2.5. Giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu
2.5.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các yếu tố dự kiến đưa vào mô hình
Yếu tố Mô tả yếu tố Nguồn Dấu kỳ
vọng Nhận thức
hữu ích (NTHI)
Yếu tố nhận thức hữu ích của Xanh SM liên quan đến cách khách hàng đánh giá giá trị của việc sử dụng dịch vụ gọi xe này, bao gồm tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn và thuận tiện trong di chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ, dựa trên ý kiến cá nhân về lợi ích mà Xanh SM mang lại.
Lê Quốc Đạt và cộng sự (2023) Phan Trọng Nhân và cộng sự (2018) Homniem và Pupat (2020)
Dương (+)
Nhận thức dễ sử dụng (NTDSD)
Yếu tố nhận thức dễ sử dụng của Xanh SM liên quan đến sự thấy dễ dàng khi sử dụng dịch vụ gọi xe. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ dựa trên trải nghiệm và tính tiện lợi.
Nguyễn Thị Lan Anh (2023) Phan Trọng Nhân và cộng sự (2018) Homniem và Pupat (2020)
Dương (+)
Nhận thức về môi trường (NTMT)
Yếu tố nhận thức về môi trường của Xanh SM liên quan đến cách khách hàng đánh giá và quan tâm đến tác động của việc sử dụng dịch vụ gọi xe này đối với môi trường. Điều này ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của Xanh SM dựa trên ý thức cá nhân về bảo vệ môi trường và sự quan tâm đến việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Lê Quốc Đạt và cộng sự (2023)
Dương (+)
Nhận thức về giá (NTG)
Yếu tố nhận thức về giá của Xanh SM liên quan đến cách mà khách hàng đánh giá tính hợp lý của giá cả so với chất lượng và dịch vụ. Điều này ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe của Xanh SM dựa trên quan điểm riêng của từng người về giá trị của dịch vụ so với chi phí.
Nguyễn Thị Lan Anh (2023) Mohamad và Sabiroh (2021)
Dương (+)
Thương hiệu (TH)
Yếu tố thương hiệu của Xanh SM là sức ảnh hưởng của tên tuổi, uy tín và hình ảnh của dịch vụ gọi xe này đối với khách
Nguyễn Thị Lan Anh (2023)
Dương (+)
hàng. Điều này bao gồm đánh giá về chất lượng, độ tin cậy và giá trị mà Xanh SM mang lại, cũng như lòng trung thành và sự hài lòng của người dùng.
Homniem và Pupat (2020)
Chuẩn chủ quan (CCQ)
Yếu tố chuẩn chủ quan trong Xanh SM liên quan đến quan điểm và giá trị cá nhân về bảo vệ môi trường và sử dụng phương tiện giao thông thân thiện. Điều này ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ gọi xe Xanh SM dựa trên ý kiến riêng về môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên của từng người.
Lê Quốc Đạt và cộng sự (2023) Nguyễn Thị Thu Huyền và cộng sự (2021)
Dương (+)
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Mô hình nghiên cứu được tác giả xem xét và đánh giá dựa trên các cơ sở lý thuyết nền đã được nghiên cứu trước đó. Các yếu tố này có thể được giải thích thông qua những mô hình lý thuyết khác nhau, bao gồm:
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action): Mô hình này giải thích rằng hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý thức và quan điểm của họ về hành vi đó.
Ví dụ, sinh viên có thể quyết định sử dụng ứng dụng Xanh SM dựa trên sự hài lòng về tính năng và lợi ích mà ứng dụng mang lại, được gọi là nhận thức hữu ích. Đồng thời, mô hình này cũng giải thích rằng hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý thức và quan điểm của họ đối với hành vi đó, cùng với những yếu tố bên ngoài như nhận thức về ý kiến của người thân, bạn bè và các nguồn thông tin từ báo chí. Người sử dụng sẽ dựa vào những lời khuyên và thông tin này để đưa ra quyết định về việc sử dụng ứng dụng Xanh SM, đó gọi là chuẩn chủ quan.
Thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model): Mô hình này cho rằng người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận và sử dụng công nghệ mới khi thấy nó có độ dễ sử dụng và có giá trị thực tiễn. Trên thực tế, sự dễ dàng trong việc điều hành và sử dụng ứng dụng Xanh SM có thể là yếu tố quan trọng đối với sinh viên.
Thuyết hành vi người tiêu dùng (Consumer Behavior Theory): Theo mô hình này, các quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ của sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nhận thức về môi trường, giá cả và thương hiệu của sản phẩm.
Sinh viên có thể ưa chuộng các ứng dụng Xanh SM nếu chúng đáp ứng các yếu tố này và phù hợp với giá trị cá nhân của họ.
Từ các mô hình lý thuyết này, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ứng dụng Xanh SM trong cộng đồng sinh viên Thành phố Thủ Đức trở nên rõ ràng hơn, từ đó giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược quản trị hiệu quả và phù hợp để tối ưu hóa sự chấp nhận và sử dụng của sản phẩm trên thị trường.
Qua đó, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập gồm: NTHI, DSD, MT, NTG, TH, CCQ và biến phụ thuộc là QĐSD.
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất
Nguồn : Kết quả nghiên cứu của tác giả Nhận thức hữu ích
Quyết định sử dụng
Nhận thức dễ sử dụng Nhận thức về
môi trường Nhận thức về giá
Thương hiệu Chuẩn chủ quan
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày một cách rõ ràng về các khái niệm và lý thuyết liên quan đến dịch vụ gọi xe công nghệ cũng như quyết định sử dụng. Tiếp theo, sẽ tập trung vào việc nghiên cứu và tham khảo các mô hình lý thuyết như Thuyết Hành động hợp lý, TThuyết chấp nhận công nghệ và Lý thuyết hành vi tiêu dùng.
Đồng thời, sẽ tiến hành tìm hiểu các nghiên cứu đã được thực hiện bởi các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến quyết định sử dụng dịch vụ xe công nghệ, nhằm đề xuất một mô hình nghiên cứu phù hợp.
Dựa trên các nghiên cứu liên quan đã được tham khảo, đề tài đề xuất một số giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Xanh SM của sinh viên tại Thành phố Thủ Đức. Cụ thể, các giả thuyết này bao gồm về thương hiệu, tính dễ sử dụng, giá trị giá cả, chất lượng dịch vụ, cũng như yếu tố an toàn và bảo mật.
Các giả thuyết này sẽ được kiểm định và đánh giá qua quá trình nghiên cứu, nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với quyết định sử dụng của sinh viên, từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể để tối ưu hóa trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ xe công nghệ tại Thành phố Thủ Đức.
Chương 3