Phương hướng tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 57)

3.1.1. Xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và ngành văn hoá nói riêng

Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Chính trị (về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045) xác định: “Đến năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2045, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hoá phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả

nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế”

Ngày 22 tháng 3 năm 2021, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 982/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố giai đoạn 2020 - 2035. Với những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, Đề án này đã xác lập và thể hiện rõ “quỹ đạo” phát triển ngành văn hóa của Thành phố trong giai đoạn 15 năm. Trong đề án đã nêu rõ những quan điểm, nội dung, mục tiêu phát triển ngành văn hóa “Xây dựng TP.Hồ Chí Minh thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của cả nước;

có thị trường mỹ thuật, sân khấu – điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh đứng đầu cả nước; nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc;

các giá trị văn hóa mang nét đặc trưng của nhân dân Thành phố; nâng cao mức hưởng thụ

văn hóa của Nhân dân, giảm cách biệt về mức hưởng thụ văn hóa giữa đô thị và nông thôn,

giữa các tầng lớp dân cư; tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước và có chính sách phù hợp để

thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa; Phát triển mạnh các ngành văn hóa giải trí, kết hợp với du lịch, xây dựng Thành phố trở thành một trung tâm văn hóa giải trí với nhiều loại hình của cả nước và khu vực; chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý ở các lĩnh vực mới mẻ như dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa; ưu tiên đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa, các cơ sở nghệ thuật; chú

trọng đầu tư và nâng cao chất lượng sáng tác, biểu diễn nghệ thuật”.

Xét ở cơ sở chính trị, ngày 24 tháng 6 năm 2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ

Chí Minh. Đến ngày 08 tháng 7 năm 2023, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị

số 27-CT/TU về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện chức năng của mình, đồng thời cũng để cụ thể hóa hơn nội dung Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau đó, ngày 11 tháng 7 năm 2023, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 586/KH-HĐND về Tổ chức thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong ngày 11 tháng 7 năm 2023, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 2856/QĐ-UBND về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số

98/2023/QH15 của Quốc hội, Chỉ thị số 27-CT/TU của Thành uỷ và Nghị quyết số 18/NQ- HĐND của Hội đồng Nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về

thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, ngành văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh đã có được những cơ sở chính trị và pháp lý rất quan trọng cho sự phát triển ở giai đoạn mới.

Từ những những quan điểm của Đảng về phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và mục tiêu phát triển ngành văn hóa của Uỷ ban Nhân dân Thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển mạnh mẽ với những xu hướng đổi mới và hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành văn hóa. Cụ thể như:

Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và hiện đại tạo nên một môi trường văn hóa phong phú và đa dạng. Các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, và liên hoan phim được tổ chức thường xuyên, thu hút sự quan tâm của cả người dân trong nước và du khách quốc tế.

Thành phố chú trọng đến việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử, và lễ hội truyền thống được bảo tồn và

quảng bá rộng rãi. Đồng thời, thành phố cũng khuyến khích việc nghiên cứu và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.

Thành phố ngày càng chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, hợp tác nghệ thuật và các dự án quốc tế. Việc tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa, trao đổi nghệ thuật với các nước trên thế giới giúp nâng cao vị thế của thành phố trên bản đồ văn hóa quốc tế.

Tóm lại, những quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Chính trị và mục tiêu phát triển ngành văn hóa được thể hiện trong đề

án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2035”

cùng với những cơ sở chính trị và pháp lý hiện có sẽ là những định hướng, nguồn lực và cơ

hội rất quan trọng để lĩnh vực văn hoá nghệ thuật của Thành phố nói chung, Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh nói riêng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

3.1.2. Phương hướng tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Xác định nhiệm vụ tạo động lực làm việc cho viên chức người lao động của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh là nhiệm vụ của Ban giám đốc, đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi Viên chức, người lao động, góp phần tạo sự đồng thuận và quyết tâm, biến môi trường làm việc của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thành động lực để làm việc, cống hiến ngành văn hoá nói chung và Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

Trong đó, cần xác định trách nhiệm cao nhất trong việc tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh là Ban giám đốc, cần đổi mới tư duy lãnh đạo và quản lý, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất làm việc, tạo môi trường dân chủ, đoàn kết, hiện đại, và quan tâm chia sẻ... Bên cạnh đó, đảm bảo nguồn thu

nhằm duy trì mức lương theo quy định và tăng nguồn thu nhập bổ sung để tăng lương cho viên chức, người lao động góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực làm việc, cống hiến cho Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh và tạo động cơ phấn đấu học tập, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để có thu nhập cao và cơ hội thăng tiến...

Ngoài ra, bản thân mỗi viên chức, người lao động của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ

Chí Minh cũng phải không ngừng nỗ lực cống hiến cho đơn vị, luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Các biện pháp tạo động lực làm việc cho Viên chức, người lao động cần được tiến hành đồng bộ, đảm bảo tính hệ thống, gắn với thực tiễn và có tính khả thi cao. Phương hướng tạo động lực làm việc cho viên chức cần tập trung vào các vấn đề:

Ngoài việc đảm bảo chế độ tiền lương cơ bản theo quy định của nhà nước cần đồng thời đẩy mạnh hoạt động tự chủ và xã hội hóa trong các hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ

thuật và đào tạo để tăng quỹ lương bổ sung, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống và tạo động lực làm việc cho Viên chức, người lao động. Duy trì và tăng các khoản phúc lợi trích từ quỹ lương bổ sung, tăng cường sự quan tâm của Ban giám đốc tới Viên chức, người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo môi trường làm việc đoàn kết, chia sẻ, tạo bầu không khí làm việc dân chủ, năng động, tích cực…Trang bị và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hiệu quả hơn trong công việc.

Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá viên chức, hoàn thiện bộ công cụ đánh giá cụ

thể, khoa học, khách quan, phản ánh đúng năng lực và hiệu quả làm việc. Sử dụng kết quả

đánh giá để tính lương bổ sung, xét thi đua khen thưởng, và thực hiện quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm trong công tác lãnh đạo.

Đổi mới quy chế khen thưởng, gắn với công cụ tài chính và động cơ thăng tiến của Viên chức, người lao động, để khen thưởng trở thành nhân tố quan trọng tạo động lực làm việc.

Đổi mới hiệu quả trong phân công vị trí làm việc phù hợp, khoa học, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng tài năng và sở trường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch đào tạo cần dựa trên việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo.

Việc bồi dưỡng phải tập trung vào những trọng điểm, đúng đối tượng và phù hợp với yêu cầu, tránh lãng phí. Đào tạo cần gắn liền với việc bố trí và sử dụng lao động. Đồng thời, cần cải tiến nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)