Khái quát chung về Trung tâm Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM VĂN HOÁ

2.1. Khái quát chung về Trung tâm Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh

- Quá trình thành lập và phát triển: Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh là đơn vị sự

nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15/8/1975 (tiền thân là Nhà Nghệ thuật quần chúng, sau đó là Trung tâm Văn hóa dân tộc, nay là Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thành lập theo Quyết định số 4466/QĐ-UB- VX ngày 06/8/1999 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh.

- Tên giao dịch của đơn vị: Trung tâm Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh. Tên viết tắt:

Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Tên gọi bằng tiếng Anh: Ho Chi Minh City Cultural Center. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: HCC. Số điện thoại: 028 38393343. Email:

ttvh.svhtt@tphcm.gov.vn. Trụ sở chính: 97, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2: 140D, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh Vị trí, chức năng

- Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở

Văn hoá và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các nhiệm vụ khác của Thành phố; thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và phục vụ quản lý nhà nước.

- Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biến chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của

Nhiệm vụ

Trung tâm Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hoá và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh được phân công trực tiếp các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; định mức hoạt động hàng năm; nhiệm vụ đột xuất trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm hay từng giai đoạn.

- Tổ chức; tập huấn, bồi dưỡng; sáng tác; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, câu lạc bộ, nhóm sở thích và các hình thức hoạt động khác (Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Trung tâm Văn hóa – thể thao, Trung tâm văn hóa – thể thao và truyền thông, tổ chức các cuộc vận động sáng tác về văn hóa nghệ thuật…)

- Phổ biến các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; xây dựng, thực hiện các mô hình hoạt động mẫu trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của Thành phố.

- Khai thác, sưu tầm, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể

trong cộng đồng

- Kiểm tra hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo trách nhiệm được phân công (Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, các cuộc tọa đàm, thảo luận… nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các hệ thống Trung tâm Văn hóa cấp huyện và các Nhà Văn hóa; Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá chất lượng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đối với hệ thống Trung tâm Văn hóa cấp huyện và các Nhà Văn hóa…)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Biểu đồ 1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh (số liệu năm 2023)

BAN GIÁM ĐỐC.

(01 người)

Phòng Nghệ thuậtQuần chúng (04 người) Phòng Nghiệp vụ Văn hoá (03 người)

Phòng Đào tạo (03 người) Phòng Nghệ thuật Dân gian (03 người) Phòng Chương trình Dịch vụ (03 người) Phòng Hành chính - Quản trị (13 người)

Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Chương trình, Dịch vụ

Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, chế độ chính sách lao động tiền lương, hành chính, tổng hợp, thi đua, khen thưởng, kỷ luật lao động, văn thư lưu trữ, tài chính kế toán, thống kê báo cáo, cung ứng vật tư cho hoạt động sự nghiệp và các hoạt động nội bộ của Trung tâm; Quản trị cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ, hậu cần; Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu.

Phòng Nghệ thuật Dân gian - Phòng Nghệ thuật Quần chúng

Tổ chức các hoạt động nghệ thuật quần chúng; Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian dân tộc; Tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm bảo tồn và phát huy các loại hình văn hóa dân gian dân tộc.

Phòng Nghiệp vụ Văn hóa - Phòng Đào tạo

Theo dõi và triển khai các hoạt động văn hóa ở cơ sở; Tổ chức hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực cơ sở (mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn).

2.1.4. Số lượng và cơ cấu đội ngũ viên chức, người lao động của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

Số lượng nhân sự

Biểu đồ 2: Số liệu viên chức người lao động Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh (số liệu năm 2023)

Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2023, Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh có

đồng theo nghị định 111 chiếm 16,66 %, 02 Hợp đồng khoán việc chiếm 6,68%. Tính từ

thời điểm năm 2021 đến năm 2023 số lượng biên chế viên chức và chỉ tiêu hợp đồng lao động không tăng, trong khi khối lượng công việc ngày một nhiều dẫn tới thiếu hụt về nhân sự khi cao điểm tổ chức các sự kiện lễ hội lớn mà Sở Văn hóa và Thể thao giao nhiệm vụ.

