Nhân vật tha hóa

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cúa hồ anh thái (LV00920) (Trang 38 - 46)

Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ

2.3. Nhân vật tha hóa

Tha hóa là việc xuyên tạc bản chất, làm cho nó “xa lạ” với chính nó,

“nó không còn là nó”, đánh mất đi giá trị cốt lõi trong quá trình vận động phát triển của sự vật – hiện tượng với tư cách là chính nó, làm cho nó thoái triển (theo hệ quy chiếu vốn có của nó) và có xu hướng chống lại chính nó trước đây, đi ngược lại quy luật vận động phát triển thông thường.

Ở Việt Nam, tha hóa thường được dùng để chỉ những gì thuộc về con người và các hoạt động của con người, liên quan đến chủ thể con người, theo hướng không tốt đẹp. Chủ thể con người có thể bị tha hóa hoặc tự tha hóa.

Quá trình tha hóa bị xem là xu hướng tội lỗi, thậm chí đáng bị khinh bỉ và nguyền rủa. Tha hóa là suy thoái, là xấu đi, là tội lỗi, có nghĩa rõ nhất là sự xuống cấp về đạo đức.

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng con người tha hóa trong xã hội hiện đại. Trong tiểu thuyết của anh, sự tha hóa cũng đồng nghĩa với cái ác.

Có một cặp nhân vật nghịch dị không thể không nói đến trong Mười lẻ một đêm, đó là giáo sư Một tên Xí, giáo sư Hai tên Khoả. Ông Khoả vốn là chồng thứ năm của nhân vật Bà mẹ. Ông khác đời ở cái bệnh cười vô tiền khoáng hậu: “Chỉ định bật lên một tiếng cười thôi thì cứ thế mà cười mãi.

Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười” [28, tr.25]. Không có thuốc chữa tận gốc căn bệnh ấy, chỉ có một giải pháp tình thế: “Hễ bật lên tràng cười không tắt được thì chỉ việc tát cho chàng một cái.

Đứt luôn [28, tr.25]. Từ cái bệnh cười ấy của ông mà tác giả cho chúng ta

38

một "xen" hài kịch đáng xem: “ông Khoả hướng dẫn luận văn cho nữ sinh viên, đến lúc ra về, sinh viên khẩn khoản xin lại thầy cái chân. Thầy bật cười khan. Cười khan tức là chỉ cười một tiếng. Chết dở, nãy giờ thầy cho em về mà thầy vẫn giữ đùi em. Thầy cười khan, nhưng bệnh cười vượt quá quy định, bắt đầu nhân ra thành chuỗi cười bất tận. Cô sinh viên hoảng quá. Chẳng biết ứng phó thế nào. Cũng không dám rút chân ra khỏi tay thầy. Đúng lúc nàng (tức Bà mẹ) về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hất chân con kia ra khỏi tay chồng. Dứt” [28, tr.26]. Hoạt cảnh này bóc lộ cái dâm, sự bất lực, sự tha hóa và cả cái quái đản của nhân vật, chính vì thế mà người ta phải bật cười. Từ hình ảnh một ông giáo sư già, tay nắm chân một người con gái trẻ, miệng cười không dứt, người đọc có quyền liên tưởng tới hình ảnh “một con đười ươi tay giữ ống tre, nhìn về phía mặt trời cười sằng sặc, như dân gian thường kể, không nhỉ?

Đó là ông giáo sư Hai, còn người tạo nên với ông hình ảnh cặp bài trùng, ông giáo sư Một, thì sao? Ngay từ đầu tác giả đã giới thiệu với chúng ta rằng ông là một nhà văn hoá lớn, là người duy nhất trong đám giáo sư tiến sĩ có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy. Nhưng ngay sau đó, ông đã bị "lật tẩy" bằng chính những hành vi cực kỳ đối nghịch với các chuẩn mực văn hoá hiện hành.

