội việc làm ở nông thôn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển của ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Nói cách khác là, sự phát triển các làng nghề thủ công đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm, giải quyết lao động dư
29
thừa ở nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân. Qua khảo sát thực tế tại các làng nghề trong vùng cho thấy:
Hoạt động của mỗi ngành, nghề thủ công thường kéo theo sự xuất hiện những dịch vụ khác tạo thêm việc làm mới, thu hút thêm lao động, Làng nghề chè Hồng Thái (Tân Cương), có tới 100% số hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, mỗi năm cung cấp cho thị trường khoảng 150 tấn chè búp khô, giải quyết việc làm ổn định cho trên 320 lao động tại địa phương còn giải quyết thêm hơn 50 lao động từ các địa phương khác... đã hình thành những hộ chuyên làm dịch vụ cung ứng (trồng và chăm sóc chè, cung cấp phân bón, nhiên liệu hoặc tiền thu sản phẩm…)
- Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Phát triển sản phẩm phi nông nghiệp của làng nghề đóng vai trò đáng kể cho nền kinh tế nói chung và cho từng địa phương. Sản phẩm của làng nghề là nhân tố quan trọng góp phần phát triển hàng hóa nông thôn. Sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn và đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, mang tính tự túc tự cấp và hình thành nền sản xuất hàng hóa với năng suất cao đồng thời với phát triển các doanh nghiệp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo cơ sở tiếp cận với các doanh nghiệp lớn và nền đại công nghiệp. Trên cơ sở đó, các hoạt động xúc tiến thương mại trong đó có mặt hàng thủ công truyền thống đã tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng thu từ nông nghiệp, tăng nguồn thu từ TTCN và dịch vụ trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH đất nước.
Việc phát triển nghề thủ công, làng nghề truyền thống gắn liền với bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái và tham gia tích cực vào xây dựng cộng đồng làng xã nông thôn giàu đẹp, tiến bộ, văn minh, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, làm nền tảng cho phát triển du lịch làng nghề.
30