CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Thực trạng tổ chức hoạt động tạo trải nghiệm sáng tạo trong dạy học (Sinh học 10)
1.3.1. Kết quả khảo sát trên học sinh
1.3.1.1. Đánh giá của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo để tiếp thu kiến thức môn Sinh học
Tầm quan trọng của HĐTNST do các em học sinh đánh giá với 3 mức độ khác nhau được thể hiện qua biểu đồ hình 1.1.
Hình 1.1. Biểu đồ đánh giá của HS về tầm quan trong của HĐTNST trong dạy học Sinh học
22.5%
33.3%
44.2%
không quan trọng ít quan trọng rất quan trọng
Nhận xét: Thông qua số liệu hình 1.1 chứng tỏ rằng hiện nay hầu hết các em học sinh đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc thông qua HĐTNST để tiếp thu kiến thức môn Sinh học với tỉ lệ đánh giá” rất quan trọng” là 44.2% . Chiếm tỉ lệ 22.5% số học sinh còn lại chưa có đánh giá cao về HĐTNST trong môn Sinh học và cho rằng “không quan trọng”. Có thể thấy một bộ phận nhỏ các em vẫn chưa tiếp nhận hoặc chưa hiểu rõ phương pháp dạy học này và còn ưu tiên cách học truyền thống. Có 33.3% các em đánh giá HĐTNST đóng vai trò “ít quan trọng”, có thể thấy bước đầu học sinh đã xác định một vị trí cần thiết của HĐTNST trong môn Sinh học.Tuy nhiên có thể do các em chưa tiếp xúc nhiều với phương pháp học mới này và chủ yếu vẫn là phương pháp học truyền thống nên học sinh đánh giá HĐTNST không thực sự cần thiết và “ít quan trọng”. Nguyên nhân khác không đánh giá quan trọng có thể do giáo viên tổ chức hoạt động chưa gây được hứng thú, thu hút được học sinh.
1.3.1.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành xác định một số mục tiêu của HĐTNSST đối với học sinh trường THPT Yên Hòa và thu được số liệu trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đánh giá của học sinh về mục tiêu tổ chức HĐTN
Mục tiêu Tỉ lệ %
Không đồng ý Đồng ý 1. Mở rộng nâng cao vốn kiến thức Sinh học 35 65 2 .Phát triển phẩm chất, so với mục tiêu chủ
yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ. 45 55 3. Giúp các em khắc sâu bài học của mình
một cách tự nhiên nhất 12,5 87,5
4. Đem lại hứng thú sự tò mò với môn học cao hơn cho các em so với việc học lý thuyết trên lớp
7,5 92,5
5. Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh
15,8 84,2
Nhận xét: Kết quả cho thấy hầu hết các em đồng ý với các mục tiêu trên với tỉ lệ cao áp đảo ở các tiêu chí với các tỉ lệ là 65%, 87.5%, 92.5%, 84.17% (bảng 1.1) . Các em đã có sự hiểu biết hoặc đồng tình với những mục tiêu mà HĐTNST mang lại cho người học. Tuy nhiên ở tiêu chí “Phát triển phẩm chất, so với mục tiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ” tỉ lệ “không đồng ý” của học sinh là 45% chiếm một tỉ lệ lớn, hoặc các tiêu chí còn lại vẫn còn các em chưa đồng ý. Điều này phần nào phản ánh thực tế của giáo dục tại Việt Nam rằng không chỉ các phụ huynh mà các em học sinh vẫn có quan niệm rằng đi học chỉ để lấy kiến thức và đó là mục tiêu quan trọng nhất của mọi phương pháp học tập. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải triển khai cho các em hiểu hơn về mục tiêu khi áp dụng HĐTNST trong môn Sinh học, mở ra cho các em cái nhìn đa điện, mới mẻ, giảm áp lực học chỉ để thi cử, bỏ qua những phẩm chất mà các em cần trau dồi cho bản thân. đồng thời giáo viên cần có sự sáng tạo trong phương pháp, kế hoạch rõ ràng và ý tưởng tổ chức hoạt động để các em có hứng thú hơn.
1.3.1.3. Mức độ tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh
Để biết được mức độ tham gia HĐTNST của học sinh khi học ở trường phổ thông. Chúng tôi đã đưa ra các hình thức tổ chức hoạt động và nhận được đánh giá của các em thể hiện qua hình 1.2.
Hình 1.2. Biểu đồ đánh giá mức độ tham gia HĐTNST trong Sinh học của học sinh
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ hình 1.2 ta thấy HĐTNST dưới các hình thức khác nhau vẫn chưa được triển khai tổ chức trong dạy học Sinh học phổ thông với việc tần suất tham gia rất ít của các em. Đó cũng chính là thực trạng của giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn nặng lý thuyết thầy giảng trò chép và chưa lồng ghép các hoạt động vào trong chương trình dạy học. Hầu hết các em lựa chọn mức độ tham gia HĐTNST trong Sinh học có tỉ lệ cao nhất là
“không thường xuyên” với tỉ lệ > 70% ở tất cả các hình thức tổ chức. Tuy nhiên dù chưa nhiều nhưng hiện nay nhiều giáo viên đã tổ chức hoặc lồng ghép các HĐTNST trong dạy học Sinh học để truyền thụ kiến thức, với tỉ lệ chọn “thường xuyên” như hình thức dã ngoại và hội thi tỉ lệ lần lượt là 50 %
92.5 75 72.5 67.5 75 42.5
82.5 87.5 85
5 22.5 22.5
20 45 50
10 7.5 10
2.5 2.5 5 5 5 12.5
7.5 5 5
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Hoạt động câu lạc bộ sinh học tổ chức trò chơi Tổ chức diễn đàn Sân khấu tương tác tham quan dã ngoại Hội thi / cuộc thi tổ chức sự kiện Hoạt động giao lưu Hoạt động chiến dịch
không thường xuyên thường xuyên rất thường xuyên
và 40% (hình 1.2). Tỉ lệ lựa chọn rất thường xuyên rất nhỏ dao động nhiều ở mức 5%. Thách thức để triển khai HĐTNST vào dạy học Sinh học ở Việt Nam hiện nay là rất lớn vì nó khá mới mẻ hoặc chưa được triển khai sâu rộng đến người học.