Dù không phải là đại biểu được mời tham luận trong một hội nghị quốc tế, ông vẫn "vô tư" phát biểu quá thời lượng cho phép, khiến cho cả chủ và khách đều lâm vào tình thế khó xử, mọi thứ rối tung như canh hẹ. Ông ăn uống trong bữa tiệc chiêu đãi sau hội thảo như trong chốn không người, đúng hơn, như một anh mõ trong xó bếp bần hàn của mình. Và đặc biệt là việc ông "tè bậy"

vào chân nhóm tượng đài công nông binh - một công trình văn hoá - đều đều ngày hai lần, và bao giờ cũng khoan khoái, thoả mãn! Nhà văn hoá tiểu tiện vào công trình văn hoá, sự tương phản giữa cái "nó phải là" và cái "nó thực sự là" chính là một tình huống kiểu mẫu để bộc lộ cái hài. Chỉ có điều, cái "nó

39

thực sự là" ở ông giáo sư Một, nhà văn hoá lớn, đã vượt ngưỡng phản văn hoá. Khai thác triệt để sự vượt ngưỡng này qua các hành vi ăn uống, tiêu hoá - vốn liên quan đến phần dưới cơ thể, phần được coi là thô, nặng, đục, uế tạp - của nhân vật, tác giả đã cho ta một hình ảnh đầy chất nghịch dị!

Để bắt nhập với sự phát triển của xã hội mà họ trở nên tha hóa mất đi những phẩm chất vốn có của mình. Và rồi từ đó họ dần dần hiện lên với sự tham lam, bỉ ổi, đồi bại.Không nói đâu xa người chồng mà chị gắn bó cả cuộc đời lại là một trong những con người như thế. Chính ông đã làm chi vô cùng ngạc nhiên và thất vọng… “Đúng là chỉ còn hai vợ chồng giữ đống ngổn ngang. Ông Víp lại con lúi húi mở ngay cái hộp đầu karaôkê. Ông thắc mắc, sao bọn này chỉ biếu có mỗi cái đầu karaôkê nhỉ?. Ông thích hát karaôkê, thằng Cá cũng thích. Nhà có hẳn một phòng cách âm thiết kế để hát karaôkê tại gia… Lạ nhỉ, ông Víp lẩm bẩm, bọn này cho gì chỉ cho mỗi cái đầu? Nói thế một lát, ông gọi điện ngay. A lô cảm ơn các cậu gửi tặng cái đầu karaôkê, nhưng mà sao không thấy bộ giàn nhỉ, hay là để lẫn vào đâu đó, mình tìm trong đống này chưa thấy? Ông quay ra cười với chị. Chúng nó xin lỗi bỏ sót cái giàn, mai nó đưa đến em có nhà thì nhận nhé. Có đời nào cho cái dây bò mà quên cho con bò. Cái đầu karaoke khoảng năm triệu, nhưng bộ giàn nữa tổng cộng ba chục triệu. Đời bảo được voi thì đòi Hai Bà Trưng” [28, tr.54].

Chỉ qua câu nói của ông ta thấy được bản chất tham lam vô lối của ông. Qủa đúng như vậy, thời buổi kinh tế thị trường đã làm hủ hóa đi những gia phong, những nề nếp vốn có từ lâu của dân tộc ta. Họ bất chấp tất cả cho lợi ích của mình và chỉ có cá nhân mình mà thôi. Ông Víp chính là một minh chứng cho kiểu con người tha hóa, con người tiêu biểu cho xã hội lúc bấy giờ. Ngay cả đối với chị, ngay từ khi lấy ông Víp thì “Một điều không thể từ chối là công danh của riêng chị. Lấy ông Víp được năm năm rồi đương công danh của chị trở thành đường cao tốc... Chị bảo vệ xong luận án tiến sĩ… Chị được đề bạt

40

trưởng khoa, hứa hẹn sẽ là phó hiệu trưởng. Hai ông giáo sư đầu râu tóc bạc bên viện tình nguyện làm biên tập cho luận án của chị để xuất bản thành sách. Một trong hai ông còn đánh tiếng sẳn sàng viết một cuốn sách cho chị đứng tên…Chị biết mình có đủ điều kiện để trả công cho mấy ông giáo sư nọ.

