CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN
3.4. Mô hình phát triển du lịch làng chè
3.4.1. Mô hình tổ chức và quản lý du lịch làng nghề chè
Mô hình phát triển du lịch làng chè là mô hình tập trung, với sự kết hợp giữa những người nông dân trồng và chế biến sản phẩm chè với các công ty du lịch đưa nguồn khách tới tham quan và có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong phát triển du lịch. Sự tham gia của người nông dân vào mô hình phát triển du lịch làng nghề chè được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ, du lịch làng nghề phụ thuộc vào người dân và những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp. Khi tham gia vào quá trình phát triển du lịch làng chè người dân tại các làng chè sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Vai trò của người dân được ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Điều kiện cần có để xây dựng mô hình phát triển du lịch làng chè cần phát huy sức mạnh cộng đồng rất cần thể chế, chính sách “thông minh” và khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức vươn lên của người dân. Theo đó,
99
người dân tham gia đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở, tham gia đầu tư các công trình công ích như giao thông, thủy lợi. Mục tiêu chính của việc phát triển du lịch làng nghề là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân.
Từ đó, từng người dân sẽ phát huy tốt vai trò chủ động, tích cực trong việc thực hiện mô hình phát triển du lịch làng nghề chè.
Chính quyền địa phương là Ban Quản lý và các nhóm chức năng đại diện cho cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển du lịch làng nghề chè của địa phương. Đây là những người tâm huyết với phát triển du lịch làng nghề, có uy tín với cộng đồng và có thời gian để triển khai các hoạt động của địa phương. Cần xây dựng bản mô tả công việc cụ thể cho mỗi thành viên để từ đó thống nhất trong việc phân công trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên
Mô hình tổ chức và quản lý du lịch làng nghề chè
Cơ quan quản lý Nhà nước về
Du lịch
Doanh nghiệp du lịch Hỗ trợ thực hiện
- Chính sách - Hạ tầng - Quảng bá - Đào tạo
Chính quyền địa phương
Ban Quản lý du lịch làng nghề chè
Cung cấp dịch vụ, sản phẩm Làng nghề chè
Thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch
Thành viên 3 (Hộ gia
đình) Thành viên
2 (Hộ gia đình) Thành viên
1 (Hộ gia đình)
Cungcấp khách Quảng bá cho làng nghề
100
Nâng cao năng lực cho Ban Quản lý, các nhóm chức năng, hộ gia đình làm du lịch tại địa phương là rất cần thiết. Ban quản lý xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch, ưu tiên các công ty chuyên khai thác tuyến trên địa bàn hoặc đi qua địa bàn mình. Mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty du lịch có thể là sự bao thầu toàn bộ điểm du lịch cộng đồng trên cơ sở cùng phối hợp hoặc cũng có thể là thỏa thuận khác như cung cấp vốn, kỹ năng kinh doanh và tiếp thị hoặc hưởng tỷ lệ hoa hồng khi đưa khách đến địa phương để đảm bảo số lượng khách đến với làng nghề chè là nhiều nhất
Mô hình về làng văn hóa Du Lịch Cộng Đồng tại vùng chè đặc sản Tân Cương được xây dựng bởi sự tài trợ của Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế CIDA, thông qua Liên đoàn Đô thị Canada (FCM). Mục đích là nhằm khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân trên cơ sở bảo tồn, phục hồi các giá trị truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra các điểm đến mới cho du khách khi đến du lịch T.P Thái Nguyên. Mô hình được triển khai từ cuối năm 2012 (giai đoạn 1 đến hết năm 2013) tại 4 xã thuộc Vùng chè đặc sản Tân Cương, trọng tâm là tại các xóm: Hồng Thái 2, xã Tân Cương; Khuôn 1 và Khuôn 2, xã Phúc Trìu và xóm Gò Móc, xã Quyết Thắng. Đây là những nơi có diện tích chè tập trung, trình độ trồng, chế biến sản phẩm chè của người dân cao, có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và có cơ sở hạ tầng khá tốt
Một là: Khu tham quan dã ngoại mô hình trồng chè Hai là: Khu vui chơi giải trí và ca nhạc dân tộc
Ba là: Khu thưởng thức văn hoá trà và ẩm thực địa phương
Bốn là: Khu vực dành cho khách hái chè và tham gia vào một khâu trong quy trình chế biến, sản xuất chè
Với mô hình phát triển du lịch cộng đồng này trong tương lai Thái Nguyên sẽ phát huy được thế mạnh và tiềm năng về du lịch làng chè để khai thác phục vụ khách các sản phẩm du lịch truyền thống và các sản phẩm du lịch đặc trưng.