Hiện nay người lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh có 02 đối tượng:

Đối tượng Hợp đồng theo Nghị định 111 và Hợp đồng khoán việc: Cả 02 đối tượng này đều là đối tượng hợp đồng được quy định trong Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ

quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, Hợp đồng theo Nghị định Nghị

định 111 được hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ, còn hợp đồng khoán việc được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị.

Cơ cấu về độ tuổi

Biểu đồ 3. Cơ cấu độ tuổi của Viên chức, người lao động của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Phòng Hành chính – Quản trị Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh)

Độ tuổi lao động tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh được chia làm 03 nhóm:

Từ 30 tuổi trở xuống: 07 người, chiếm 24%

Từ 31 đến 40 tuổi: 10 người, chiếm 33%

Từ 41 đến 50 tuổi: 13 người, chiếm 43%

Tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 41 đến 50 tuổi, ở độ tuổi này hầu hết các viên chức, người lao động đều đã có một qua trình để

tích lũy kinh nghiệm cộng nên làm việc rất trách nhiệm và hiệu quả công việc cao, nhất là

trong vấn đề sưu tầm và bảo tồn các loại hình nghệ thuật dân tộc, là nhiệm vụ chính của đơn vị. Họ là những bậc tiền bối trong nghề để hướng dẫn và chỉ dạy lớp trẻ đi sau. Số

lượng Viên chức, người lao động chiếm số lượng lớn thứ 2 là ở độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm 34%, đây là độ tuổi tốt nhất để cống hiến, ở độ tuổi này, Viên chức, người lao động đã có đủ thời gian để tích lũy kinh nghiệm, đồng thời độ “chín” về nghề cũng đủ, giúp họ

có khả năng giải quyết và hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Còn lại là số lượng viên chức trẻ dưới 30 tuổi chiếm 24%. Đây là lực lượng cần đầu tư, bồi dưỡng, nâng cao trình độ để có thể phát huy hết các thế mạnh sự cống hiến lâu dài cho đơn vị.

Nhìn chung, Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh đang nắm giữ nguồn lao động nhiều kinh nghiệm, có sức trẻ dồi dào, năng suất lao động cao, chuyên môn tốt, sẵn sàng tham gia và đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

Cơ cấu về trình độ

Biểu đồ 4: Cơ cấu về trình độ viên chức, người lao động của Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh

(Nguồn: Phòng Hành chính – Quản trị Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh)

Trình độ viên chức, người lao động tại đơn vị văn hoá – nghệ thuật so với mặt bằng chung là khá cao, trình độ đại học 17 người chiếm 57%, thạc sĩ 06 người chiếm 20%, trung cấp 02 người chiếm 6%, tốt nghiệp phổ thông trung học 05 người chiếm 17 %, điều này có thể cho thấy sự thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của đơn vị. Nhìn chung trình độ chuyên môn viên chức tại Trung tâm Văn hóa TP.

Hồ Chí Minh tập trung nhiều ở trình độ đại học, bên cạnh đó viên chức tại Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm tới việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Điều này tạo sự thuận lợi trong thực hiện công vụ, song cần sớm tiến hành đào tạo, bồi dưỡng để tiếp tục nâng cao trình độ để

viên chức, người lao động có thêm động lực làm việc.

Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh hiện đang có lực lượng lao động tương đối trẻ, trình độ học vấn cao, nhiều kinh nghiệm. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho đơn vị

khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, để giữ chân người tài và thu hút nhân tài thì Trung tâm Văn hóa TP. Hồ Chí Minh cần phải có thêm những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, những đãi ngộ thoả đáng và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho họ yên tâm công tác, phát triển nghề nghiệp nhằm tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)