Giáo sư Một có con trai mới tốt nghiệp muốn xin về khoa của chị. Giáo sư Hai có em gái làm việc ở tỉnh miền núi đang muốn chuyển về trong bộ của chồng chị. Cả hai ông đều có nhu cầu được đề cử làm viện sĩ một nước Đông Nam Á….” [28, tr.55]. Theo con đường "một bước lên bà" của nhân vật Người đàn bà, người đọc được khám phá một phần những "bí sử" cười ra nước mắt ở chốn quan trường. Nhiều, và nhiều những kẻ giống như nhân vật ông Víp (chồng của người đàn bà), loại chính khách xuất thân từ những phong trào "cờ đèn kèn trống" cơ sở, năng lực yếu, chuyên môn kém, nhưng lại được đặt vào những vị trí công tác trọng yếu, và bản thân họ cũng rất biết kiếm lợi từ đó. Quan ông thì thế, quan bà cũng không kém. Hội các phu nhân vụ trưởng, phu nhân thứ trưởng, phu nhân bộ trưởng được nói đến trong Mười lẻ một đêm quả đúng là một êkíp mua quan bán tước, mua đất kiếm lời đại tài và đầy gian ngoan. Tuy vậy, cái nét thô lậu "nhà quê" trong căn tính các mệnh phụ thì vẫn không sao gột rửa được. Chi tiết bà vợ một ông to "tắt mắt" lấy trộm cái đĩa sứ trong bữa tiệc do sứ quán nước ngoài chiêu đãi đã cho thấy điều này. Đó là một tiếng cười, tiếng cười lột tả đến đáy của sự thực: con vịt xấu xí không bao giờ có thể trở thành con thiên nga xinh đẹp!. Đó là tất cả những gì của xã hội đã hiện lên một cách sinh động, hóm hỉnh dưới bàn tay Hồ Anh Thái.

Ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi, ở mọi ngóc ngách từ những mệnh phụ phu nhân, ông giáo sư này, ông giáo sư nọ cho đến những người bình thường đều bị xã hội của thế lực đồng tiền ngự trị làm băng hoại những phẩm chất quí báu của ngàn xưa để lại.

41

Với nhân vật người đàn ông và chuyến đi dọc theo đất nước của anh, chúng ta tham dự hội Lim, nơi có “anh hai đi giày tây, chị hai đi giày khủng bố” [28, tr.60], chúng ta lên vùng cao vào chợ văn hoá Bắc Hà, nơi mà những sơn nữ người Mông, người Dao đã biết sỗ sàng đòi tiền khách du lịch mỗi khi khách định chụp ảnh, chúng ta tới Đà Lạt, thành phố ngàn hoa với thác Cam Ly ngày một ít nước, còn rác rưởi thì vứt như thể đó là bãi tập trung rác cho cả khu vực! Theo chân Người đàn ông đưa con sang nước ngoài du học, chúng ta biết đến cảnh những du học sinh con các ông to bà lớn tụ bạ với nhau để chơi đêm, tán chuyện, đánh bài đánh bạc, hút hít chích choác, và

thực hành tiếng Việt đến mức điêu luyện [28, tr.66] trên xứ sở của Anh ngữ!

Anh đã bị thế lực đồng tiền chi phối, điều khiển dù là từ một việc nhỏ nhặt nhất… “Anh phải tự tìm được trên mạng bài về hội họa về sắp đặt về biểu diễn. Mày mò dịch ra tiếng Việt. Copy từng đoạn paste vào bài viết của mình. Bài viết Tây nẳn lên sang hẳn lên…Anh đã thành tác giả. Một nhà lý luận hội họa ngang ngửa với Họa Sĩ Trồng Chuối…” [28, tr.69]

Với hai ông giáo sư khả kính Khoả và Xí, tác giả đưa chúng ta vào lãnh địa của khoa học xã hội nhân văn đương đại, nơi mà khá nhiều giáo sư đầu ngành "mãi mãi dừng lại ở trình độ cử nhân bổ túc công nông. Có thêm cái lanh cái ma cái xảo của cá tính. Có thêm kiến thức tham khảo khoa học xã hội Đông Âu đến những năm 1980" [28, tr.27]. Tóm lại, đó là những ngụy khoa học gia với đầy những cố tật: uyên bác rởm, tham quyền cố vị, lừa bịp người đời và cũng tự huyễn hoặc chính mình. Nhưng điều nguy hiểm là họ lại được một bộ phận đông đảo trong xã hội coi như là những giá trị.

