Đánh giá thực trạng động lực làm việc của viên chức, người lao động Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 53)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ

2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

2.2.1. Đánh giá thực trạng động lực làm việc của viên chức, người lao động Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

2.2.1.1. Thực trạng chế độ tiền lương, phúc lợi xã hội Chế độ tiền lương cơ bản, tiền lương bổ sung

- Tiền lương cơ bản

Tiền lương cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc và đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhân viên. Nó giúp đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, từ đó giảm bớt lo lắng về tài chính và tập trung vào công việc. Tiền lương cơ bản không chỉ là động lực ngắn hạn mà còn giúp tạo động lực dài hạn. Khi nhân viên thấy được sự phát triển ổn định về lương thưởng, họ sẽ có xu hướng lập kế hoạch lâu dài và gắn bó với tổ chức trong thời gian dài. Tới thời điểm hết năm 2023, lương được chi trả hàng tháng của viên chức, người lao động tại

Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh được áp dụng hệ thống thang bảng lương được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và các văn bản khác có

liên quan. Theo đó, mức lương cơ sở áp dụng cho viên chức là 1.800.000 đồng/tháng (được điều chỉnh từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo Nghị

định số 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ). Nghị định này quy định mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Riêng đối với người lao động hợp đồng 111 và Hợp đồng khoán việc thì mức lương được nhận theo thoả thuận giữa người lao động và đơn vị theo vị trí việc làm.

Dựa trên báo cáo tài chính năm 2023 tác giả đã có bảng thống kê mức lương cơ

bản như sau:

Mức độ Lương cơ bản (đ) Thực nhận (đ)

Thấp nhất 4.212.000 3.727.620

Trung bình 5.994.000 4.779.00

Cao nhất 9.594.000 8.490.691

Bảng biểu 1: Mức lương cơ bản của Viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm Văn hoá năm 2023)

Hiện tại sau khi đã trừ hết các chi phí (bảo hiểm xã hội, thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn) thì:

- Mức lương thấp nhất của viên chức là 3.727.620đ (ba triệu bảy trăm hai mươi bảy ngàn) dành cho viên chức trình độ đại học có thâm niên công tác 03 (ba) năm.

- Mức lương trung bình của viên chức là: 4.779.000 (bốn triệu bảy trăm bảy chín ngàn) dành cho viên chức có bằng đại học thâm niên công tác là 08 (tám) năm.

- Mức lương cao nhất của viên chức là: 8.490.691đ (tám triệu bốn trăm chín mươi ngàn đồng) dành cho viên chức quản lý có thâm niên công tác là 17 (mười bảy) năm.

- Tiền lương bổ sung:

Cùng với chế độ tiền lương, Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh có quy định về

ngân sách (thu dịch vụ) và phần tiết kiệm được từ ngân sách hoạt động thường xuyên của đơn vị. Quỹ thu nhập tăng thêm (QTNTT) của cơ quan hàng năm được hình thành bằng lãi ròng từ hoạt động dịch vụ cộng với kết qủa tiết kiệm chi ngân sách hoạt động thường xuyên.

Đối tượng được hưởng thu nhập tăng thêm của cơ quan là VC trong biên chế và VC được cơ quan ký hợp đồng từ 1 năm trở lên. Riêng đối tượng lao động ký hợp đồng 1 năm mà

chưa đủ thời hạn công tác thì giám đốc quyết định mức chi thu nhập tăng thêm cụ thể phụ

thuộc vào năng lực, trách nhiệm, hiệu quả công việc. Hàng tháng hoặc quý căn cứ vào kết quả

họat động kinh doanh dịch vụ (sau khi trừ chi phí trực tiếp, đóng thuế) và tình hình tiết kiệm ngân sách tại đơn vị, Giám đốc cơ quan quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức, người lao động sau khi thống nhất với Ban Chấp hành công đoàn và công khai trong toàn đơn vị theo nguyên tắc: người nào có trách nhiệm lớn, hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi của cơ quan thì được hưởng cao và ngược lại. Nguyên tắc này được thực hiện thông qua việc bình xét, đánh giá, bình bầu hàng quý theo năng suất A, B, C.

Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023 mức thu của đơn vị từ nguồn thu dịch vụ:

NĂM NGUỒN THU DỊCH VỤ (Đ)

2021 177.000.000

2022 340.000.000

2023 302.000.000

Bảng biểu 2: Mức thu của đơn vị từ nguồn thu dịch vụ

(Nguồn: Báo cáo tài chính Trung tâm Văn hoá năm 2021, 2022, 2023)

Ngoài nguồn ngân sách được nhà nước cấp để chi cho các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của đơn vị hàng năm theo quy định. Thì mức thu bình quân từ

nguồn thu dịch vụ của đơn vị không ổn định theo từng năm. Điều này cho thấy rằng, mức thu nhập tăng thêm của viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh không ổn định và cải thiện trong 03 năm gần nhất.

