Du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 52)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Du lịch cộng đồng tại Việt Nam

Việt Nam có rất nhiều các điểm tham quan nổi tiếng mang tầm quốc gia và quốc tế, vì thế du khách đến với Việt Nam sẽ đƣợc ngắm nhìn các điểm du lịch tự nhiên và tìm hiểu các nét đẹp văn hóa tại các điểm du lịch nhân văn vô cùng độc đáo mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng đƣợc thiên nhiên ban tặng các điểm tài nguyên tự nhiên và nhân văn của Viêt Nam có thể kể đến như: SaPa, Vịnh Hạ Long, du lịch sông nước miền Tây, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây Nguyên…

Ngoài ra Việt Nam còn có các điểm DLCĐ nổi tiếng nhƣ:

1.2.1.1 Sa Pa (Lào Cai)

Tại thôn nhỏ Tà Van Giáy nằm lưng chửng thung lũng Mường Hoa, với 40 hộ dân thì tất cả đều lấy nhà mình “làm du lịch”, theo mô hình “ du lịch cộng đồng”. Những ngôi nhà ở đây là những ngôi nhà truyền thống của dân tộc Giáy, trước đây gia đình sinh sống nhưng khi khách có nhu cầu thì các gia đình đã sẵn sàng đón họ vào ăn ở cùng. Đặc biệt, các ngôi nhà ở đây đƣợc làm nên từ gỗ pơ mu, nên giá trị của mỗi ngôi nhà lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ở Sa Pa mô hình DLCĐ còn đặc biệt hấp dẫn khách du lịch bởi những ngôi nhà nơi đây chủ yếu làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên giữ núi rừng, hòa trong khung cảnh bình yên của thung lũng Mường Hoa thơ mộng và đại ngàn dãy Hoàng Liên Sơn xanh thẳm.

Ngoài món ăn thôn bản mà du khách được thưởng thức, ban đêm chủ nhà cũng tổ chức đốt lửa, thực hiện các màn múa quạt, nhảy sạp, thổi kèn phục vụ. Chỉ một đêm với dịch vụ DLCĐ tại Sa Pa là bạn sẽ đƣợc khám phá phong tục, hòa mình vào cuộc sống cộng đồng, được tắm lá thuốc và thưởng thức ẩm thực truyền thống của người dân bản địa,…

1.2.1.2 Bản Lác (Mai Châu - Hòa Bình)

Loại hình DLCĐ đang rất đƣợc ƣa chuộng, đặc biệt là với du khách quốc tế và Bản Lác - Mai Châu cũng chính là một trong những địa điểm lý tưởng cho loại hình du lịch này. 5 năm trở lại đây, cái tên Mai Châu được nhắc tới khá nhiều trong các chương trình du lịch về với cộng đồng dân tộc thiểu số miền Tây Bắc chỉ sau Sapa.

Hiện tại Bản Lác có 74/112 hộ đăng ký làm DLCĐ với các dịch vụ:

Ngủ nhà sàn, ăn cơm lam, xem biểu diễn văn nghệ dân tộc Thái và đốt lửa trại giao lưu, đi thăm nhà sàn và cả đi rừng tìm đến những hang đá người dân tộc hằng tôn kính.

Nét đặc trưng rất riêng của người dân ở đây như bếp lửa thiêng liêng chính giữa nhà sàn - nơi gia đình và khách khứa quần tụ bên nhau nay nhường chỗ cho khách nằm nghỉ.

1.2.1.3 Quảng Ninh

So với các tỉnh, thành phố khác, Quảng Ninh hội đủ các yếu tố để khai thác DLCĐ, do nơi đây là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, có các làng nghề truyền thống nhƣ làng nghề đan tre Hƣng Học (Yên Hƣng), làng nghề gốm sứ, làng trồng rau ở Đông Triều. Đặc biệt Quảng Ninh còn có Vịnh Hạ Long với những các làng chài thuỷ cƣ mang đậm nét văn hoá đặc trƣng Hạ Long… Cách đây một, hai năm, các cán bộ Trung tâm Bảo tồn văn hoá biển (Ban Quản lý Vịnh Hạ Long) đã có ý tưởng phát triển DLCĐ ở làng chài Cửa Vạn. Theo đó, du khách tới đây sẽ ba cùng với người dân như cùng ăn, cùng ngủ và tham gia đánh lưới, thả lờ trên Vịnh.

DLCĐ ở Quảng Ninh nói chung và làng chài Cửa Vạn nói riêng nhìn chung vẫn còn là một dịch vụ khá mới mẻ so với những địa danh nhƣ Sapa hay Mai Châu. Tuy nhiên, với những thế mạnh du lịch vốn có, Quảng Ninh vẫn hứa hẹn sẽ là “miền đất hứa” cho những vị khách du lịch yêu thích trải nghiệm và ham khám phá.

1.2.1.4 Quảng Bình

Khu vườn nhà xanh mát yên tĩnh nằm dưới chân núi đá vôi và khuất nẻo cuối con đường băng qua giữa cánh đồng xanh cỏ ngày mưa, hứa hẹn những điều thú vị cho mô hình DLCĐ tại thôn Chày Lập (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Chày Lập là điểm DLCĐ đầu tiên đƣợc mở thí điểm mới từ đầu năm 2009, đến nay đã có một số đoàn du khách Tây đến đây lưu trú. Hiện đang có nhiều công ty du lịch cũng đã đƣa điểm DLCĐ này vào tour giới thiệu với du khách nước ngoài.

Tuyến DLCĐ tại thôn Chày Lập (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) do Chương trình lương thực vì sự tiến bộ của Quảng Bình và tổ chức Counterpart International Vietnam cùng đối tác là UBND huyện Bố Trạch đƣa vào hoạt động từ tháng 2-2009 (thông qua gói tài trợ 97.000 USD của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

1.2.1.5 Phố Cổ Hội An

Hội An ngày nay đang ngày càng đƣợc nhiều du khách quan tâm lựa chọn vì vẻ mới mẻ và dân dã của nó. Chỉ trong một khoảng thời gian DLCĐ ngắn ngủi, du khách vừa có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp của di sản văn hóa thế giới, vừa có thể hiểu thêm về nếp ăn ở, sinh hoạt cũng nhƣ nét văn hóa của cư dân Hội An. Đi chợ, nấu ăn và cùng thưởng thức các món ăn truyền thống là một phần trải nghiệm thú vị với DLCĐ ở Hội An.

1.2.1.6 Đồng bằng sông Cửu Long

Ở Việt Nam, DLCĐ gần đây cũng phát triển khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Một số tour du lịch đã trở thành thương hiệu của du lịch miệt vườn như chương trình “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre),

“Một ngày làm nông dân”, ở huyện Cái Bè (Vĩnh Long) hay “Bike Tour” ở TP Cần Thơ. Tại tỉnh Vĩnh Long, năm 2010, với hình thức “Tây ở nhà ta”, số lƣợng khách nghỉ đêm tại các điểm DLCĐ đã chiếm hơn 40% tổng số khách quốc tế đến với tỉnh này….[6].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch cộng đồng xã quỳnh sơn, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)