Người ta thường nói về phần con và phần người trong con người. Đã từng có thời, phần con bị che khuất, bị lờ đi, bị coi là xấu xa phải đậy lại. Bây giờ, người ta dễ đồng ý với nhau hơn, phải có phần con mới có phần người, con là một nửa của con người. Mặc dù thế, người ta lại không dễ nhất trí với

42

nhau đâu là con và đâu là người. Hồ Anh Thái đã sử dụng sức mạnh của vẽ biếm họa để lột tả sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức của một số loại người trong xã hội thông qua hệ thống nhân vật trong SBC là săn bắt chuột.

Lợi thế của biếm họa là không cần tranh cãi, người ta vẫn có thể cùng cười nhạo khi thấy cái phần con lớn phình lên và phần người xẹp lép xuống.

Đại gia trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột phất lên một cái là tìm cách thỏa mãn dục vọng của mình theo kiểu đại gia, cất công lập kế hoạch tỉ mỉ thu xếp êm xuôi mấy cô bồ nhí sống cùng khu nhà với mình mà chẳng ai biết ai. Đại gia mua tình bằng tiền và trả rất hào phóng. Khí chất giang hồ kết hợp với khí chất con buôn. Trong các cô bồ nhí của Đại gia có một cô rất đặc biệt - từ cô thôn nữ lành hiền, hồn nhiên đi nhặt nhạnh kim tiêm tránh họa cho dân làng đã hồn nhiên trở thành gái bao của Đại gia. Vì cảm cái ơn ông cho mình ăn học, làm “hoa hậu kim tiêm” và có căn hộ thành phố? Các cô gái tân thời sẽ tha hồ tranh luận: đánh đổi ít năm làm gái bao, dù có là “lối nhỏ vào đời” đi nữa để có một tương lai no đủ hơn thì có gì là xấu? Xấu hay không là tùy ở hệ giá trị của mỗi người, là lựa chọn của mỗi người. Phải vậy không?

Có một ông Cốp thời trai trẻ, thông minh, hoạt bát, hát hay, múa giỏi, cương quyết, có ý chí, say sưa với rừng, dũng cảm bảo vệ rừng - một tấm gương điển hình tiên tiến. Có một ông Cốp leo lên bậc thang danh vọng từ một cán bộ Đoàn, khéo léo gạt bỏ đối thủ bằng thủ đoạn khôn ngoan: “chiến thắng bao giờ cũng thuộc về người biết giữ mồm giữ miệng, không để lộ mình bằng câu nói bằng văn bản”. Thấp thoáng đằng sau cuộc đấu đá ấy là những thế lực có thể nhân danh “bảo vệ uy tín cán bộ”, bảo vệ “đoàn kết nội bộ” để giấu nhẹm đi các đơn thư tố cáo. Không cần điều tra tiền đâu ra mà ông Cốp có được dinh thự ở quê trị giá cả nửa triệu đôla, tiền đâu ông cho con gái lớn đi du học nước ngoài. Không cần biết những khuất lấp đằng sau dự án làm đường, chia lô đất. Có một ông Cốp liên minh với Đại gia làm dự án, một ông

43

Cốp nhập nhằng công tư, theo lời thầy bói gợi ý địa phương xây lại chùa trên nền phế tích, một ông thư ký của Cốp lạnh lùng vô cảm trước những người dân quê đội đơn quỳ xin công lý.

Có một anh chàng Luật sư rất thích đám ma, thích từ bé, thích đến nỗi xử trảm tất cả đám đồ chơi búp bê để làm đám ma thổi kèn mồm. Nếu chỉ thế, chắc cũng chẳng có gì để nói, thiếu gì người có những thói tật kỳ quặc nào đó.