101
3.4.2. Mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch
Việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề và các công ty du lịch giúp cho làng nghề khai thác được các lợi ích từ hoạt động du lịch. Du lịch làng nghề là hình thức bảo tồn và giới thiệu rộng rãi nền văn hoá truyền thống hiện đại, giúp khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
Việc xây dựng mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch nên gắn với trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia như đối với làng nghề, các công ty du lịch, các cơ quan quản lý về du lịch, các cơ quan chức năng.
Với các cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng giúp thực hiện tốt hơn vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với các nghệ nhân trong làng nghề. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên tham gia.
Đối với các làng nghề cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tốt, tôn tạo cảnh quan làng nghề, đầu tư phục hồi và phát triển làng nghề, xây dựng không gian và môi trường thân thiện, tạo điều kiện để các công ty lữ hành hoạt động thuận lợi. Đồng thời cũng nâng cao ý thức xây dựng môi trường du lịch của người dân địa phương và người làm du lịch
Với các công ty du lịch cần xác định các tuyến điểm tham quan và lập tour căn cứ vào đặc điểm tài nguyên, vị trí địa lý của từng làng nghề. Xây dựng các chương trình du lịch làng nghề dài ngày, kết hợp với các công cụ xúc tiến, quảng bá về sản phẩm tour du lịch làng nghề. Chuẩn bị các điều kiện dịch vụ tốt, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về làng nghề. Chủ động trong việc gắn kết các làng nghề trong chương trình du lịch đến địa phương. Công ty du lịch có thể được hình thành ngay tại làng nghề do một cá nhân hoặc một nhóm người thành lập, công ty du lịch là một đối tác “thân cận” để hỗ trợ Ban quản lý để phát triển du lịch làng nghề. Sự tham gia của các công ty du lịch là đặc biệt hữu ích trong giai đoạn đầu phát triển mô hình du lịch làng nghề chè, tuy nhiên cần phải đảm bảo mối quan hệ giữa hai bên trên cơ sở thống nhất về các cơ chế giá cả, cách thức hoạt động, phân chia lợi nhuận
102
Hầu như mọi quan hệ của các làng nghề chè với các công ty du lịch và khách chỉ nhằm vào mục tiêu duy nhất là bán được nhiều hàng hóa, chưa ý thức được cần phải phối hợp, cộng tác với các công ty du lịch, tìm cách đưa khách đến với làng nghề nhiều hơn, cung cấp cho khách nhiều dịch vụ kèm theo (ăn, nghỉ, thăm quan, lễ hội) tăng doanh thu cho doanh nghiệp và làng nghề.
Chính các công ty du lịch cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, dẫn đến một thực tế là doanh thu của làng nghề chỉ thể hiện trên doanh số bán hàng (doanh thu thương mại), điều đó làm ảnh hưởng xấu đến nhịp độ phát triển của làng nghề du lịch
Vì vậy, việc phối kết hợp giữa các làng nghề thủ công và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm tìm các giải pháp thích hợp khai thác được tối đa các nguồn khách du lịch làng nghề và khả năng chi trả của họ là việc làm quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững du lịch làng nghề.
Như vậy việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề với công ty du lịch là một yêu cầu cần thiết để gắn kết các bên tham gia đem lại hiệu quả cao trong hoạt động du lịch làng nghề đem lại lợi ích cho các bên