Bên cạnh đó, chi cho thu nhập tăng thêm đối với viên chức, người lao động hiện đang thực hiện theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 19 tháng 9 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết này quy định về chi thu nhập tăng

thêm theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về thí

điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo pháp luật hiện hành, bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 quy định liên quan đến chính sách tiền lương sẽ được thực hiện theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương khóa 12 quy định về cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Hiện tại, mức lương cơ sở

áp dụng cho viên chức, người lao động là 2.340.000 đồng/tháng (được điều chỉnh từ

1.800.000 đồng/tháng lên 2.300.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định số

73/2024/NĐ-CP của Chính phủ). Tính đến thời điểm hiện tại (tháng 8/2024), tùy vào vị trí

công tác và thâm niên thời gian làm việc mà Trung tâm Văn hoá TP. Hồ chí Minh vẫn áp dụng cách tính lương đối với viên chức, người lao động là: tổng thu nhập bằng tiền lương cộng thu nhập tăng thêm. Thực tế chính sách tiền lương đang áp dụng, với cơ chế trả lương căn cứ vào hệ số, ngạch, bậc trong bảng lương theo quy định mà không dựa trên khối lượng và kết quả thực hiện công việc, điều này là chưa hợp lý, chưa làm hài lòng và không thực sự là động lực làm việc cho viên chức, người lao động. Bên cạnh đó là những quy định về

tài chính về chế độ thù lao cho nghệ sĩ, diễn viên, cộng tác viên, báo cáo viên… cho các hoạt động Liên hoan, Hội thi, Hội diễn, Toạ đàm…còn thấp, không phù hợp với tình hình tực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Chế độ phúc lợi

Ngoài chế độ thu thập tăng thêm, hàng năm, Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh luôn tuân thủ đúng quy định về phúc lợi cho viên chức, người lao động bắt buộc mà nhà

nước quy định. Chế độ phúc lợi cơ bản như chế độ thai sản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau... được thực hiện tương đối đầy đủ, đơn vị chi phúc lợi xã hội theo quy chế chi tiêu nội bộ. Tùy vào tình hình tài chính sau khi cân đối thu chi, Giám đốc và Công đoàn Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh sẽ quyết định mức trợ cấp cụ thể.

Tuy nhiên, từ năm 2023, dưới sự hướng dẫn của Bộ tài chính, tất cả các đơn vị sự

nghiệp công lập xây dựng lại cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 60/NĐ-CP ngày

đoạn 2023-2025 (đơn vị nhóm 3) là đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, vì vậy kinh phí chi được cấp từ nguồn ngân sách cấp cho đơn vị năm 2023 bị bị giảm 25% so với những năm trước đó. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều tới việc chi các phúc lợi xã hội tại đơn vị. Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2023, tiết kiệm bổ sung vào Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ phát triển sự nghiệp, Quỹ trả thu nhập tăng thêm Cán bộ, viên chức là 0 đồng. Từ năm 2022 tới thời điểm hiện tại (tháng 8/2024) Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí

Minh không có kinh phí để thực hiện các phúc lợi xã hội như nghỉ mát, khám sức khoẻ, đồng phục…cho viên chức, người lao động tại đơn vị.

Thêm vào đó, việc thiếu điều kiện tổ chức các hoạt động giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các phòng ban trong đơn vị đã hạn chế khả năng tăng cường mối quan hệ đồng nghiệp, hỗ trợ và hợp tác vì lợi ích chung. Các hoạt động như đi nghỉ mát, hội thi văn nghệ, thể dục - thể thao rất quan trọng để xây dựng tinh thần đoàn kết. Sự thiếu hụt này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần và động lực làm việc của viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

2.2.1.2. Thực trạng công tác đánh giá, khen thưởng - Đánh giá viên chức:

Công tác đánh giá viên chức là cơ sở để quản lý, sử dụng và thực hiện các chế độ

chính sách đối với viên chức. Qua việc đánh giá, các ưu điểm và khuyết điểm, cũng như mặt mạnh và yếu về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, và kết quả thực hiện nhiệm vụ của viên chức được làm rõ.

Tiêu chí đánh giá viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định tại Mục 1, Chương II, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính Phủ (về

đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức) [2]; khoản 4, Điều 1 Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2023 của Chính Phủ (về sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính Phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức) [2].

Nhìn chung, công tác hướng dẫn đánh giá viên chức tại Trung tâm Văn hóa TP.

Hồ Chí Minh được thực hiện đúng quy trình và quy định, đảm bảo tính kịp thời. Việc đánh giá rõ ràng trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân, với các nội dung và tiêu chí giúp đánh

giá trở nên khách quan và chính xác hơn. Kết quả đánh giá và xếp loại đội ngũ viên chức cơ bản đáp ứng các nội dung, tiêu chí và tiến độ đã đề ra, phản ánh đúng kết quả rèn luyện phẩm chất, tư cách, ý thức tổ chức kỷ luật, và thực hiện nhiệm vụ.

