Xây dựng nhân vật qua hành động

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cúa hồ anh thái (LV00920) (Trang 66 - 72)

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

3.2. Xây dựng nhân vật qua hành động

Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật.

Ðây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những

66

tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.

Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp với những biểu hiện nội tâm tương ứng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật.

Trong Mười lẻ một đêm, Hồ Anh Thái đã diễn tả chất dị hợm của các nhân vật qua những hành động tiêu biểu không giống ai của nhân vật:

Đó là hành động của bà mẹ nhân vật chị với những lần đò… “Mẹ của chị.

Người đàn bà nay tuổi năm mươi tám nhưng mãi mãi có một trái tim thiếu nữ…Mới cầm tay đôi ba ngày, anh nghiên cứu viên đã bị cô nàng lôi vào phòng thư viện … Anh bốc một quyển sách trên giá, một cử chỉ cho phải phép trong cơn lúng túng, thì đã bị cô nàng đè ghí vào giá sách. Cô hoang dã chẳng cần đến những hành vi rườm rà cho phải phép…” [28, tr.15].Và cứ thế lần này đến lần khác bà lại hoang dã hơn với những người đàn ông khác rồi tuổi xuân của bà trôi qua với năm lần đò.

Đó là chàng họa sỹ Chuối Hột với cách sống và những hành động của mình sau này như đã được ấn định ngày từ khi lọt lòng bằng những hành động của người mẹ: “Người vợ bế con đến hiệu ảnh, chụp cho con một tấm để gửi lên miền Tây cho chồng. Đặt thằng bé nằm lên mặt bàn. Giật hết tã lót ra.

Banh cả hai chân ra cho con chim chĩa thẳng vào ống kính. Cái ảnh khoe chim đầu đời vận cả vào đời. Suốt thời tuổi thơ đi học thì chớ, về đến nhà là thằng bé tụt hết cả quần áo đi ra đi vào. Nhông nhông” [28, tr.5]. Lớn lên thì anh ta có một sở thích là “trồng cây chuối trong tình trạng khỏa thân”. [28, tr.5]

67

“Ở trường Mỹ thuật. có lần đúng giờ học vẽ mà người mẫu nam không đến. Gã sinh viên tót ngay lên cái bục gỗ, tụt hết ra làm mẫu cho cả lớp vẽ.

Đứng ngồi tô hô các tư thế, lại con cười nói đối đáp trêu chọc bạn cùng lớp.

Chẳng có người mẫu nào lại tự nhiên và sinh động bằng…” [28, tr.5]. Khỏa thân là hành động phổ biến và thường thấy của chàng họa sỹ Chuối hột. Hành động ấy chứng tỏ bản năng trong chàng rất tự nhiên không cách gì có thể kiềm chế được. Phải chăng có như vậy thì nó mới thỏa mãn những dục vọng đang bùng cháy trong anh chàng bốn mùa cởi mở này.

Một cặp nhân vật cũng được miêu tả rất dị biệt qua các hành động là cặp giáo sư Một tên Xí và Hai tên Khỏa. Ông Khỏa vốn là chồng thứ năm của Bà mẹ. Ông mắc chứng “chỉ bật lên tiếng cười thôi thì cứ thế cười mãi.

Không sao hãm lại được. Hơ hơ hơ. Mãi. Chập dây thần kinh cười [28, tr.25]. Có lần hướng dẫn luận văn cho một nữ sinh, ông cứ nắm lấy đùi cô. Cô xin phép về. Thầy vẫn nắm đùi cô. Thầy cười, chuỗi cười bất tận. Cô nữ sinh hoảng quá, “Đúng lúc nàng (nhân vật Bà mẹ) về. Nàng chồm lên tát vào mặt chồng một cái. Tịt. Nàng hắt chân con kia ra khỏi tay chồng. Dứt”… [28, tr.26]. Hành động này bóc lộ cái dâm, sự bất lực và cả cái quái đản của nhân vật, chính vì thế mà người ta phải bật cười.

