Kết quả khảo sát trên giáo viên

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học sinh học 10 (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Thực trạng tổ chức hoạt động tạo trải nghiệm sáng tạo trong dạy học (Sinh học 10)

1.3.2. Kết quả khảo sát trên giáo viên

1.3.2.1. Đánh giá của giáo viên về vai trò của HĐTNST trong Sinh học

Chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động trỉa nghiệm dáng tạo trong dạy và th được kết quả biểu diễn qua hình 1.6 dưới đây:

Hình 1.6. Biểu đồ đánh giá của giáo viên về vai trò của HĐTNST trong Sinh học

15%

35%

50%

Không quan trọng Ít quan trọng Rất quan trọng

Nhận Xét: Kết quả thu được cho thấy có đến 50% giáo viên đồng tình rằng HĐTNST đóng một vai trò “ rất quan trọng trong” công tác dạy học, đây là một tín hiệu mừng bởi giáo viên đã có cái nhìn tích cực mang tính “hội nhâp” tri thức với nền giáo dục hiện đại. có 35% giáo viên nhận thấy được vai trò của HĐTNST tuy nhiên vẫn đánh giá ở mức “ ít quan trọng”. Cho thấy giáo viên tuy bước đầu nhận thấy được tầm quan trọng của phương pháp dạy học này nhưng vẫn ngại đổi mới, ngại thay đổi và hài lòng với phương pháp dạy học truyền thống an toàn. Chỉ có 15% giáo viên đánh giá HĐTNST

“ không quan trọng” có thể thấy vẫn còn một bộ phận giáo viên còn chưa đồng tình với phương pháp HĐTNST và hoàn toàn thụ động trong công cuộc cập nhập phương pháp dạy học tuy mới ở Việt Nam nhưng phổ biến trên thế giới.

1.3.2.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Để đánh giá mục tiêu tổ chức HĐTNST ở giáo viên trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra 20 giáo viên thuộc các trường khác nhau trên địa bàn hà nội. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2. Đánh giá của giáo viên về mục tiêu tổ chức HĐTNST

Mục tiêu

Tỉ lệ % Không

đồng ý Đồng ý 1. Mở rộng nâng cao vốn kiến thức Sinh học 35 65 2. Phát triển phẩm chất, so với mục tiêu chủ yếu của

dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ. 15 85 3. Giúp các em khắc sâu bài học của mình một cách

tự nhiên nhất 10 90

4. Đem lại hứng thú sự tò mò với môn học cao hơn

cho các em so với việc học lý thuyết trên lớp 5 95 5. Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh 25 75

Nhận xét: Dựa vào tỉ lệ cho thấy tất cả các giáo viên có sự đồng tình cao với các mục tiêu mà chúng tôi đưa ra. Trong đó với mục tiêu “Giúp các em khắc sâu bài học của mình một cách tự nhiên nhất” có đến 90% giáo viên đồng tình. Với 85% giáo viên đồng tình với mục tiêu “ HĐTNST phát triển phẩm chất so với mục tiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển năng lực”.

Các thầy cô đã có cái nhìn tích cực về vấn đề học không chỉ để lấy kiến thức mà còn để phát triển nhân cách, học qua trải ngiệm giúp các em giảm căng thẳng mà vẫn thu được kiến thức bổ ích cho bản thân.

1.3.2.3. Mức độ sử dụng phương pháp dạy học Sinh học bằng trải nghiệm được thầy/cô áp dụng

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức HĐTNST dưới 3 mức độ khác nhau để nắm được phương pháp dạy học này ở trường phổ thông hiện nay đã triển khai và thu được kết quả thể hiện qua hình 1.7.

Hình 1.7. Biểu đồ đánh giá mức độ sử dụng phương pháp dạy học Sinh học bằng trải nghiệm

Nhận xét: 75% giáo viên cho biết họ “thỉnh thoảng” mới tổ chức dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm. điều đó không quá gây bất ngờ khi mà phương pháp này vẫn còn mới ở Việt Nam và lượng giáo viên tiếp cận với phương pháp này còn quá ít ỏi

75%

20%

5%

Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

1.3.2.4. Kỹ năng của việc áp dụng phương pháp dạy học Sinh học bằng trải nghiệm

Chúng tôi đưa ra một số kĩ năng của việc áp dụng phương pháp dạy học Sinh học bằng trải nghiệm và xin ý kiến đồng tình hay không đồng tình của giáo viên phổ thông và thu được kết quả thể hiện trong hình 1.8.

Hình 1.8. Biểu đồ đánh giá kĩ năng của việc áp dụng phương pháp dạy học Sinh học bằng trải nghiệm của giáo viên.

Nhận xét:Chúng tôi thu được tỉ lệ cao các giáo viên đồng tình với các kĩ năng mà chúng tôi đưa ra như có đến 95% giáo viên cho rằng HĐTNST

“nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề” hay 90% giáo viên cho rằng “nâng cao năng lực giải quyết vấn đề”. Có thể thấy giáo viên đồng tình cao với hiệu quả nâng cao năng lực, kĩ năng , mà HĐTNST mang lại cho người học.