- Khen thưởng:

Tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, công tác khen thưởng áp dụng đối với cá nhân và tập thể được tổ chức bình xét mỗi năm một lần vào cuối năm dựa trên kết quả

hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đăng ký danh hiệu thi đua của từng cá nhân, tập thể.

Hoạt động khen thưởng được thực hiện theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ được quyết toán vào kinh phí tự chủ của đơn vị. Tiền thưởng các danh hiệu bình xét ABC theo quy định của đơn vị được quyết toán vào nguồn quỹ khen thưởng. Tùy theo hiệu quả công tác và kết quả bình bầu thi đua của Hội đồng Thi đua khen thưởng đơn vị, Giám đốc và Công đoàn quyết định mức thưởng cụ thể cho các cá nhân và tập thể được xét chọn. Phần thưởng sẽ là bằng khen, giấy khen cho các danh hiệu: anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến... cùng với đó là một khoản tiền. Theo báo cáo Hội nghị cán bộ viên chức năm 2023, Trung tâm Văn hoá TP. Hồ Chí Minh đã triển khai đăng ký đầy đủ các mô hình thi đua của đơn vị, đăng ký thi đua cá nhân năm; đăng ký thi đua của Công đoàn. Tham gia công tác thi đua của Khối Thi đua, triển khai thực hiện hồ

sơ xét duyệt sáng kiến và ban hành quyết định công nhận sáng kiến cấp đơn vị, tổng hợp trình Hội đồng xét duyệt sáng kiến của Sở, Hội đồng xét duyệt sáng kiến Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức xét duyệt sáng kiến tại đơn vị. Kết quả Hội đồng đã công nhận 06 sáng kiến - giải pháp có phạm vi ảnh hưởng cấp Sở và 02 giải pháp có phạm vi ảnh hưởng tại đơn vị của 09 cá nhân thuộc Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

Về mức chi tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, Kỷ niệm chương vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn thực hiện theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động Thành phố và Quy chế khen thưởng của Công đoàn Cơ sở.

Trên thực tế, dù có quan tâm tới công tác khen thưởng nhưng mức tiền thưởng và

hình thức trao thưởng lại chưa được quan tâm. Nhìn chung, mức chi cho các danh hiệu

thưởng cụ thể (mức chi từ 01 lần lương cơ bản trở xuống), việc khen thưởng cũng chưa được kịp thời và coi trọng nên khiến viên chức, người lao động chưa hài lòng và chưa nỗ

lực cố gắng trong công việc.

2.2.1.3. Thực trạng về công tác bố trí, sử dụng nhân lực

Việc phân công nhiệm vụ và vị trí việc làm phù hợp là yếu tố quan trọng giúp người lao động, đặc biệt là viên chức, cảm thấy hăng say, tâm huyết và quyết tâm trong công việc.

Ban lãnh đạo đơn vị đã phân công nhiệm vụ cho viên chức, người lao động đúng với chuyên môn khi tuyển dụng. Việc phân công nhiệm vụ, vị trí việc làm cho nhân viên đảm bảo phù

hợp với trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc Ban lãnh đạo đơn vị chưa chú trọng và nghiên cứu kỹ lưỡng từng viên chức để đánh giá chính xác khả năng chuyên môn và trình độ để sử dụng tối đa hiệu quả nguồn lực lao động. Bên cạnh đó

Ban lãnh đạo Trung tâm Văn hoá TP. Hồ Chí Minh chưa có sự tìm hiểu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người lao động, từ đó có sự điều chỉnh công vị trí việc làm phù hợp với tính cách, đặc điểm cá nhân, năng lực làm việc, mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Việc sủ dụng nhân lực đôi khi còn cảm tính, dẫn tới tình trạng người được giao quá nhiều công việc, người lại ít việc làm khiến viên chức, người lao động có thái độ chán nản, không muốn cống hiến, không có động lực làm việc.

2.2.1.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

Đối tượng đi học: viên chức, người lao động công tác tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ

Chí Minh từ 01 năm trở nên được Giám đốc cử đi học các lớp đào tạo do các cơ quan nhà

nước tổ chức; Chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao và theo nhu cầu công tác của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

Tạo điều kiện thời gian cho viên chức, người lao động tham gia đào tạo trên đại học…

trên cơ sở phù hợp với qui hoạch của đơn vị thì Giám đốc xem xét tuỳ trường hợp cụ thể (chức danh công tác, thâm niên, năng lực…).

Các trường hợp khác như học các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giải quyết 100%

tiền học phí.

Đối với các lớp đào tạo từ trung cấp trở lên tùy theo tình hình thực tế, Giám đốc quyết định mức chi nhưng không vượt quá 50% học phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)