Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của viên chức, người lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của viên chức, người lao động

- Mục tiêu cá nhân

Khi tham gia vào một tổ chức bất kỳ viên chức, người lao động đều sẽ đặt ra một mục tiêu cụ thể để theo đuổi và mong muốn đạt được, mỗi viên chức, người lao động sẽ có

nhu cầu và mục tiêu khác nhau. Khi nhu cầu và mục đích cá nhân phù hợp với tổ chức thì

đó sẽ là động lực lớn thúc đẩy họ làm việc. Chính vì vậy lãnh đạo Trung tâm Văn hóa TP.

Hồ Chí Minh cần phải tìm hiểu và nắm bắt và tôn trọng mục tiêu của họ sẽ phát huy được hết các phẩm chất tốt đẹp và thúc đẩy động lực làm việc của viên chức, người lao động.

- Tính cách cá nhân

Mỗi viên chức, người lao động đều mang một tính cách khác nhau về giới tính, tể

chất, tuổi tác và sẽ phù hợp với một vị trí công việc khác nhau. Qua đánh giá hành động, lời nói và suy nghĩ của một người có thể hiểu rõ về tính cách, bản chất của họ. Vì vậy để

tạo được động lực lao động, lãnh đạo đơn vị quan sát, tìm hiểu tính cách cá nhân của mỗi viên chức, người lao động để phân công công việc cụ thể và phù hợp.

- Năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn của viên chức, người lao động bao gồm: kỹ năng, kiến thức và thái độ trong công việc. Trong trường hợp nhu cầu cầu công việc vượt quá với năng lực chuyên môn của Viên chức, người lao động thì sẽ khiến cho họ cảm thấy khó, lo sợ và khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Ngược lại khi nhu cầu công việc thấp hơn năng lực của Viên chức, người lao động thì lại khiến cho họ cảm thấy nhàm chán và không có động lực làm việc. Chính vì vậy, việc đánh giá khung năng lực của viên chức, người lao động phải thật chính xác, để từ đó làm cơ sở phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn và

năng lực của họ một cách hơp lí nhất.

1.5.2. Các yếu tố thuộc về tổ chức

- Điều kiện và môi trường làm việc

Điều kiện, môi trường làm việc bao gồm cơ sở vật chất như: máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc; hệ thống các quy tắc làm việc của tổ chức như các chế độ chính sách liên quan tới người lao động: lương, thưởng, các chế độ phúc lợi; văn hóa của tổ chức như: quan hệ với đồng nghiệp, sự an toàn, thời gian làm việc. Khi điều kiện và môi trường làm việc tốt, an toàn sẽ khiến Viên chức, người lao động yên tâm làm việc, nâng cao hiệu quả lao động.

- Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới động lực làm việc của viên chức, người lao động, ở mỗi tổ chức khác nhau thì người đứng đầu sẽ có phong cách lãnh đạo khác nhau để phù hợp với tính chất, đặc thù của công việc. Với đặc thù riêng của ngành Văn hóa – nghệ thuật, hầu hết viên chức, người lao động là những nghệ sĩ, nghệ nhân có tiếng trong ngành, với tính cách “rất nghệ sĩ” nên lãnh đạo cần phải phối hợp tất cả các phong cách lãnh đạo để có một chính sách tạo động lực phù hợp và hiệu quả.

1.5.3. Các yếu tố thuộc về công việc - Cơ hội thăng tiến

Thăng tiến là sự đi lên về chuyên môn, cấp bậc, địa vị...trong công việc. Đó là cơ

hội để viên chức, người lao động đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong Đảng, chính quyền tại đơn vị; được bổ nhiệm giữ các chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng tại đơn vị. Chính

hội thăng tiến. Những cơ hội thăng tiến này chính là yếu tố thúc đẩy, tạo động lực làm việc rất lớn cho viên chức, người lao động.

- Chế độ lương, thưởng và các phúc lợi xã hội

Tiền lương, thưởng và các phúc lợi xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích động lực làm việc của viên chức, người lao động. Đây là nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống cho viên chức, người lao động và gia đình của họ. Mức lương hợp lý giúp viên chức, người lao động cảm thấy an tâm về tài chính, trong khi các khoản thưởng khuyến khích viên chức, người lao động nỗ lực làm việc. Các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, thời gian làm việc linh hoạt và chương trình đào tạo không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn tạo điều kiện cho viên chức, người lao động có cơ hội phát triển, khi viên chức, người lao động cảm thấy được đền đáp xứng đáng, họ sẽ cống hiến nhiều hơn và đạt kết quả tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tạo động lực trong tổ chức là yếu tố quyết định đến sự thành công và hiệu quả

công việc. Khi người lao động được khuyến khích và công nhận, họ sẽ cảm thấy hứng thú

và gắn bó hơn với nhiệm vụ, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc và sáng tạo. Đặc biệt, đối với viên chức, người lao động trong ngành văn hoá, nghệ thuật, động lực làm việc được coi như đòn bẩy khuyến khích tinh thần làm việc hăng say, cảm thấy hứng thú và tận tâm với nhiệm vụ, từ đó cải thiện chất lượng công việc và sáng tạo, đam mê trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Trong nội dung chương 1, đề án đã nghiên cứu phân tích và hệ thống hoá cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa; nghiên cứu và làm rõ một số lý thuyết về tạo động lực làm việc; tính chất, đặc điểm của viên chức, người lao động Trung tâm Văn hóa và sự cần thiết tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động Trung tâm Văn hóa; hệ thống một số công cụ tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động. Tất cả các vấn đề lý luận tại chương 1 chính là cơ sở quan trọng cho tác giả phân tích đánh, giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp tạo động lực

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)