0 20 40 60 80 100

Nâng cao khả năng hoạt động nhóm

Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Nâng cao năng lực công nghệ thông tin

% không đồng ý đồng ý

1.3.2.4. Mức độ yêu thích của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm.

Dưới đây là đánh giá của giáo viên về mức độ yêu thích của các em học sinh về các hình thức HĐTNST mà chúng tôi đưa ra hình 1.9.

Hình 1.9. Biểu đồ đánh giá mức độ yêu thích của học sinh về HĐTNST trong Sinh học của giáo viên

Nhận xét: Theo đánh giá của các giáo viên các em học sinh chủ yếu quan tâm và hứng thú với các hình thức như tổ chức “trò chơi” với tỉ lệ chọn là 67,5% hay tham quan giã ngoại với tỉ lệ “yêu thích” rất cao là 88,3%. Các hình thức còn lại thì đa số các em chưa thật sự hứng thú và mỗi em một quan điểm khác nhau.

72.5 3.3

75.8 54.2 4.2

81.7 55.8

61.7 85.8

21.6 67.5

20.8 38.3 88.3

15 40

33.3 11.7

5.9 29.2

3.4 7.5 7.5 3.3 4.2 5 2.5

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Hoạt động câu lạc bộ sinh học Tổ chức trò chơi Tổ chức diễn đàn Sân khấu tương tác Tham quan, dã ngoại Hội thi / cuộc thi Tổ chức sự kiện Hoạt động giao lưu Hoạt động chiến dịch

không yêu thích yêu thích rất yêu thích

1.3.2.5. Khó khăn mà thầy/cô gặp phải khi tổ chức HĐTNST.

Để hiểu và nắm đưuọc những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ chức HĐTNST trong trường phổ thông các vấn đề này được liệt kê trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Bảng đánh giá về những khó khăn của giáo viên khi tổ chức HĐTNST

Những khó khăn

Tỉ lệ % Không

đồng ý Đồng ý Tài liệu,giáo trình chuẩn hóa chưa có hoặc chưa

được chuẩn hóa trong nước 15 85

Khó sắp xếp thời gian phù hợp 5 95

Thiếu kinh phí và cơ sở vật chất 10 90

Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa gia đình, nhà

trường, và các tổ chứ liên kết tổ chức hoạt động 20 80 Giáo viên chưa có kinh nghiệm với phương pháp

dạy học hoạt động trải nghiệm 45 55

Nhận xét: Các khó khăn mà chúng tôi đưa ra nhân được sự đồng tình cao của giáo viên với các tỉ lệ như: 85%, 95%, 90%, 80% ( bảng1.3). có rất nhiwwù khó khăn và thách thức để giáo viên tổ chức buổi học HĐTNST khi mà phương pháp học này còn mới mẻ và với điều kiện kinh tế khác nhau giữa các trường phổ thông.

Kết quả khảo sát trên giáo viên:

Nghiên cứu trên 20 giáo viên thuộc các trường cấp 3 khác nhau có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Tất cả giáo viên đều cho rằng HĐTNST có vai trò quan trọng trong dạy học chương vi sinh vật, Sinh học 10.

- Đa số các giáo viên đều cho rằng HĐTNST giúp học sinh nâng cao khả năng hoạt động nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, Nâng cao năng lực công nghệ thông tin. Tuy nhiên vẫn còn có một số thầy cô chưa đồng với ý kiến trên và chiếm thiểu số.

- Hiện nay giáo viên đều đánh giá cao việc dạy học HĐTNST trong môn Sinh học tuy nhiên giáo viên vẫn gặp nhiểu khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động như: giáo trình còn thiếu chưa được chuẩn hóa trong nước, thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, các đơn vị hợp tác xây dựng hoạt động, nguồn kinh phí tổ chức. Vấn đề sử dụng thời gian để tổ chức một hoạt động còn hạn hẹp khó sắp xếp.

- Các hình thức tổ chức dạy học Sinh học thông qua HĐTNST chưa được giáo viên áp dụng thực hiện như tổ chức nhiều như câu lạc bộ, giao lưu, diễn đàn, đóng kịch hay tham quan dã ngoại… Từ đó dẫn đến học sinh thụ động với cách học cũ, không hiệu quả hoặc áp lực học tập không được cải thiện cho các em.

- Giáo viên do chưa tổ chức hình thức dạy học này thường xuyên nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong khâu tổ chức, đồng thời khó đánh giá được mức độ yêu thích của học sinh với HĐTNST.

- Với phưuong pháp dạy học thông qua HĐTNST mang lại nhiều lợi ích trong quá trình truyền thụ kiến thức giúp các em nâng cao hiệu quả học tập - Với những cơ hội cũng như khó khăn thách thức đòi hỏi người giáo viên

cần tích cực, chủ động trong công tác thiết kế tổ chức HĐTNST.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học sinh học 10 (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)