1.3.1.4. Mức độ yêu thích của học sinh khi tham gia HĐTNST Sinh học:
Nhằm đánh giá mức độ yêu thích, sự hứng thú của các em khi được tham gia HĐTNST chúng tôi chia 3 mức độ và thu được kết quả thể hiện qua hình 1.3 dưới đây:
Hình 1.3. Biểu đồ đánh giá mức độ yêu thích của học sinh về HĐTNST trong Sinh học
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy có đến gần 60% các em học sinh cảm thấy “yêu thích” với hình thức học thông qua hoạt động. Và có gần 30%
các em “rất yêu thích”. Đó là một tín hiệu tốt bởi như thế các em sẽ có hứng thú với phương pháp học thông qua trải nghiệm khi phương pháp dạy học này triển khai trong hoạt động giáo dục, điều đó giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, chủ động hơn và giảm căng thẳng trong giờ học. Chỉ có 11.7% các em cảm thấy không yêu thích có thể các em vẫn còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức hoặc do giáo viên áp dụng phương pháp còn nhiều hạn chế trong công tác thiết kế chương trình và tổ chức. Đòi hỏi nhà giáo dục cần phải
11,7%
59,2%
29,1%
Không thích Yêu thích Rất yêu thích
nỗ lực hơn nữa sản phẩm bài giảng chất lượng.
1.3.1.5. Năng lực hình thành khi tham gia hoạt động trải nghiệm Sinh hoc
Hình 1.4. Biểu đồ đánh giá sự đồng tình của học sinh về năng lực hình thành khi tham gia HĐTNST
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy tỉ lệ “đồng ý” với các năng lực trên rất áp đảo so với lựa chọn “không đồng ý”. Tỉ lệ cao nhất là 94.17% với việc
“phát triển năng lực sáng tạo” thông qua HĐTNST. Có thể thể thấy các năng lực khác như “hợp tác” hay “tự học” đều có tỉ lệ đồng ý trên 90%. Hầu hết các em đã đánh giá cao tầm quan trọng của HĐTNST trong phát triển năng lực cho bản thân mình. HĐTNST mang đến cho người học không chỉ là kiến thức mà học sinh công nhận rằng học qua trải nghiệm giúp phát triển năng lực cho bản thân mình.
0 20 40 60 80 100
NL hợp tác NL sáng tạo NL giải quyết vđ NL tự học
% không đồng ý đồng ý
1.3.1.6. Mức độ học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo Sinh học 10 Để biết được tình hình và mức độ các em được tham gia học thông qua trải nghiệm tổ chức ở trường phổ thông chúng tôi đã đưa ra 3 mức độ đánh giá và tổng hợp được kết quả thể hiện qua hình 1.5 dưới đây:
Hình 1.5. Biểu đồ đánh giá mức độ học sinh tham gia HĐTNST chương III, Sinh học 10
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ cho thấy có đến 84,2 % học sinh lựa chọn các em “không thường xuyên” tiếp thu kiến thức thông qua HĐTNST. Việc chưa được tham gia nhiều về hình thức dạy học này sẽ kéo theo các hệ lụy như: các em vẫn giữ cách học thụ động, không có hứng thú với phương pháp học này, lợi ích mà HĐTNST mang lại và cần thiết như thế nào... Đồng thời các em sẽ mất đi cơ hội được tiếp thu kiến thức theo phương pháp tiên tiến và với cách học truyền thống thì học sinh vẫn chịu một áp lực lớn trong ghi nhớ, thi cử.
84.2%
11.7%
4.1%
Không thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên
- Nhận xét tổng kết:
Thông qua các số liệu và biểu đồ ta thấy rõ rằng hiện này phương pháp dạy học Sinh học phần vi sinh vật thông qua HĐTNST chưa được triển khai áp dụng nhiều trong dạy học. Đa số học sinh đều có hứng thú và phần nào có sự hiểu biết về phương pháp học thông qua hoạt động, tuy nhiên các em chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm. Vẫn còn phần nào học sinh chưa có hứng thú với phương pháp dạy học thông qua trải nghiệm. Điều đó có thể các em còn thụ động và giữ cách học cũ hoặc phương pháp triển khai dạy học của giáo viên chưa mang lại hứng thú cho các em. Tuy nhiên học sinh đánh giá cao về phương pháp dạy học thông qua HĐTNST và thể hiện mong muốn được trải nghiệm phương pháp này.