Bảo tồn và phát triển các làng nghề chè truyền thống Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại cac vùng chè đặc sản thái nguyên (Trang 92 - 95)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ CHÈ TRUYỀN THỐNG TẠI CÁC VÙNG CHÈ ĐẶC SẢN THÁI NGUYÊN

3.3. Một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề chè truyền thống tại các vùng chè đặc sản Thái Nguyên

3.3.1. Bảo tồn và phát triển các làng nghề chè truyền thống Thái Nguyên

Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề được xây dựng, triển khai thực hiện phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghề, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cả nước; trong đó chú trọng bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu và bảo vệ môi trường.

90

Làng nghề là những giá trị được hình thành qua quá trình lịch sử, phản ánh đời sống của cộng đồng; bao gồm những giá trị vật thể và phi vật thể. Bảo tồn làng nghề là hoạt động bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hóa, tránh sự mai một, xuống cấp và biến mất. Phát triển, bảo tồn làng nghề có mục tiêu chủ yếu là: tôn vinh các giá trị truyền thống, phát huy nó trong điều kiện xã hội mới. Sự tách biệt giữa bảo tồn và phát huy chỉ có ý nghĩa về nhận thức, bởi nó là hai mặt của một vấn đề. Sự quá đề cao mặt này hay xem nhẹ yếu tố kia đều không tốt cho công tác bảo tồn và phát huy làng nghề.

Khai thác và phát huy làng nghề, văn hoá phải được coi là một nguồn tài nguyên tạo nền móng cho hoạt động du lịch phát triển bền vững. Chính vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề phải gắn với phát triển du lịch bền vững, vừa bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống.

Muốn bảo tồn và phát huy được giá trị của các làng nghề một cách tốt nhất trước hết phải tập trung vào việc nhận thức cộng đồng, phải để họ hiểu một cách sâu sắc giá trị của các làng nghề mà mình đang nắm giữ và khả năng khai thác của nó.

Làng nghề chè cần đưa các nghệ nhân, những người có tâm huyết muốn phát triển làng nghề (bằng cả nghề truyền thống và phát triển du lịch) ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm bảo tồn.

Du lịch Thái Nguyên tập trung khai thác sản phẩm du lịch Thái Nguyên từ hai thế mạnh chính là: Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số và đặc sản chè Thái Nguyên nói chung và chè Tân Cương nói riêng. Những giá trị văn hoá luôn được hàm chứa trong mỗi sản phẩm dưới hai dạng chủ yếu:

Một là, giá trị kỹ thuật, phụ thuộc vào các yếu tố như sử dụng nguyên liệu, chất liệu tạo sản phẩm, qúa trình sản xuất, thiết kế sản phẩm.

Hai là, giá trị văn hoá của sản phẩm, thể hiện các cách sinh hoạt của người dân mỗi vùng miền và các di sản của họ.

Tất cả những giá trị trên đã có trong các sản phẩm thủ công của làng nghề chè hàng trăm năm nay, cần được bảo vệ, khôi phục và phát triển. Chính từ những

91

giá trị đó đã tạo được sức hấp dẫn thu hút đặc biệt đối với khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Nhũng giá trị truyền thống của những sản phẩm này được thể hiện thông qua các nội dung sau:

Sản phẩm chè được tạo ra bằng việc sử dụng các kỹ thuật chế biến riêng biệt và nguồn nguyên liệu đặc trưng như chè xanh

Những tri thức và các giá trị truyền thống của làng nếu không được truyền lại cho thế hệ trẻ gìn giữ và phát triển sẽ dẫn đến mất dần bản sắc nghề nghiệp. Việc bảo tồn nó chính là bảo tồn một phần của nền văn hoá trà Việt.