Người đọc khó hình dung nhân vật giáo sư Một là một nhà văn hóa lớn trong Mười lẻ một đêm lại đi đái bậy ở tượng đài – một nơi trang nghiêm để nêu gương các vị anh hùng. Nó như bổ sung thêm cho hình tượng một nhà văn hóa lớn trong mắt quần chúng nhân dân. “Đến lúc ấy ông nhớ ra là mình còn một việc phải làm trước khi đi ba trăm mét nữa về nhà. Về đến nhà rồi phải chui vào toa lét khép kín thì chẳng có không gian thoáng rộng gió thổi mơn man. Mau với chứ vội vàng lên với chứ. Mau lên. Thật may đã nhớ ra.

Ông bước đến ốp vào bệ quần tượng. Thoáng làm sao mát làm sao. Sự sướng sẽ hoàn hảo nếu không phải cái tội đái như tiểu liên tắc cú. Dền dứ chập

68

chừng. Lắt nhắt tắt bật. Nhưng mà vô nhân thập toàn. Dù sao thì mọi danh hiệu không sao làm ta sướng như phút này [28, tr.72]. Mặc dù chỉ một chi tiết rất nhỏ nhưng qua đó tác giả đã làm nổi bật hơn bản chất của một nhà văn hóa lớn, bên ngoài tỏ ra là người có tri thức, có văn hóa nhưng lại có một tật xấu làm ta không thể không kinh ngạc.

Hay hành động ăn cắp cái đĩa sứ trong một bữa tiệc ngoại giao sang trọng của vợ một ông to đã lột tả cái thô lậu không sao gột sạch được trong căn tính các mệnh phụ…

Hành động ghen của ông chồng trong SBC là săn bắt chuột cho thấy sự ích kỷ, nhỏ nhen của nhân vật. “Có vợ mới rồi mà tình cờ thấy bà ngoài đường, ông vẫn vòng xe lại, đuổi theo. Chèn được xe máy của bà vào sát lề đường, nhảy ra khỏi xe té tát, con cá rô đực kia, con đu đủ đực kia, không có việc đứng đắn để làm nữa hay sao mà đàn đúm với bọn nạ dòng. Ghê. Không còn vợ chồng nữa vẫn ghen hậm hực.” [30]

Trong Cõi người rung chuông tận thế hành động của các nhân vật khiến cho người đọc bị ảm ảnh rất nhiều bởi cái ác, sự tha hóa, suy đồi có ở những nhân vật còn rất trẻ.

Trong truyện, Bóp chỉ là một nhân vật phụ. “Chẳng phải ngẫu nhiên nó tên Bắc mà được lũ bạn đặt cho cái tên Tây là Bob. Dạo học ở trường trung cấp Xây dựng, nó yêu một cô bạn cùng lớp. Yêu thắm thiết. Những kẻ ít nói thường có một ngôn ngữ riêng để tự bộc lộ, đó là yêu thắm thiết. Cuồng nộ thì cũng ở mức tột cùng. Hễ khi nào lên cơn giận, hay là ghen, hay là tức, nó lại đuổi con bé người yêu chạy khắp trường. Chạy từ tầng một lên tầng hai. Chạy từ tầng hai lên tầng ba. Đuổi cho kỳ được, bắt cho bằng được, chẳng nói chẳng rằng xông vào bóp cổ….. [27, tr.16]

Hắn là người kiệm lời, ít nói. Nhưng ẩn sau vẻ thô kệch và ngù ngờ đó là một thế giới riêng rất kỳ quặc. Hắn có khoái cảm kỳ lạ trong việc bóp cổ ai

69

hoặc một con vật nào đấy. Đúng lúc con thú chết vì nghẹt thở, là lúc hắn lên cơn cực khoái. Hắn giải tỏa sinh lý mình bằng cách đó, và không đàn bà”

[27, tr.17]

Còn Phũ, “nó là kẻ mải mê sưu tầm thứ đồ thầm lặng này. Lũ con gái không cưỡng được sự hùng hổ chiếm đoạt thân xác thì cũng không cưỡng được sự cướp đoạt cái thứ đồ nhỏ nhoi kia, cuối cùng đành chia tay với sự trống vắng từ thắt lưng trở xuống... Thứ kiến thức giáo dục giới tính tôi truyền cho từ năm nó mười bốn tuổi đủ cho Phũ sống phóng đãng mà không một lần để lại hậu quả. …Trong một quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông, ông mãnh này đã sống bằng cuộc đời của 101 người đàn ông đạo đức suốt đời chỉ biết có một người đàn bà” [27, tr.33]

Chi tiết “ác dâm” là điều ít thấy trong văn học Việt Nam. Nó được đưa vào tiểu thuyết như minh chứng của một dạng hỏng hóc của con người trong xã hội hiện đại. Những hỏng hóc đó đến từ nhiều nguyên do, và nó chỉ bộc lộ tại những nơi bản năng nhất của con người.