Nhưng đó lại làm nên nét riêng của một bức biếm họa, một kẻ đê tiện, thèm tiền đến bệnh hoạn và đạo đức giả đến mức lợm giọng. Lừa mẹ lấy nhà. Chà đạp mẹ già đến chết rồi bày đặt vẽ chân dung mẹ, làm thơ nhớ mẹ. Đám ma mẹ cũng như những đám ma đồ chơi ngày bé, cũng như đam mê xe, sở thích đếm tiền chỉ để thỏa mãn một thứ dục vọng bệnh hoạn. Lối chơi chữ vui nhộn trong làng Luật mà người kể chuyện làm như tình cờ nói thêm để tổng kết về anh chàng, khi hễ ai trót thề thốt mình là người chân chính thì sẽ bị giễu:

“Chân chính à. Nhưng mà Chính thọt chân. Chân chính đấy

Còn những bức biếm họa khác nữa. Nhà thơ Lửa, một biếm họa trong nghề văn, đố kỵ với bạn viết, lại còn có tật táy máy tắt mắt. Một anh Thư ký thích làm rào giậu, coi mình là cái hàng rào của sếp, sẵn lòng gạt phắt các thư từ khiếu nại đề xuất của công dân. Những bức biếm họa cái to cái bé, cái phác họa vài nét cái hoàn chỉnh chi tiết, mở ra một thế giới người. Xấu xa nhưng làm ra vẻ thanh cao đẹp đẽ. Đáng chê, đáng khinh. Đáng ghét và cả đáng căm giận.

Với Cõi người rung chuông tận thế ba nhân vật Cóc, Bốp, Phũ là những điển hình cho kiểu con người tha hóa với lối sống thác loạn của một bộ phận thanh niên trong xã hội hiện đại.

Ba nhân vật thanh niên trong cõi tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là ba sắc diện khác nhau của một cái ác tinh vi: chúng chỉ chăm chăm chiếm đoạt thể xác của Mai Trừng, với dục vọng của những con đực. Song, về mặt nhân vật,

44

chúng đều là những đứa trẻ cưng của nhân vật Tôi, như thể chúng là con của nhân vật Tôi. Nhân vật Tôi gọi chúng thân thiết: “ba gã trai của tôi, lừng lững ba chàng đẹp trai cao trên dưới thước tám, đầy tràn dục vọng, đầy tràn sức sống”

Với tác phẩm này, lại một vấn đề của con người - nhân loại được đề cập: thiện - ác. Tác giả chọn cách đứng trên cỗ xe của cái ác: gần gũi, tòng phạm, hóa thân của của cái ác... nên đã chỉ ra căn nguyên sâu xa hình thành cái ác (dù mù quáng hay có tính toán). Quả là cái ác vẫn còn đeo đẳng, khó buông tha ai, chúng ta thật đau đớn khi nhìn thấy nhiều bạn trẻ chưa kịp trở thành công dân mà dòng máu ác đã đầy ứ.

Sự cảnh báo nghiêm khắc là cần thiết, bởi nếu cỗ xe chở điều ác còn mù quáng lăn bánh, còn gây ra thù hận chồng chất, thì cuộc sống, nhân loại sẽ rơi vào thảm cảnh. Rung một tiếng chuông cảnh báo, liệu có chậm không?

Người ta giật mình vì sự nuông chiều của phụ huynh, sự quản lý sai lệch của không ít "lò đào tạo con người", sự quan liêu lãnh đạm của một bộ phận xã hội, sự ngừng trệ của tư duy... phải chăng là mảnh đất cho lối sống buông thả, ích kỷ, thực dụng; thả nổi cho lối sống thác loạn, vô hồn, không hoài bão lý tưởng. Trong khi vẫn còn đó những vết thương, di hại của chiến tranh, có chỗ còn sưng tấy nhức nhối mà chưa được khắc phục chữa trị. Thật đáng sợ, nếu đây đó ta nhìn thấy bức tranh cái ác đồng ca.

Hồ Anh Thái thường trăn trở về cuộc sống bằng cái nhìn phân tích sắc sảo. Anh dám nhìn thẳng vào nỗi đau, niềm nhức nhối bủa vây cõi người để gióng lên những tiếng chuông khẩn thiết về sự khô kiệt nhân tính đang có mặt khắp nơi. Chân dung của hiện thực trong văn của ông có nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều giá trị xấu tốt đan cài chứ không đơn điệu. Đó không phải là thứ hiện thực “dẹt”, “phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiều, là hiện thực

“phân mảnh”. Nhưng đằng sau những bi kịch nhân sinh, nhà văn cũng không

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cúa hồ anh thái (LV00920) (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)