Giá trị của làng nghề truyền thống không chỉ thể hiện trong sản phẩm làng nghề mà còn ẩn chứa trong đó những nét riêng phản ánh văn hóa làng nghề. Làng nghề Việt Nam đặc trưng bởi ba yếu tố: mái đình, giếng nước, cây đa. Điều cần thiết đặt ra đối với làng nghề chè nói chung và làng nghề chè Tân Cương, thành phố Thái Nguyên là khôi phục đình làng truyền thống đã bị hủy hoại trong những năm chiến tranh chống Pháp (1946 -1954), chống Mỹ (1954- 1975). Đình làng Tân Cương thờ cụ Nghè Sổ (tức Nguyễn Đình Tuân) người đã có công cắm đất, chọn hướng đình cùng cụ Đội Năm (Vũ Văn Hiệt). Hiện nay đình làng không còn, chỉ còn di tích giếng đình là dấu vết của thông điệp quá khứ năm xưa còn vọng lại. Khi dựng đình, làng nghề chè Tân Cương sẽ khôi phục lại bức hoành phi, câu đối do ông tổ Nghè Sổ ban tặng cho xã Tân Cương năm xưa như sau:

“Đại thắng lợi Thái Nguyên giàu đẹp muôn thuở Tân Cương cường thịnh vạn vạn niên”

Quá trình lưu giữ những giá trị làng nghề chè ở Thái Nguyên được Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, do đồng chí Bùi Huy Toàn làm Giám đốc đã thực hiện trưng bày các hiện vật tại Không gian văn hóa trà Tân Cương. Khu vực Không gian Văn hóa có các công trình bên trong và bên ngoài, bên trong có Bảo tàng chè Tân Cương, bên ngoài có trưng bày bộ ấm trà gốm độc đáo, là bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam. Khi du khách vào thăm quan Bảo tàng, họ sẽ muốn tìm tòi những công việc mà ông tổ nghề đã làm và truyền lại cho con cháu thế hệ sạu. Vì vậy Không gian văn hóa, Bảo tàng chè Tân Cương cần khôi phục bức tượng tổ nghề là Cụ Nguyễn

92

Đình Tuân và cụ Đội Năm, tái hiện lại sự kiện gặp gỡ giữa hai cụ, để thể hiện tư tưởng canh tân của hai ông tổ nghề năm xưa. Bức tượng hai ông tổ nghề cần được đưa ra trưng bày bên ngoài Không gian văn hóa trà, trưng bày ngay bên cạnh bộ ấm trà gắn gốm lớn nhất Việt Nam, để mỗi khi du khách đến Thái Nguyên, thăm làng chè Tân Cương được thắp nén tâm hương tưởng niệm hai cụ tổ nghề chè.

Công tác bảo tồn làng nghề chè còn cần bảo lưu vườn chè cổ ở xã Tân Cương, những cây chè cổ hiện nay có đường kính gần 1m, chiều cao khoảng 20m, là một trong những cây di sản có giá trị. Đến thăm vườn chè cổ, du khách sẽ thấy có sự khác biệt giữa văn hóa trồng chè của thế hệ xưa và thế hệ nay. Các cụ xưa trồng chè thường trồng ở những luống to, khoảng cách mỗi cây chè là 3m, xen kẽ giữa các cây chè là những luống hoa màu xung quanh. Ngày nay trồng chè thành đồi quy hoạch, các cây chè san sát nhau và thường cắt ngọn cây chè, để cây chè chỉ cao ngang tầm người, vừa tạo ra năng suất chè búp tươi, vừa dễ hái. Những cây chè cổ thụ năm xưa do cụ Đội Năm trồng nay tỏa bóng xum xuê, nhưng đan xen vào đó là những vườn keo tai tượng, keo lá chàm. Nguyên nhân là do cây keo mang lại giá trị kinh tế cao hơn nên xã Tân Cương vẫn cứ để cây keo lấn át cây chè. Bảo tồn làng nghề chè cần chú ý giữ lại nguyên bản vườn chè cổ, để cây chè vẫn giữ được những nét tinh hoa của làng nghề, chứng kiến những đổi thay của cuộc sống vẫn diễn ra hàng ngày ở đất phát tích cây chè này.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch làng nghề tại cac vùng chè đặc sản thái nguyên (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)