Trong một chương Tôi, nhà nghiên cứu Ấn Độ học - người kể chuyện xưng Tôi - đã cho biết thêm một chi tiết hành động khá lạ lùng về nàng Savitri - hướng dẫn viên du lịch trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi: cô luôn bật cười khanh khách mỗi khi chuẩn bị bước vào cuộc giao hoan với đàn ông.

Không nén được. Vì khả năng nhìn xuyên qua bóng tối khiến cái trần trụi lố bịch và sự khiếm khuyết của bạn tình cứ đập vào mắt cô. Cô không muốn cười mà tiếng cười vẫn cứ bật ra, như dội một gáo nước lạnh dập tắt cái dục vọng đùng đùng của đám đàn ông, cuộc giao hoan bất thành. Tôi cho rằng, đây không phải là chi tiết nhằm cá biệt hoá nhân vật. Cái sự bật cười không đúng lúc này có lẽ là một thứ án phạt khiến cho Savitri phải trở thành Nữ thần Đồng Trinh vĩnh viễn (dù cô đã bị truất ngôi), khiến cho cô không bao giờ được biết đến một trong tứ khoái của người đời. Nếu liên hệ với tiền kiếp của

70

cô - nàng công chúa Savitri luôn khao khát và hầu như luôn thoả mãn với lạc thú thân xác - có thể nói, ở đây chúng ta đang chứng kiến kết quả vận hành của Nghiệp, của quy luật nhân quả tương tục trên các kiếp của một chúng sinh chưa được giải thoát.

Còn đây là hành động của viên phó đội: “Đích thân viên phó đội cầm đầu hai tiểu đội áp giải. Y và một tên lính ngồi cùng xe ngựa với hai kẻ bị bắt.

Juhi và ta bị trói giật cánh khuỷu. Chúng ta ngồi trên một băng ghế. Viên phó đội và tên lính ngồi băng đối diện. Hơi thở của viên phó đội rất hôi. Một thứ mùi bùn ở chỗ cống rãnh lưu cữu không được nạo vét. Y cứ vươn người sang, sà vào sát mặt chúng ta mà gợi chuyện. Nói một câu lại véo một cái vào ngực ta. Nói một câu lại véo một cái vào ngực Juhi. Mồm y không yên. Tay y không yên.

- Sao nữ nhi mà gan to tày đình vậy hả nàng? Ăn cắp ấn tín của vua, tội chém đầu đấy. Có muốn thì huynh đây sẽ giúp, huynh sẽ đưa nàng lên thiên đường trước, nàng chịu tội sau.

Y nói và lại vuốt ve ngực ta. Mùi nước cống.

- Tòng phạm với kẻ trọng tội cũng phải chịu chém đầu. Ta thương cho tấm thân ngọc ngà của nàng quá chừng.

Y nói và vuốt ve ngực Juhi. Lại mùi nước cống [29]

Sự miêu tả những cử chỉ thô lỗ, trơ trẽn, lố bịch, tha hóa đã cho độc giả có được sự hình dung khá rõ về nhân vật này.

Hay hành động của giáo sư Một “nhà văn hóa lớn đang vục đầu vào ăn.

Nhai chòm chọp, chèm, chẹp (…) Cả một vùng bán kính một mét quanh chỗ

71

ông ngồi, món ăn đã bị cày bừa lật gạt bốc bài ngổn ngang [28, tr.60]. Những nét điểm qua không bàn luận nhưng thể hiện rõ sự châm biến sâu sắc.

Như vậy , chỉ bằng một hai câu mà tác giả có thể bao quát, khái quát được đầy đủ tính cách nhân vật. Ở thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động, người đọc có thể ,nhận thấy Hồ Anh Thái rất gần với Nguyễn Khải, nhà văn có thể “đi guốc vào bụng”, “lật áo nhân vật” một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cúa hồ anh thái (LV00920) (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)